Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 19–25 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 81–83: Nếu “Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều”


“Ngày 19–25 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 81-83: Nếu ‘Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 19–25 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 81–83,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và người trai trẻ giàu có

Christ and the Rich Young Ruler (Đấng Ky Tô Và Người Trai Trẻ Giàu Có), tranh do Heinrich Hoffman minh họa

Ngày 19–25 tháng Bảy

Giáo Lý và Giao Ước 81–83

Nếu “Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều”

Làm thế nào mà những điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 81–83 có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy làm điều tốt cho những người trong gia đình và bạn bè của chúng?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em chia sẻ một điều gì đó mà chúng đã làm để giúp đỡ một người nào đó trong tuần này. Làm thế nào mà việc phục vụ người khác có thể giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 81:3

Tôi nên cầu nguyện luôn luôn.

Khi Chúa kêu gọi Frederick G. Williams để làm cố vấn cho Tiên Tri Joseph Smith, Ngài đã khuyên dạy Frederick phải “trung thành … trong việc luôn luôn cầu nguyện.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho các em nghe lời khuyên dạy của Chúa để “trung thành … trong việc luôn luôn cầu nguyện, bằng lời và trong lòng, trước công chúng và nơi riêng tư” (Giáo Lý và Giao Ước 81:3). Giải thích ý nghĩa của việc cầu nguyện trong lòng và chia sẻ một ví dụ cá nhân. Giúp các em nghĩ về những lúc mà chúng có thể cầu nguyện “trước công chúng và nơi riêng tư.”

  • Dạy các em cách cầu nguyện. Nhấn mạnh rằng các em có thể tạ ơn Cha Thiên Thượng về các phước lành của chúng và cầu xin Ngài những gì chúng cần. Một bài hát về sự cầu nguyện có thể giúp các em biết điều cần nói trong lời cầu nguyện của chúng. Cho mỗi em một cơ hội để dâng một lời cầu nguyện ngắn.

  • Yêu cầu các em nghĩ về những điều mà chúng có thể tạ ơn hoặc cầu xin Cha Thiên Thượng. Hãy để cho các em vẽ tranh về những điều này và chia sẻ những bức tranh đó với cả lớp.

Giáo Lý và Giao Ước 81:5; 82:19

Tôi có thể phục vụ những người xung quanh mình.

Cha Thiên Thượng biết rõ nhu cầu của mỗi con cái của Ngài và Ngài thường sử dụng những người khác—như các trẻ em mà anh chị em giảng dạy—để đáp ứng các nhu cầu đó. Làm cách nào anh chị em có thể giúp các em nhận ra nhu cầu của người khác và phục vụ họ?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho các em nghe Giáo Lý và Giao Ước 81:5 và giúp chúng hiểu những cụm từ như “cứu giúp kẻ yếu” và “nâng đỡ những bàn tay rũ rượi.” Hãy để cho các em đóng diễn những cách chúng ta có thể thực hiện điều mà Chúa phán bảo trong câu này. Sử dụng hình ảnh hoặc những đoạn video để kể những câu chuyện đơn giản về việc Chúa Giê Su Ky Tô phục vụ người khác (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 41, 42, 46, 4755;biblevideos.ChurchofJesusChrist.org). Làm cách nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc giúp đỡ người khác?

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự phục vụ. Hãy kể về một lần mà một người nào đó đã giúp anh chị em cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi bằng cách phục vụ anh chị em.

  • Đọc cho các em nghe Giáo Lý và Giao Ước 82:19 và nhấn mạnh cụm từ “tìm kiếm làm điều lợi ích cho người lân cận mình.” Giải thích rằng điều này có nghĩa là làm những việc để giúp đỡ cho những người lân cận—bao gồm gia đình của chúng ta. Giúp các em nghĩ về những cách thức mà chúng có thể phục vụ một người nào đó trong tuần này.

    Hình Ảnh
    các thiếu niên đang đào đất

    Thượng Đế phán bảo chúng ta phải phục vụ người khác để cho thấy tình yêu thương của chúng ta dành cho Ngài.

Giáo Lý và Giao Ước 82:10

Thượng Đế đã hứa ban các phước lành khi tôi vâng lời Ngài.

Khi lớn lên, trẻ em có thể tự hỏi lý do tại sao Thượng Đế ban cho chúng ta quá nhiều lệnh truyền. Anh chị em có thể giúp các em hiểu rằng Ngài ban ra các lệnh truyền để ban phước cho chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em nghĩ về những lệnh truyền mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta (ví dụ, xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 20:4–17; Ma Thi Ơ 22:37–39; Giáo Lý và Giao Ước 89:5–17). Vẽ hình lên trên bảng để giúp các em hiểu và ghi nhớ các lệnh truyền này. Đưa ra những ví dụ về cách mà những lệnh truyền của Thượng Đế có thể ban phước và bảo vệ chúng ta.

  • Đọc cho các em nghe: “Ta, là Chúa, bị ràng buộc khi các ngươi làm theo những điều ta phán” (Giáo Lý và Giao Ước 82:10). Yêu cầu các em lặp lại cụm từ này vài lần với anh chị em và nghĩ về những cách để giúp chúng ghi nhớ cụm từ đó, chẳng hạn như mời các em vỗ tay theo nhịp của cụm từ đó. Làm chứng rằng khi chúng ta tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế, thì Ngài sẽ giữ lời hứa với chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 81:3

Tôi có thể cầu nguyện “bằng lời và trong lòng [mình].”

Làm cách nào anh chị em có thể truyền cảm hứng để các em hướng về Chúa “trong việc luôn luôn cầu nguyện” khi chúng cần sự giúp đỡ?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một em đọc to Giáo Lý và Giao Ước 81:3 và hỏi các em về ý nghĩa của việc cầu nguyện “trong lòng [mình].” Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em cầu nguyện bằng lời hoặc trong lòng mình và Chúa đã giúp đỡ anh chị em. Đồng thời yêu cầu các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm của riêng chúng. Sự cầu nguyện mang chúng ta đến gần hơn với Cha Thiên Thượng như thế nào?

  • Cùng đọc hoặc hát với các em một bài thánh ca về sự cầu nguyện, chẳng hạn như “Ta Có Nhớ Nguyện Cầu?” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 48). Mời các em chia sẻ một cụm từ trong bài thánh ca mà giúp chúng hiểu một điều gì đó về sự cầu nguyện. Cho các em thời gian để suy ngẫm những điều chúng có thể làm để cải thiện lời cầu nguyện của chúng và sau đó viết các ý kiến đó xuống.

Giáo Lý và Giao Ước 81:5

Thượng Đế muốn tôi phục vụ và củng cố những người cần được giúp đỡ.

Giúp các em hiểu rằng có rất nhiều cách chúng có thể phục vụ gia đình, bạn bè, và những người lân cận của chúng mỗi ngày.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ hình những bàn tay và những đầu gối lên trên bảng. Yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 81:5 để biết điều mà Chúa phán về những bộ phận này của cơ thể. Chia sẻ cách mà anh chị em và các em đã thấy người ta phục vụ lẫn nhau. Làm cách nào chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về những người cần sự giúp đỡ xung quanh chúng ta? Mời các em phục vụ ít nhất một người trong tuần này. Để có thêm ý tưởng về những cách để phục vụ người khác, hãy cùng nhau hát một bài hát về sự phục vụ.

  • Mời các em thay phiên nhau dựng những quân cờ đô mi nô (hoặc những vật tương tự) trong lúc kể ra những cách mà chúng có thể phục vụ người khác. Yêu cầu một em đẩy ngã một quân cờ đô mi nô và chú ý cách mà nó ảnh hưởng đến những quân cờ còn lại. Sự phục vụ của chúng ta có ảnh hưởng tương tự đến những người xung quanh chúng ta như thế nào? Nói về cách mà sự phục vụ đầy yêu thương của một người nào đó đã khuyến khích anh chị em phục vụ người khác.

Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10

Thượng Đế đã hứa ban các phước lành khi tôi vâng lời Ngài.

Khi các em phát triển sự tin cậy vào những lời hứa của Thượng Đế, thì các em cũng sẽ sẵn lòng hơn để tuân theo các lệnh truyền của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em tưởng tượng rằng một người bạn của chúng nghĩ rằng Thượng Đế đã ban cho quá nhiều lệnh truyền. Yêu cầu các em tìm trong Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10 một điều gì đó mà có thể giúp người bạn ấy hiểu lý do tại sao Thượng Đế ban cho những lệnh truyền. Chia sẻ cách mà những lệnh truyền của Thượng Đế đã ban phước cho anh chị em, và đồng thời mời các em chia sẻ những suy nghĩ của chúng.

  • Để giúp các em hiểu những lời hứa của Cha Thiên Thượng cho chúng ta, hãy chia lớp ra thành ba nhóm và cho mỗi nhóm một trong những đoạn thánh thư sau đây để đọc: Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38; 82:10; 130:20–21. Mời các em chia sẻ những điều chúng học được về những lời hứa của Cha Thiên Thượng. Sự vâng lời của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến các phước lành mà chúng ta có thể nhận được? Giúp các em nghĩ về những ví dụ trong cuộc sống của chúng hoặc trong thánh thư khi mà sự vâng lời đã mang đến những phước lành từ Thượng Đế.

  • Chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân để làm chứng cho những nguyên tắc được dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10. Làm thế nào mà anh chị em đã tiến đến việc tin cậy Chúa và những lời hứa của Ngài?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em nghĩ về cách chúng muốn phục vụ một người trong gia đình trong tuần này. Trong buổi học tuần sau, yêu cầu các em chia sẻ điều chúng đã làm.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp trẻ em trở thành những người học hỏi giỏi hơn. Việc giảng dạy có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ truyền đạt lẽ thật. Nó có nghĩa là giúp người khác phát triển sự tự lực về mặt thuộc linh. Ví dụ, thay vì chỉ đơn giản là nói cho các em biết cách mà chúng có thể phục vụ người khác, hãy khuyến khích các em đưa ra những ý tưởng của riêng chúng.

In