Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70: “Có Giá Trị Hơn … Của Cải của Toàn Thể Thế Gian”


“Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70: ‘Có Giá Trị Hơn … Của Cải của Toàn Thể Thế Gian,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi

revelation manuscript book in display case

Ngày 21–27 tháng Sáu

Giáo Lý và Giao Ước 67–70

“Có Giá Trị Hơn … Của Cải của Toàn Thể Thế Gian”

Trước khi đọc những đề nghị trong đại cương này, anh chị em hãy nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 67–70 và ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà mình nhận được. Những ấn tượng này sẽ giúp anh chị em tạo ra một kế hoạch giảng dạy đầy soi dẫn. Sau đó hãy bổ sung vào kế hoạch đó với những ý tưởng từ đại cương này, từ tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình hoặc từ các tạp chí của Giáo Hội.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em vẽ tranh về một điều mà chúng đã học được từ việc học thánh thư ở nhà hoặc ở trong Hội Thiếu Nhi. Nếu các em gặp khó khăn trong việc nghĩ ra điều gì để vẽ, thì anh chị em có thể nhắc cho các em nhớ về một số chủ đề trong Giáo Lý và Giao Ước 67–70, chẳng hạn như phép báp têm, việc đạt được chứng ngôn về thánh thư, hoặc việc cha mẹ giảng dạy phúc âm cho con cái của họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 67

Sách Giáo Lý và Giao Ước chứa đựng những điều mặc khải từ Thượng Đế.

Vào tháng Mười Một năm 1831, các vị lãnh đạo Giáo Hội đã quyết định tổng hợp những điều mặc khải của Tiên Tri Joseph Smith vào một cuốn sách để cho mọi người đọc. Ngày nay, những điều mặc khải ấy được in trong sách Giáo Lý và Giao Ước.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói cho các em biết làm thế nào mà những điều mặc khải của Joseph Smith được in thành một quyển sách (xin xem “Chương 23: Sách Giáo Lý và Giao Ước,” Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giáo Ước, trang 90–92, hoặc đoạn video tương ứng trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org). Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng sách Giáo Lý và Giao Ước chứa đựng những điều mặc khải mà có thể giúp đỡ chúng ta ngày nay. Chia sẻ một trong những câu thánh thư ưa thích của anh chị em từ sách Giáo Lý và Giao Ước.

  • Cho các em thấy các tác phẩm tiêu chuẩn, mỗi lần một tác phẩm, và khi anh chị em giơ mỗi sách lên, hãy chia sẻ về cách mà chúng ta có được sách đó (xin xem sự hướng dẫn về mỗi sách trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư). Khi anh chị em giơ sách Giáo Lý và Giao Ước lên, hãy chia sẻ với các em về điều gì làm cho sách thánh thư này trở nên độc nhất vô nhị (ví dụ, sách chứa đựng những điều mặc khải được ban ra trong thời đại của chúng ta).

Giáo Lý và Giao Ước 68:25–28

Tôi có thể được làm phép báp têm khi tôi được tám tuổi.

Trong Giáo Lý và Giao Ước 68:25–28, Chúa đã phán với Joseph Smith rằng trẻ em nên học cách để có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hối cải, và được làm phép báp têm khi chúng được tám tuổi. Ngài cũng phán rằng chúng nên học cách cầu nguyện và tuân giữ những lệnh truyền của Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đếm từ một đến tám bằng cách sử dụng các ngón tay của chúng. Điều gì đặc biệt về việc được tám tuổi? Giúp các em nhận ra rằng chúng có thể chịu phép báp têm khi được tám tuổi. Bằng cách sử dụng những từ và cụm từ được tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 68:25–28, hãy chia sẻ với các em về những điều Chúa muốn chúng học hỏi trước khi được tám tuổi (xin xem thêm Những Tín Điều 1:4). Giúp chúng hiểu những khái niệm mà chúng có thể không quen thuộc.

  • Yêu cầu các em chia sẻ những cảm nghĩ của chúng về việc được làm phép báp têm và những điều chúng có thể làm để chuẩn bị.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 67:4, 9

Những điều mặc khải được ban cho qua Joseph Smith là có thật.

Phần lớn những hướng dẫn trong Giáo Lý và Giao Ước 67–70 có liên quan đến nỗ lực của các Thánh Hữu để xuất bản những điều mặc khải của Joseph Smith. Đây có thể là một cơ hội để giúp các em nhận ra rằng chúng ta có thể tìm thấy tiếng nói của Chúa trong những điều mặc khải này, mà giờ đây đã được xuất bản trong sách Giáo Lý và Giao Ước.

Khi chuẩn bị để giảng dạy, anh chị em có thể ôn lại “Chương 23: Sách Giáo Lý và Giao Ước” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 90–92).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy sách Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, sách Giáo Lý và Giao Ước, và sách Trân Châu Vô Giá. Giúp các em liệt kê lên trên bảng về những điểm giống và khác nhau của từng cuốn sách thánh thư so với những sách còn lại. Nếu các em cần giúp đỡ, hãy chia sẻ với chúng về lời mô tả của những sách này trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Hỏi các em xem làm thế nào chúng ta có thể biết rằng thánh thư là chân chính. Chúng ta học được điều gì từ Giáo Lý và Giao Ước 67:4, 9 về những điều mặc khải mà Chúa đã ban cho Joseph Smith?

  • Chia sẻ một câu thánh thư từ sách Giáo Lý và Giao Ước mà đã củng cố “lời chứng [của anh chị em] về lẽ thật của các giáo lệnh này” (câu 4). Cho các em những cơ hội để chia sẻ một câu thánh thư ưa thích của riêng chúng. Giải thích cho các em rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội vào thời điểm này đã quyết định xuất bản chứng ngôn của họ về những điều mặc khải mà Joseph Smith đã nhận được. Khi họ làm vậy, một trong các vị lãnh đạo, Levi Hancock, đã viết xuống cạnh tên của mình: “Không bao giờ được xóa đi” (xin xem “Testimony, circa 2 November 1831,” Revelation Book 1, 121, josephsmithpapers.org). Tại sao Levi Hancock muốn tên của mình “không bao giờ được xóa đi” khỏi chứng ngôn đã được xuất bản? Cho các em một cơ hội để viết xuống chứng ngôn của chúng về những điều chúng đã học được từ trước đến nay trong sách Giáo Lý và Giao Ước.

    các trẻ em đang đọc

    Chúa đã phán bảo chúng ta phải học thánh thư.

Giáo Lý và Giao Ước 68:3–4

Khi các vị lãnh đạo Giáo Hội của chúng ta nói chuyện qua sự soi dẫn, tức là họ nói “lời của Chúa.”

Khi các tôi tớ của Chúa nói bằng quyền năng của Đức Thánh Linh, những lời của họ chính là ý muốn, tâm trí, lời nói, và tiếng nói của Chúa (xin xem câu 4). Việc biết được lẽ thật này có thể giúp các em muốn lắng nghe và tuân theo những lời giảng dạy của họ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 68:3–4 trong các nhóm nhỏ và chia sẻ với nhau về điều chúng học được từ những câu này. Mời các em viết lên trên bảng một điều gì đó mà chúng học được. Tại sao điều này là một lẽ thật quan trọng cần phải biết?

  • Sau khi cùng đọc Giáo Lý và Giao Ước 68:3–4, hãy đưa cho các em những bản sao của một vài sứ điệp gần đây từ đại hội trung ương. Mời các em tìm kiếm trong những sứ điệp này những lẽ thật mà Chúa đã phán dạy chúng ta qua các tôi tớ của Ngài.

Giáo Lý và Giao Ước 69:1–2

Tôi có thể “chân thật và trung thành.”

Khi Oliver Cowdery cần phải hành trình đến Missouri, Chúa đã kêu gọi John Whitmer, là một người “chân thật và trung thành” (câu 1) để đi cùng ông. Làm thế nào mà các em có thể chân thật và trung thành như John Whitmer?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nói cho các em biết rằng khi Chúa phái Oliver Cowdery đến Missouri, Ngài đã phán rằng một người “chân thật và trung thành” (câu 1) nên đi cùng ông, vậy nên Ngài cũng đã phái John Whitmer đi. Việc chân thật và trung thành có nghĩa là gì? Làm cách nào chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta chân thật và trung thành để Chúa có thể sử dụng chúng ta nhằm ban phước cho người khác?

  • Mời một vài em kể về một người nào đó mà các em nghĩ là “chân thật và trung thành.” Làm thế nào mà các em biết rằng người đó là chân thật và trung thành? Giúp chúng hiểu rằng Chúa đã tin cậy John Whitmer bởi vì vào lúc này ông chân thật và trung thành (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 69:1–2). Cùng nhau hát một bài hát mà khuyến khích các em trở nên chân thật và trung thành giống như Đấng Cứu Rỗi.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em giải thích cho một người trong gia đình về sách Giáo Lý và Giao Ước là sách gì, sách đó từ đâu đến, và tại sao sách đó quan trọng đối với các em.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sửa đổi các sinh hoạt của anh chị em để phù hợp với độ tuổi của các trẻ em mà mình giảng dạy. Các em nhỏ tuổi có thể cần nhiều chỉ dẫn hơn khi được mời chia sẻ. Các em lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hơn và có thể khá hơn trong việc chia sẻ những suy nghĩ của chúng. Hãy lưu ý đến những sự khác biệt này khi anh chị em hoạch định các sinh hoạt.