“Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70: ‘Có Giá Trị … Hơn Của Cải của Toàn Thể Thế Gian,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021
Ngày 21–27 tháng Sáu
Giáo Lý và Giao Ước 67–70
“Có Giá Trị … Hơn Của Cải của Toàn Thể Thế Gian”
Mặc dù nhiều điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước đề cập đến những người cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể, nhưng những điều mặc khải này vẫn “có ích cho tất cả mọi người” (“Chứng Ngôn của Mười Hai Vị Sứ Đồ về Sự Xác Thật của Sách Giáo Lý và Giao Ước,” Lời giới thiệu Giáo Lý và Giao Ước). Trong khi anh chị em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lẽ thật và nguyên tắc mà có ích cho mình.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Từ năm 1828 đến năm 1831, Tiên Tri Joseph Smith đã nhận được nhiều điều mặc khải từ Chúa, kể cả lời khuyên dạy thiêng liêng dành cho các cá nhân, những chỉ thị về việc điều khiển Giáo Hội, và những khải tượng đầy soi dẫn về những ngày sau. Nhưng nhiều Thánh Hữu đã không đọc những điều mặc khải này. Những điều mặc khải chưa được xuất bản, và chỉ có một số ít bản sao viết tay trên các tờ giấy rời được phát cho các tín hữu và được những người truyền giáo mang theo.
Rồi, vào tháng Mười Một năm 1831, Joseph kêu gọi một hội đồng gồm các lãnh đạo Giáo Hội để thảo luận về việc phát hành những điều mặc khải. Sau khi tìm kiếm ý muốn của Chúa, những vị lãnh đạo này lập kế hoạch xuất bản Sách Giáo Lệnh—tiền thân của sách Giáo Lý và Giao Ước ngày nay. Chẳng mấy chốc, mọi người sẽ có thể tự mình đọc được lời của Thượng Đế mặc khải qua một vị tiên tri tại thế, một bằng chứng rõ ràng rằng “những chìa khóa về những điều kín nhiệm trong vương quốc của Đấng Cứu Rỗi chúng ta lại được giao phó cho loài người.” Bởi những lý do này và nhiều lý do khác, Các Thánh Hữu thời đó và bây giờ xem những điều mặc khải này là “có giá trị … hơn của cải của cả thế gian” (Giáo Lý và Giao Ước 70, phần tiêu đề tiết).
Xin xem Saints, 1:140–143.
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân
Giáo Lý và Giao Ước 67:1–9; 68:3–6
Thượng Đế hỗ trợ các tôi tớ Ngài và những lời họ nói trong danh Ngài.
Quyết định xuất bản những điều mặc khải mà Joseph Smith nhận được dường như là một quyết định dễ dàng, nhưng một vài vị lãnh đạo Giáo Hội thời kỳ đầu đã không chắc đó có phải là một ý kiến hay. Một mối lo ngại là sự không hoàn hảo trong ngôn ngữ mà Joseph Smith dùng để viết những điều mặc khải. Điều mặc khải trong tiết 67 đến để giải đáp mối bận tâm đó. Anh chị em học được điều gì về các vị tiên tri và sự mặc khải từ các câu 1–9? Anh chị em đạt được thêm sự hiểu biết sâu sắc nào từ 68:3–6?
Trước khi Sách Giáo Lệnh được in ra, một vài vị lãnh đạo Giáo Hội đã ký vào một văn bản làm chứng rằng những điều mặc khải trong sách đó là chân thật. Để đọc chứng ngôn của họ, xin xem “Testimony, circa 2 November 1831,” Revelation Book 1, trang 121, josephsmithpapers.org.
Sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh phản ánh ý muốn của Chúa.
Những lời trong các câu thánh thư này phán ra khi Orson Hyde và những người khác được kêu gọi “bởi Thánh Linh của Thượng Đế hằng sống, để rao truyền phúc âm vĩnh viễn, từ dân tộc này đến dân tộc kia, từ vùng đất này đến vùng đất khác” (câu 1). Làm thế nào lời tuyên bố trong câu 4 giúp người nào đó đang được gửi đi rao truyền phúc âm? Những lời này áp dụng cho anh chị em như thế nào? Hãy nghĩ về lúc mà anh chị em “được Đức Thánh Linh tác động” (câu 3) để nói hay làm điều gì đó. Anh chị em tìm thấy điều gì trong các câu này mà có thể cho anh chị em sự tin tưởng để làm theo những thúc giục thuộc linh?
Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ con cái họ.
Chị Joy D. Jones, Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nhi, đã dạy: “[Một chìa khóa] để giúp con cái trở nên có khả năng chống lại tội lỗi là bắt đầu từ lúc tuổi còn rất nhỏ giảng dạy cho chúng một cách nhân từ các giáo lý và nguyên tắc phúc âm cơ bản—từ thánh thư, Những Tín Điều, quyển sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, các bài hát Thiếu Nhi, các bài thánh ca và chứng ngôn cá nhân của chúng ta—mà sẽ dẫn dắt con cái đến với Đấng Cứu Rỗi” (“Một Thế Hệ Có Thể Chống Lại Tội Lỗi,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 88).
Theo như Giáo Lý và Giao Ước 68:25–28, Chị Jones đã nói đến một số “giáo lý phúc âm cơ bản” nào mà cha mẹ nên dạy con cái? Tại sao trách nhiệm quan trọng này được giao cho cha mẹ? Anh chị em sẽ nói gì với một người cha hoặc mẹ mà không cảm thấy đủ khả năng để dạy những điều này cho con cái người đó?
Xin xem thêm Tad R. Callister, “Các Bậc Cha Mẹ: Những Người Giảng Dạy Phúc Âm Chính của Con Cái Họ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 32–34.
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
-
Giáo Lý và Giao Ước 67:10–14.Làm thế nào tính ganh tỵ, sợ hãi, và kiêu ngạo ngăn cản không cho chúng ta tiến triển đến gần Chúa hơn? Tại sao một “người thiên nhiên” không thể ở trong sự hiện diện của Chúa? (câu 12; xin xem thêm Mô Si A 3:19). Chúng ta tìm được điều gì trong các câu thánh thư này mà soi dẫn cho chúng ta “tiếp tục kiên nhẫn cho đến khi nào [chúng ta] được toàn hảo”? (câu 13).
Cùng gia đình mình, anh chị em cũng có thể ôn lại sứ điệp của Anh Cả Jeffrey R. Holland,“Thế Thì Cuối Cùng—Các Ngươi Hãy Nên Trọn Vẹn”(Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 40–42).
-
Giáo Lý và Giao Ước 68:3–4.Mọi người trong gia đình có thể chia sẻ các kinh nghiệm mà đã củng cố đức tin của họ rằng những lời của các tôi tớ Chúa là “ý muốn của Chúa,” “tâm thần của Chúa,” và “quyền năng của Thượng Đế cho sự cứu rỗi” (câu 4). Hoặc họ có thể tìm các sứ điệp đại hội trung ương gần đây mà áp dụng cho một thử thách mà gia đình anh chị em đang đối mặt.
-
Giáo Lý và Giao Ước 68:25–35.Trong những câu thánh thư này có lời khuyên dạy quan trọng dành cho “những dân cư trong Si Ôn” (câu 26). Chúng ta được soi dẫn để cải thiện điều gì sau khi đọc những câu thánh thư này? Gia đình có thể sẽ rất vui khi vẽ các bức tranh mô tả một vài nguyên tắc trong các câu thánh thư này và giấu chúng khắp nhà. Rồi, trong những ngày tới, khi một ai đó tìm được một bức tranh, anh chị em có thể sử dụng nó làm cơ hội để dạy về nguyên tắc đó. Tại sao mái gia đình là nơi tốt nhất để cho con cái học những điều này?
-
Giáo Lý và Giao Ước 69:1–2.Oliver Cowdery đã được gửi đi Missouri để xuất bản các bản sao viết những điều mặc khải của Vị Tiên Tri, cùng với tiền để giúp xây dựng Giáo Hội ở đó. Chúa đã đưa ra lời khuyên dạy nào trong câu 1 về chuyến hành trình của Oliver? Tại sao là điều quan trọng để đi cùng với những người “chân thật và trung thành”? (câu 1). Khi nào bạn bè ảnh hưởng đến việc chúng ta đưa ra những quyết định tốt hoặc xấu? Làm thế nào chúng ta có thể là một ảnh hưởng tốt lành đến những người khác?
-
Giáo Lý và Giao Ước 70:1–4.Chúa đã giao phó trách nhiệm cho một số anh cả nhất định trong việc trông coi việc xuất bản các điều mặc khải. Mặc dù chúng ta không có trách nhiệm cụ thể đó, theo nghĩa nào chúng ta có thể được xem là “những người quản lý những điều mặc khải và những giáo lệnh”? (câu 3).
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.
Bài hát gợi ý: “Giờ Có Mến Yêu Trong Nhà Tôi,” Hymns, số 294.