Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75: “Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để chống lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả”


“Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75: ‘Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để chống lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
Chúa Giê Su cùng với đàn chiên

Dear to the Heart of the Shepherd (Tấm Lòng Yêu Mến của Đấng Chăn Lành), tranh do Simon Dewey họa

Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy

Giáo Lý và Giao Ước 71–75

“Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để chống lại Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả”

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể học hỏi được nhiều điều trong lớp, nhưng chúng sẽ học được nhiều hơn nữa nếu phát triển thói quen học thánh thư ở nhà. Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể khuyến khích và hỗ trợ việc học hỏi phúc âm ở nhà.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em ngồi thành một vòng tròn trên sàn nhà và lăn một quả bóng tới một em. Yêu cầu em đó chia sẻ một điều về phúc âm em ấy học được mới gần đây ở nhà hoặc trong Hội Thiếu Nhi. Rồi mời em đó lăn quả bóng tới một em khác. Lặp lại cho đến khi mỗi em đều đã có cơ hội để chia sẻ một điều gì đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 72:2, 10

Chúa đã kêu gọi một vị giám trợ để giúp đỡ tôi.

Các em nhỏ tuổi có thể không biết nhiều về điều mà vị giám trợ của các em làm để phục vụ chúng và các tín hữu khác trong tiểu giáo khu. Anh chị em có thể giúp chúng biết ơn sự phục vụ của vị giám trợ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mang đến lớp những vật tượng trưng cho các trách nhiệm của một vị giám trợ, chẳng hạn như phiếu đóng tiền thập phân, thánh thư, hoặc một bức hình của vị giám trợ đang khuyên dạy (xin xem bức hình ở cuối đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Đọc to Giáo Lý và Giao Ước 72:2 và giải thích rằng Chúa đã kêu gọi một vị giám trợ để giúp đỡ chúng ta. Sử dụng những vật mà anh chị em mang theo để giúp các em hiểu một số điều mà vị giám trợ làm để phục vụ cho tiểu giáo khu.

  • Đưa các em đi bộ đến văn phòng của vị giám trợ (anh chị em có thể muốn phối hợp với những giảng viên khác để làm việc này). Miêu tả cho các em một số tình huống mà chúng có thể gặp vị giám trợ trong văn phòng của ông (chẳng hạn như trong một cuộc phỏng vấn báp têm hoặc buổi họp giải quyết tiền thập phân). Nói cho các em biết anh chị em đã được ban phước như thế nào nhờ sự phục vụ của vị giám trợ.

  • Giúp các em làm những tấm thiệp để trao cho vị giám trợ, nhằm cảm ơn ông về những điều ông làm để giúp đỡ công việc của Chúa.

Giáo Lý và Giao Ước 75:3

Tôi có thể dâng cho Chúa những nỗ lực tốt nhất của mình.

Ngay cả khi còn nhỏ, các trẻ em có thể tìm thấy niềm vui khi cố gắng hết mình để tuân giữ các lệnh truyền của Chúa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời mỗi em thay phiên nhau đóng diễn cách mà chúng sẽ thực hiện một hành động để phục vụ, chẳng hạn như việc dọn dẹp một căn phòng trong nhà thờ hoặc rửa chén bát ở nhà. Đọc to Giáo Lý và Giao Ước 75:3 và yêu cầu các em cho thấy cách mà chúng làm điều đó một cách lười biếng khi anh chị em nói “cũng đừng biếng nhác” và cho thấy cách chúng làm điều đó một cách chăm chỉ khi anh chị em nói “mà phải lao nhọc với hết sức lực của mình.” Tại sao là điều quan trọng rằng chúng ta phải làm hết sức mình khi phục vụ Chúa?

  • Chia sẻ với các em về những câu chuyện do Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf kể về công việc trong “Hai Nguyên Tắc dành cho Bất Cứ Hệ Thống Kinh Tế Nào” (Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 55–58). Chúng ta cảm thấy như thế nào khi biết rằng chúng ta đã làm hết sức mình?

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự làm việc. Giúp các em nghĩ ra những hành động để đi cùng với lời bài hát.

    Hình Ảnh
    thùng và bao tải đựng thức ăn

    Các tín hữu Giáo Hội thời kỳ đầu đôi khi đã dâng hiến thực phẩm cho Giáo Hội để giúp đỡ người khác.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 71

Tôi có thể bênh vực cho lẽ thật bằng việc chia sẻ chứng ngôn của mình.

Chúa không kỳ vọng ở các trẻ nhỏ để ứng phó với những người chỉ trích Giáo Hội như Ngài đã kêu gọi Joseph Smith và Sidney Rigdon phải làm. Nhưng anh chị em có thể giúp các em hiểu rằng chứng ngôn đơn giản về lẽ thật của chúng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng tiêu đề tiết của Giáo Lý và Giao Ước 71 hoặc “Chương 25: Joseph Smith và Sidney Rigdon Đi Truyền Giáo” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 96) để dạy các em biết về những hoàn cảnh mang đến sự soi dẫn cho tiết 71. Đọc cùng các em Giáo Lý và Giao Ước 71:1 và giúp chúng tìm kiếm điều mà Chúa muốn Joseph và Sidney phải làm để xoa dịu “những cảm nghĩ không thân thiện” mà mọi người cảm thấy về Giáo Hội (tiêu đề tiết). Ngài đã phán rằng điều gì sẽ được ban cho để giúp đỡ họ? Làm thế nào chúng ta có thể trở nên giống như Joseph và Sidney?

  • Mời các em thực tập theo từng cặp cách chia sẻ với người khác những điều chúng biết về Giáo Hội. Ví dụ, chúng có thể chia sẻ một chứng ngôn đơn giản hoặc chia sẻ một trong Những Tín Điều.

Giáo Lý và Giao Ước 72:8

Chúa kêu gọi vị giám trợ để giúp thực hiện công việc của Ngài.

Một vị giám trợ có thể có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến cuộc sống của một người trẻ tuổi. Anh chị em có thể làm gì để giúp các em nhận ra rằng vị giám trợ là một người đại diện cho Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giải thích rằng vào năm 1831, Chúa đã kêu gọi vị giám trợ của Giáo Hội, Edward Partridge, để hành trình từ Kirtland, Ohio để trở thành vị giám trợ tại Independence, Missouri (xin xem “Chương 17: Các Vị Giám Trợ Đầu Tiên của Giáo Hội,” Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 64–66). Cùng đọc với các em Giáo Lý và Giao Ước 72:8 và yêu cầu chúng lắng nghe xem Chúa đã kêu gọi ai để phục vụ với tư cách là vị giám trợ mới tại Kirtland. Tại sao Chúa kêu gọi những vị giám trợ? Chia sẻ với các em một kinh nghiệm khi anh chị em đã được ban phước qua sự phục vụ của một vị giám trợ.

  • Mời các em liệt kê ra một số điều chúng đã thấy vị giám trợ làm để giúp đỡ mọi người trong tiểu giáo khu. Yêu cầu các em vẽ tranh về vị giám trợ đang làm một điều gì đó mà chúng vừa đề cập. Chia sẻ chứng ngôn rằng vị giám trợ của anh chị em đã được Chúa kêu gọi để làm tôi tớ của Ngài. Tại sao chúng ta biết ơn rằng Chúa đã kêu gọi một vị giám trợ trong tiểu giáo khu của chúng ta?

Giáo Lý và Giao Ước 73:3

Chúa đã truyền lệnh cho Joseph Smith phải phục hồi các lẽ thật quý báu đã bị mất khỏi Kinh Thánh.

Như một phần trong sự kêu gọi của ông với tư cách là vị tiên tri, Joseph Smith đã được Chúa truyền lệnh phải hiệu chỉnh Kinh Thánh theo sự soi dẫn. Những hiệu chỉnh này, mà Chúa đã gọi là “bản dịch” (Giáo Lý và Giao Ước 90:13), đã phục hồi những lẽ thật quan trọng mà đã bị mất hoặc lấy ra khỏi Kinh Thánh qua hàng thế kỷ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giải thích rằng khi Joseph Smith và Sidney Rigdon trở về từ một sứ mệnh truyền giáo ngắn hạn gần Kirtland, Ohio, Chúa đã muốn họ tiếp tục công việc trong một dự án quan trọng. Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 73:3 để biết dự án đó là gì. Để giúp các em hiểu điều mà Chúa muốn Joseph và Sidney phải phiên dịch, hãy cùng đọc với chúng vài phần trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, mục “Bản Dịch Joseph Smith (BDJS).”

  • Chuyền quanh lớp một quyển Kinh Thánh, và để cho các em mở nó ra và xem có bao nhiêu trang trong đó. Mời các em tưởng tượng rằng chúng được yêu cầu để dịch Kinh Thánh sang một ngôn ngữ khác. Có bao nhiêu khả năng chúng có thể phạm một số sai lầm? Hãy giải thích rằng khi người ta phiên dịch hoặc sao chép Kinh Thánh trước thời kỳ của Joseph Smith, họ đã phạm một số sai lầm, và đôi khi họ đã làm mất đi những lẽ thật quan trọng. Chúa đã truyền lệnh cho Tiên Tri Joseph Smith phải hiệu chỉnh theo sự soi dẫn. Tại sao công việc của Joseph Smith có giá trị đối với chúng ta?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chọn một điều gì đó chúng sẽ làm nhờ vào những gì chúng đã học hôm nay, chẳng hạn như việc cảm ơn vị giám trợ cho sự phục vụ của ông hoặc việc chuẩn bị để bênh vực cho niềm tin của chúng bằng cách học thuộc Những Tín Điều.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sử dụng các giác quan. “Hầu hết trẻ em (và người lớn) học hỏi một cách hữu hiệu nhất khi sử dụng nhiều giác quan. Hãy tìm cách giúp các em sử dụng các giác quan của chúng về thị giác, thính giác và xúc giác khi chúng học hỏi” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).

In