Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 7–13 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: ‘Xin Sự Ấy Xảy ra cho Tôi như Lời Người Truyền’


“Ngày 7–13 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: ‘Xin Sự Ấy Xảy ra cho Tôi như Lời Người Truyền’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (năm 2019)

“Ngày 7–13 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019

Ma Ri và Ê Li Sa Bét

Ngày 7–13 tháng Một

Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1

“Xin Sự Ấy Xảy ra cho Tôi như Lời Người Truyền”

Khi anh chị em đọc và suy ngẫm Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1, hãy ghi xuống những ấn tượng thuộc linh anh chị em nhận được. Anh chị em tìm thấy các lẽ thật giáo lý nào? Sứ điệp nào sẽ có giá trị nhất đối với anh chị em và gia đình mình? Các ý kiến học tập trong phần đại cương này có thể giúp anh chị em khám phá thêm những hiểu biết sâu sắc.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Từ một quan điểm trần thế, điều đó không thể xảy ra được. Một nữ đồng trinh không thể thụ thai. Cũng như một người phụ nữ vô sinh đã quá tuổi sinh con. Nhưng Thượng Đế đã có một kế hoạch cho sự ra đời của Vị Nam Tử của Ngài và của Giăng Báp Tít, vì thế cả Ma Ri lẫn Ê Li Sa Bét đã được làm mẹ, bất chấp bất cứ trở ngại gì. Có thể là hữu ích để nhớ tới những kinh nghiệm kỳ diệu của họ mỗi khi chúng ta đối phó với một điều gì đó dường như không thể xảy ra được. Chúng ta có thể khắc phục được những yếu kém của mình không? Chúng ta có thể làm cảm động tấm lòng của một người trong gia đình mà không quan tâm đến phúc âm không? Gáp Ri Ên đã có thể dễ dàng nói với chúng ta khi ông nhắc nhở Ma Ri: “Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được“ (Lu Ca 1:37). Và câu trả lời của Ma Ri cũng có thể là của chúng ta khi Thượng Đế mặc khải ý muốn của Ngài: “Xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền” (Lu Ca 1:38).

hình biểu tượng học tập riêng cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân

Sách Phúc Âm của Ma Thi ƠLu Ca

Ma Thi Ơ và Lu Ca là ai?

Ma Thi Ơ là một người thâu thuế Do Thái, mà Chúa Giê Su kêu gọi làm một trong Các Sứ Đồ của Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 10:3; xin xem them Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Thâu Thuế, Người”). Ma Thi Ơ viết sách Phúc Âm của ông chủ yếu cho những người cùng là Do Thái; vì thế, ông đã chọn để nhấn mạnh đến những lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước về Đấng Mê Si mà đã được làm tròn qua cuộc đời và giáo vụ của Chúa Giê Su.

Lu Ca là một bác sĩ dân ngoại (không phải là người Do Thái) là người hành trình cùng với Sứ Đồ Phao Lô. Ông viết sách Phúc Âm của ông sau cái chết của Đấng Cứu Rỗi chủ yếu dành cho những độc giả không phải là người Do Thái. Ông làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của cả Dân Ngoại và Dân Do Thái. Ông ghi lại những nhân chứng về các sự kiện trong cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi, và ông bao gồm nhiều câu chuyện hơn về phụ nữ so với các sách Phúc Âm khác.

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phúc Âm,” “Ma Thi Ơ,” “Lu Ca.”

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:28–35

Tại sao Đấng Cứu Rỗi cần được sinh ra với một người mẹ hữu diệt và một Người Cha bất diệt?

Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô “đòi hỏi một sự hy sinh cá nhân bởi một nhân vật bất diệt không bị ràng buộc bởi cái chết. Tuy nhiên, Ngài phải chết và thể xác của Ngài sống lại một lần nữa. Đấng Cứu Rỗi là Đấng duy nhất có thể thực hiện được điều này. Ngài đã thừa hưởng quyền năng để chết từ mẹ của Ngài. Ngài nhận được quyền năng vượt qua cái chết từ Cha của Ngài” (“Constancy amid Change,” Ensign, Nov. 1993, 34).

Lu Ca 1:5–25, 57–80

Các phước lành của Thượng Đế đến trong thời điểm riêng của Ngài.

Vì bất cứ lý do nào, thời điểm của Thượng Đế có nghĩa là phước lành mà Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri mong muốn, để có được một đứa con, đã đến rất lâu sau thời gian họ trông đợi. Nếu anh chị em thấy mình đang chờ đợi một phước lành, hoặc dường như Thượng Đế đang không lắng nghe những lời cầu nguyện của anh chị em, thì câu chuyện của Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri có thể là một điều nhắc nhở rằng Ngài không quên anh chị em đâu. Ngài có một kế hoạch cho anh chị em, và Ngài luôn luôn giữ những lời hứa của Ngài dành cho Các Thánh Hữu ngay chính của Ngài. Như Anh Cả Jeffrey R. Holland đã hứa: “Một số phước lành đến sớm, một số phước lành đến muộn, và một số phước lành không đến cho đến thiên thượng; nhưng đối với những người chấp nhận phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, các phước lành đó sẽ đến” (“An High Priest of Good Things to Come,” Ensign, Nov. 1999, 38). Làm thế nào Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri đã tiếp tục trung tín? (xin xem Lu Ca 1:5–25, 57–80). Anh chị em có thấy mình đang chờ đợi một phước lành không? Anh chị em cảm thấy Chúa trông mong điều gì ở anh chị em trong khi anh chị em chờ đợi?

Chúa có thể có những sứ điệp nào khác dành cho anh chị em trong câu chuyện này?

Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri cùng với bé Giăng

Sau khi chờ đợi một cách trung tín, Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri đã được ban phước với một con trai.

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–38

Những người trung tín sẵn sàng tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế.

Giống như Ma Ri, đôi khi chúng ta thấy rằng các kế hoạch của Thượng Đế cho cuộc sống của chúng ta khá khác biệt so với điều chúng ta hoạch định. Anh chị em học được điều gì từ Ma Ri về việc chấp nhận ý muốn của Thượng Đế? Trong bảng sau đây, viết những lời phát biểu của vị thiên sứ và Ma Ri (xin xem Lu Ca 1:26–38), cùng với các sứ điệp mà anh chị em tìm thấy trong những lời phát biểu của họ:

Những lời của vị thiên sứ nói cho Ma Ri

Sứ điệp dành cho tôi

Những lời của vị thiên sứ nói cho Ma Ri

“Chúa ở cùng ngươi” (câu 28).

Sứ điệp dành cho tôi

Chúa biết hoàn cảnh của tôi và tôi đang vật lộn với điều gì.

Những lời của vị thiên sứ nói cho Ma Ri

Sứ điệp dành cho tôi

Những lời của vị thiên sứ nói cho Ma Ri

Sứ điệp dành cho tôi

Những phản ứng của Ma Ri

Sứ điệp dành cho tôi

Những phản ứng của Ma Ri

“Làm sao có được sự đó?” (câu 34).

Sứ điệp dành cho tôi

Là bình thường để có những thắc mắc khi tôi không hiểu.

Những phản ứng của Ma Ri

Sứ điệp dành cho tôi

Những phản ứng của Ma Ri

Sứ điệp dành cho tôi

Khi anh chị em đọc về tấm gương ngay chính của Joseph trong Ma Thi Ơ 1:18–25, anh chị em học được điều gì về việc chấp nhận ý muốn của Thượng Đế? Anh chị em đã có thể học được điều gì từ các kinh nghiệm của Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri? (xin xem Lu Ca 1).

Xin xem thêm Mô Si A 3:19; Lu Ca 22:42; Hê La Man 10:4–5; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Gáp Ri Ên.”

Lu Ca 1:46–55

Ma Ri làm chứng về sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô.

Những lời của Ma Ri trong Lu Ca 1:46–55 đã tiên đoán các khía cạnh của sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em học biết được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ câu nói của Ma Ri? Anh chị em đạt được những hiểu biết sâu sắc nào về các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi mang đến bằng cách so sánh các câu này với những lời của An Ne trong 1 Sa Mu Ên 2:1–10 và với Những Điều Phúc Lớn của Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 5:4–12? Thánh Linh dạy anh chị em điều gì khi anh chị em suy ngẫm những hiểu biết sâu sắc này?

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:

Ma Thi Ơ 1:1–17

Khi gia đình anh chị em đọc gia phả của Chúa Giê Su, hãy giải thích rằng nó truy nguyên dòng dõi hoàng gia của Ngài qua Joseph đến tận Vua Đa Vít. Dòng dõi này rất quan trọng bởi vì nó đã được tiên tri rằng Đấng Mê Si sẽ đến qua dòng dõi của Đa Vít (xin xem Giê Rê Mi 23:5–6). Đây cũng là một cơ hội tốt để thảo luận về lịch sử gia đình của riêng anh chị em và chia sẻ một số câu chuyện về các tổ tiên của anh chị em. Làm thế nào việc biết về lịch sử gia đình của anh chị em ban phước cho gia đình anh chị em?

Ma Thi Ơ 1:20; Lu Ca 1:13, 30

Tại sao những người trong các câu này có thể đã sợ hãi? Điều gì khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi? Thượng Đế có thể đã yêu cầu chúng ta “chớ sợ” như thế nào?

Lu Ca 1:37

Để giúp gia đình anh chị em xây đắp đức tin rằng “không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được,” anh chị em có thể tra cứu Lu Ca 1 cùng với nhau và tìm những điều Thượng Đế đã làm mà có thể được cho là không thể thực hiện được. Họ có thể chia sẻ những câu chuyện nào khác—từ thánh thư hoặc trong cuộc sống của riêng họ—trong đó Thượng Đế đã làm những điều dường như không thể thực hiện được? Tìm kiếm trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm có thể giúp họ có những ý tưởng.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Áp Dụng thánh thư vào cuộc sống của chúng ta. Sau khi đọc một đoạn thánh thư, hãy mời những người trong gia đình áp dụng nó vào cuộc sống của họ (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21). Ví dụ, làm thế nào chúng ta có thể áp dụng điều mình học được về việc đáp ứng với sự kêu gọi của Chúa khỏi những phản ứng của các cá nhân trong Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1?

Gáp Ri Ên hiện đến cùng Ma Ri

Blessed Art Thou among Women (Phước Thay cho Ngươi trong Đám Đàn Bà), tranh do Walter Rane họa