Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75: “Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để Chống Lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả”


“Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75: ‘Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để Chống Lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Chúa Giê Su với con cừu

Dear to the Heart of the Shepherd (Tấm Lòng Yêu Mến của Đấng Chăn Lành), tranh do Simon Dewey họa

Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy

Giáo Lý và Giao Ước 71–75

″Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để Chống Lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả”

Anh Cả Quentin L. Cook đã dạy, “ảnh hưởng của Đức Thánh Linh phần lớn gắn liền với việc học thánh thư riêng cá nhân và cầu nguyện trong gia đình” (“Sự Cải Đạo Sâu Đậm và Lâu Dài theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 10).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Kể từ khi còn là một cậu bé, Joseph Smith đã đối mặt với những người chỉ trích mình—kể cả những kẻ thù—khi ông cố gắng làm công việc của Thượng Đế. Nhưng mọi việc đặc biệt trở nên buồn bã hơn vào cuối năm 1831 khi Ezra Booth bắt đầu công khai chỉ trích Giáo Hội, bởi vì trong trường hợp này người chỉ trích lại là một tín hữu cũ. Ezra đã thấy Joseph sử dụng quyền năng của Thượng Đế để chữa lành một người phụ nữ. Ông ta đã được mời đi cùng Joseph trong chuyến khảo sát đầu tiên đến vùng đất của thành phố Si Ôn tại Missouri. Nhưng kể từ đó ông ta đã mất đức tin của mình, và trong nỗ lực để làm mất uy tín của Vị Tiên Tri, ông ta đã xuất bản một loạt các lá thư trên một tờ báo ở Ohio. Và các nỗ lực của ông ta dường như có hiệu quả: “những cảm nghĩ không thân thiện … đã phát triển chống lại Giáo Hội” trong vùng đó (Giáo Lý và Giao Ước 71, phần tiêu đề tiết). Những tín đồ nên làm gì trong trường hợp như thế? Trong khi không có một câu trả lời đúng cho mọi tình huống, dường như khá thường xuyên—kể cả trong trường hợp này vào năm 1831—một phần câu trả lời của Chúa là để bênh vực lẽ thật và chỉnh đốn những điều sai lầm bằng cách “rao truyền phúc âm” (câu 1). Đúng vậy, công việc của Chúa sẽ luôn luôn bị người khác chỉ trích, nhưng đến cuối cùng, “chẳng một vũ khí nào được dùng để chống lại [công việc đó] mà sẽ hiệu quả” (câu 9).

Xin xem “Ezra Booth and Isaac Morley,” Revelations in Context, trang 134.

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 71

Chúa sẽ đánh bại những kẻ chỉ trích công việc Ngài vào kỳ định của riêng Ngài.

Chúng ta có lẽ lo lắng khi nghe người ta chỉ trích hoặc chế nhạo Giáo Hội hoặc các vị lãnh đạo của Giáo Hội, đặc biệt khi chúng ta e sợ những người chúng ta quen biết và yêu thương sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chỉ trích đó. Khi một điều tương tự xảy ra tại Ohio vào năm 1831 (xin xem phần tiêu đề tiết của Giáo Lý và Giao Ước 71), sứ điệp của Chúa dành cho Joseph Smith và Sidney Rigdon là một sứ điệp về đức tin, không phải nỗi sợ hãi. Trong khi học Giáo Lý và Giao Ước 71, anh chị em tìm thấy điều gì giúp xây đắp đức tin của anh chị em nơi Chúa và công việc Ngài? Điều gì gây ấn tượng với anh chị em về chỉ thị mà Chúa đã ban cho các tôi tớ Ngài trong tình huống này?

Xin xem thêm Robert D. Hales, “Sự Can Đảm của Ky Tô Hữu: Cái Giá để Làm Môn Đồ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 72–75.

Giáo Lý và Giao Ước 72

Các giám trợ là những người chăm lo cho các công việc về mặt thuộc linh và thế tục trong vương quốc của Chúa.

Khi Newel K. Whitney được kêu gọi để phục vụ với tư cách là giám trợ thứ hai của Giáo Hội, các bổn phận của ông thì khác biệt một chút so với các bổn phậnn của giám trợ ngày nay. Ví dụ, Giám Trợ Whitney phải quản lý phần tài sản dâng hiến và việc cấp phép để định cư tại Missouri, trên khu đất Si Ôn. Nhưng khi anh chị em đọc về sự kêu gọi và các bổn phận của ông trong Giáo Lý và Giao Ước 72, anh chị em có thể để ý thấy một vài mối liên kết với những gì các vị giám trợ làm ngày nay—chí ít là trong mục đích của các bổn phận của họ, mà chưa kể đến những điều cụ thể. Ví dụ, theo những phương diện nào mà anh chị em “báo cáo” cho vị giám trợ của mình? (câu 5). Vị giám trợ của anh chị em “giữ nhà kho của Chúa” và quản lý những của dâng hiến của các tín hữu tiểu giáo khu theo những ý nghĩa nào? (xin xem các câu 10, 12). Một vị giám trợ giúp đỡ anh chị em bằng cách nào?

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Giám Trợ, Giám Mục,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

thùng và túi đựng thức ăn

Newel K. Whitney đã quản lý nhà kho của các giám trợ.

Giáo Lý và Giao Ước 73

Tôi có thể tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ phúc âm.

Sau khi Joseph Smith và Sidney Rigdon quay trở về từ công việc truyền giáo thuyết giảng ngắn ngủi của họ để sữa chữa những tổn thất mà Ezra Booth đã gây ra (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 71), Chúa đã phán bảo họ quay lại công việc phiên dịch Kinh Thánh (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Bản Dịch Joseph Smith”). Nhưng Ngài cũng muốn họ tiếp tục thuyết giảng phúc âm. Trong khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 73, hãy xem xét cách anh chị em có thể làm cho việc thuyết giảng phúc âm trở thành một việc liên tục, “có thể [làm được]” (câu 4)—hoặc mang tính thực tế—trong cuộc sống của anh chị em giữa các trách nhiệm khác của mình.

Giáo Lý và Giao Ước 75:1–12

Chúa ban phước cho những người trung tín rao truyền phúc âm của Ngài.

Để đáp ứng lại lệnh truyền “các ngươi hãy ra đi khắp thế gian” để thuyết giảng phúc âm (Giáo Lý và Giao Ước 68:8), nhiều anh cả trung tín đã tìm thêm thông tin về cách Chúa muốn họ làm tròn lệnh truyền này. Anh chị em tìm thấy những từ và cụm từ nào trong Giáo Lý và Giao Ước 75:1–12 mà giúp anh chị em hiểu cách thức hữu hiệu để thuyết giảng phúc âm? Chúa hứa các phước lành nào với những người truyền giáo trung tín? Hãy suy ngẫm cách mà những lời chỉ dẫn và các phước lành này áp dụng cho anh chị em khi chia sẻ phúc âm.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 71.Joseph Smith và Sidney Rigdon đã được yêu cầu làm gì khi những người khác chỉ trích Giáo Hội và các vị lãnh đạo của Giáo Hội? Làm thế nào chúng ta “chuẩn bị con đường” cho người ta tiếp nhận những sự mặc khải của Thượng Đế? (Giáo Lý và Giao Ước 71:4).

Giáo Lý và Giao Ước 72:2.Các vị giám trợ đã ban phước cho gia đình chúng ta như thế nào? Vị giám trợ của chúng ta đã yêu cầu chúng ta làm gì, và làm thế nào chúng ta có thể tán trợ ông ấy? Có lẽ gia đình anh chị em có thể làm một tấm thiệp cảm ơn vị giám trợ của mình cho sự phục vụ của ông.

Giáo Lý và Giao Ước 73:3–4.Gia đình của anh chị em sẽ được lợi ích khi học về Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith không? (Xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Bản Dịch Joseph Smith”). Anh chị em có thể khám phá một vài đoạn thánh thư mà đã được hiệu chỉnh trong Bản Dịch Joseph Smith và thảo luận các lẽ thật quý báu mà Chúa đã mặc khải qua Vị Tiên Tri. Để có một vài ví dụ, xin xem Bản Dịch Joseph Smith Sáng Thế Ký 14:25–40Sáng Thế Ký 50:24–38 trong phần phụ lục Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Giáo Lý và Giao Ước 74:7.Câu này dạy chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và các trẻ nhỏ?

Giáo Lý và Giao Ước 75:3–5, 13, 16.Anh chị em có thể giúp gia đình mình hiểu cách Chúa muốn chúng ta phục vụ Ngài bằng cách nói về sự khác biệt giữa “biếng nhác” và “lao nhọc với hết sức lực của mình.” Có lẽ anh chị em có thể chọn một số công việc nhà và mời mọi người trong gia đình minh họa cách làm những việc ấy theo kiểu biếng nhác và rồi với hết sức lực của họ. Làm thế nào chúng ta có thể phục vụ Chúa với hết sức lực của mình? Theo như Giáo Lý và Giao Ước 75:3–5, 13, 16, Ngài đã hứa điều gì với các tôi tớ trung tín của Ngài?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Nào Cùng Nhau Bước Mạnh,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 10.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy tìm kiếm những từ và cụm từ đầy soi dẫn. Khi anh chị em đọc, Thánh Linh có thể làm anh chị em chú ý đến những từ hoặc cụm từ nhất định. Hãy cân nhắc ghi chép những từ hoặc cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 71–75 mà soi dẫn anh chị em.

người thiếu niên với người lãnh đạo Chức tư tế

Hình minh họa người thiếu niên với người lãnh đạo chức tư tế cho D. Keith Larson thực hiện