“Ngày 12–18 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 77–80: ‘Ta Sẽ Hướng Dẫn Các Ngươi Đi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 12–18 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 77–80,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021
Ngày 12–18 tháng Bảy
Giáo Lý và Giao Ước 77–80
“Ta Sẽ Hướng Dẫn Các Ngươi Đi”
Khi nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 77–80, anh chị em hãy tìm kiếm những cụm từ hoặc câu mà có thể giúp các em hiểu rõ các nguyên tắc phúc âm hơn. Hãy cảm thấy thoải mái chia sẻ những câu thánh thư mà anh chị em tìm được, ngay cả khi những câu thánh thư ấy không được đề cập đến trong các sinh hoạt bên dưới.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Mời các em chia sẻ về những điều mà chúng biết ơn. Các em và gia đình của chúng làm gì để cho Cha Thiên Thượng thấy rằng họ biết ơn về các phước lành của Ngài?
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Thượng Đế đã tạo ra vạn vật trên thế gian.
Việc học hỏi về những điều mà Thượng Đế đã tạo ra có thể giúp các em cảm nhận được tình yêu thương của Ngài dành cho chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho các em thấy hình của các loài vật, bao gồm côn trùng và các loài chim. Khi anh chị em đọc những từ “thú vật”, “các loại bò sát”, và “chim muông trên trời” từ Giáo Lý và Giao Ước 77:2, hãy mời các em chỉ vào những bức hình liên quan. Hãy làm chứng rằng Thượng Đế đã tạo ra tất cả những thứ này bởi vì Ngài yêu thương chúng ta và muốn chúng ta được hân hoan (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 59:16–20).
-
Cùng hát với các em một bài hát về những tạo vật của Thượng Đế. Hỏi các em xem làm thế nào mà những điều trong bài hát này giúp các em cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế.
Tôi có thể chia sẻ những gì tôi có với người khác.
Cha Thiên Thượng muốn chúng ta rộng lòng chia sẻ các phước lành của chúng ta với nhau để chúng ta có thể “được bình đẳng về những vật dưới thế gian” và “những vật trên trời” (câu 6).
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Để giảng dạy ý nghĩa của việc “được bình đẳng về những vật dưới thế gian” (câu 6), hãy đưa cho các em những bức hình của những người túng thiếu (chẳng hạn như những người đang bị đói, bị thương, hoặc bị lạnh). Sau đó hãy đưa cho các em khác những vật mà có thể giúp đỡ (chẳng hạn như thức ăn, miếng băng vết thương, hoặc một cái chăn). Mời các em này chia sẻ những gì chúng có để giúp đỡ những người trong những bức hình. Hãy để cho các em khác có cơ hội chia sẻ. Giúp các em hiểu rằng Cha Thiên Thượng muốn tất cả các con cái của Ngài đều có đủ những gì mà họ cần, và để làm điều này Ngài thường phán bảo chúng ta phải chia sẻ với người khác những gì mình có.
-
Đọc cho các em nghe những câu dưới hai bức hình đầu tiên trong “Chương 28: Tiên Tri Joseph Smith Lại Đi Missouri” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 108). Yêu cầu các em giả vờ rằng chúng đang giúp một người nào đó xây một ngôi nhà, đang chia sẻ thức ăn, hoặc đang phục vụ trong một cách khác. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi chúng ta giúp đỡ và chia sẻ? Giúp các em nghĩ về những điều mà Chúa Giê Su Ky Tô đã chia sẻ với chúng ta.
Chúa Giê Su Ky Tô sẽ dẫn dắt tôi đi.
Nếu chúng ta sẵn lòng để Chúa “dẫn [chúng ta] đi”, thì chúng ta có thể “vui lên”, ngay cả khi có những điều mà chúng ta “không thể chịu đựng nổi … bây giờ được” (câu 18).
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các em chia sẻ về những lần mà chúng đã làm một người lãnh đạo, chẳng hạn như việc đứng đầu hàng hoặc việc dẫn nhạc. Một người lãnh đạo làm những điều gì? Cho thấy một bức hình của Đấng Cứu Rỗi khi anh chị em đọc cụm từ sau đây từ Giáo Lý và Giao Ước 78:18: “hãy vui lên, vì ta sẽ hướng dẫn các ngươi đi.” Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các em nghĩ về những cách mà chúng ta có thể noi theo Đấng Cứu Rỗi.
-
Mời các em noi theo Chúa Giê Su và dẫn chúng đi quanh phòng khi anh chị em cầm một bức hình của Ngài. Hãy để các em thay phiên cầm bức hình và dẫn dắt các em khác đi.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Tôi có thể nhận được câu trả lời cho những câu hỏi của mình về thánh thư.
Việc dạy các em về cách Joseph Smith tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi của ông có thể giúp chúng biết rằng Cha Thiên Thượng sẽ đáp lời khi chúng tìm kiếm sự hướng dẫn từ Ngài. Cân nhắc chia sẻ những kinh nghiệm về lúc mà anh chị em đã nhận được câu trả lời từ Ngài.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc cho các em nghe những từ dưới ba bức hình đầu tiên trong “Chương 27: Công Việc của Tiên Tri Joseph Smith” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 104). Hỏi các em xem chúng, giống như Joseph, đã bao giờ cảm thấy rằng chúng không hiểu một điều gì đó trong thánh thư chưa. Hãy để các em chia sẻ những kinh nghiệm của chúng. Joseph đã làm gì để tìm ra câu trả lời? Kể cho các em nghe về một lần mà Cha Thiên Thượng đã giúp anh chị em hiểu một điều gì đó trong thánh thư.
-
Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể thích đọc một số câu thánh thư trong sách Khải Huyền mà Joseph Smith đã có thắc mắc. Sau đó các em có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 77 để tìm kiếm những điều mà Chúa muốn ông hiểu. Chọn một vài câu mà anh chị cảm thấy là có ý nghĩa.
Tôi có thể giúp “đẩy mạnh chính nghĩa” của Chúa Giê Su Ky Tô.
Trong tiết 78, Chúa đã ban những hướng dẫn cụ thể cho một vài vị lãnh đạo Giáo Hội mà sẽ giúp họ “đẩy mạnh chính nghĩa” của Chúa (câu 4). Giúp các em suy nghĩ xem vai trò của chúng có thể là gì trong việc đẩy mạnh chính nghĩa của Chúa.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 78:4. “Chính nghĩa” mà chúng ta “đã gắn bó” (đã chấp nhận hoặc chọn để ủng hộ) là gì khi chúng ta được làm phép báp têm? Khuyến khích các em đọc những đoạn thánh thư sau đây để tìm kiếm những câu trả lời hợp lý: Mô Si A 18:8–10; Giáo Lý và Giao Ước 20:37; Môi Se 1:39.
-
Giải thích với các em rằng Newel K. Whitney đã sở hữu một cửa tiệm và rằng Chúa đã phán bảo ông và những người khác phải dùng một số tiền của họ để giúp chi trả cho công việc của Chúa (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 63:42–43). Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 78:3–7 và tìm kiếm các lý do mà những người này được phán bảo để làm như vậy. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng ta được phán bảo phải chia sẻ như Newel đã làm? Giúp các em nghĩ về những cách mà người ta dâng hiến cho công việc của Chúa trong thời kỳ chúng ta, chẳng hạn như việc đóng tiền thập phân và các của lễ nhịn ăn, việc phục vụ trong những sự kêu gọi, vân vân.
Tôi nên tiếp nhận “mọi điều với lòng biết ơn.”
Chúa thường ban phước cho chúng ta nhiều hơn nếu chúng ta biết ơn về những gì Ngài đã ban cho chúng ta. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em biết ơn về các phước lành của chúng?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 78:19 và tìm xem Chúa đã hứa điều gì cho những người có lòng biết ơn. Giúp các em hiểu ý nghĩa của cụm từ “gấp trăm lần thêm nữa”, có lẽ bằng cách cho chúng thấy một đồ vật nhỏ và sau đó cho thấy 100 đồ vật giống như vậy.
-
Hát một bài hát về lòng biết ơn. Cho các em thời gian để liệt kê những điều mà chúng biết ơn. Khuyến khích các em liệt kê ra những điều ấy càng nhiều càng tốt trong khoảng thời gian mà anh chị em cho chúng.
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Cân nhắc việc liên lạc với cha mẹ của các em mà anh chị em giảng dạy và đề nghị một câu hỏi mà họ có thể hỏi con cái của họ về một điều gì đó chúng đã học được trong lớp.