“Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6: ‘Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019
Ngày 5–11 tháng Tám
Rô Ma 1–6
“Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu”
Việc ghi lại những thúc giục sẽ giúp anh chị em nhớ những gì Thánh Linh đang giảng dạy anh chị em. Cũng hãy cân nhắc việc ghi lại cảm giác của anh chị em như thế nào về những thúc giục này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Đến khi Phao Lô viết Bức Thư của ông cho các tín hữu Giáo Hội ở La Mã, là một nhóm đa chủng tộc gồm có người Do Thái và người Dân Ngoại, Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô đã phát triển nhiều hơn một nhóm nhỏ những người tin đến từ Ga Li Lê. Khoảng 20 năm sau Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi, có những giáo đoàn Ky Tô hữu gần như ở khắp mọi nơi mà Các Sứ Đồ có thể đi tới một cách hợp lý—kể cả Rô Ma, thủ đô của một đế quốc rộng lớn. Nhưng mặc dù Phao Lô chủ ý viết cho các độc giả là Các Thánh Hữu La Mã, sứ điệp của ông dành cho tất cả mọi người: “[Phúc âm của Đấng Ky Tô] … là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (Rô Ma 1:16, chữ nghiêng được thêm vào).
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân
Rô Ma–Phi Lê Môn
Các bức thư là gì và chúng được sắp xếp như thế nào?
Các bức thư là thư mà các vị lãnh đạo Giáo Hội viết cho Các Thánh Hữu ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Sứ Đồ Phao Lô viết hầu hết các bức thư trong Kinh Tân Ước—bắt đầu với Rô Ma và kết thúc với Phi Lê Môn. Các bức thư của ông được sắp xếp theo độ dài. Mặc dù Rô Ma là bức thư đầu tiên trong Kinh Tân Ước, nó thực sự được viết vào gần cuối những cuộc hành trình truyền giáo của Phao Lô. Để có thêm thông tin về các bức thư, xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Bức Thư của Phao Lô, Các.”
Khi tôi cho thấy đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài, tôi được biện minh nhờ ân điển của Ngài.
Các định nghĩa sau đây có thể giúp anh chị em hiểu rõ hơn Bức Thư gửi cho người La Mã:
-
Luật pháp:Khi Phao Lô viết về “luật pháp,” ông ám chỉ luật Môi Se. Tương tự như vậy, từ “việc làm” trong những lời Phao Lô viết ám chỉ những lễ nghi và thể thức của luật Môi Se. Phao Lô so sánh luật pháp này với “luật pháp của đức tin” (xin xem Rô Ma 3:27–31), hoặc giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô, mà Ngài là nguồn thực sự của sự cứu rỗi của chúng ta.
-
Người chịu cắt bì, người không chịu cắt bì:Thời xưa, phép cắt bì là một biểu hiệu hoặc dấu hiệu về giao ước Thượng Đế lập với Áp Ra Ham. Phao Lô sử dụng từ “người chịu cắt bì” để ám chỉ người dân Do Thái (dân giao ước) và “người không chịu cắt bì” để ám chỉ Dân Ngoại (không phải là dân giao ước của Áp Ra Ham). Phép cắt bì không còn nhất thiết là một biểu hiệu của giao ước của Thượng Đế với con cái Ngài nữa (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 15:23–29).
-
Sự bào chữa, xưng công bình, được biện minh:Những từ này ám chỉ sự xá miễn, hoặc tha thứ tội lỗi. Khi chúng ta được biện minh, chúng ta được tha thứ, được tuyên bố là vô tội, và tự do khỏi sự trừng phạt vĩnh cửu vì những tội lỗi của mình. Như Phao Lô giải thích, điều này có thể thực hiện được nhờ Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Biện Minh,” scriptures.lds.org; xin xem thêm D. Todd Christofferson, “Justification and Sanctification,” Ensign, June 2001, 18–25). Trong tiếng La Mã, những từ như ngay chính và công minh có thể được thấy là đồng nghĩa với những từ như đúng và công bình.
-
Ân điển:Ân điển là “…sự giúp đỡ hay sức mạnh thiêng liêng, được ban cho qua lòng thương xót và tình yêu thương bao la của Chúa Giê Su Ky Tô.” Nhờ ân điển, tất cả mọi người đều sẽ được phục sinh và nhận được sự bất diệt. Ngoài ra, “ân điển là quyền năng làm cho có khả năng mà cho phép những người nam và người nữ đạt được cuộc sống vĩnh cửu và sự tôn cao sau khi họ đã tận dụng các nỗ lực tốt nhất của mình.” Chúng ta không nhận được ân điển qua nỗ lực của mình; thay vì thế, chính ân điển mang đến cho chúng ta “sức mạnh và sự giúp đỡ để làm điều tốt mà nếu không thì [chúng ta] sẽ không thể duy trì được” (xin xem thêm Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 107; 2 Nê Phi 25:23).
Những hành động bên ngoài của tôi cần phải phản ảnh và gia tăng sự cải đạo bên trong.
Những lời giảng dạy của Phao Lô cho thấy rằng một số Ky Tô hữu người Do Thái ở Rô Ma vẫn tin rằng sự vâng lời theo các nghi lễ và nghi thức của luật pháp Môi Se sẽ mang đến sự cứu rỗi. Điều này dường như là một vấn đề mà không còn áp dụng nữa vì chúng ta không sống theo luật Môi Se. Nhưng khi anh chị em đọc những lời văn của Phao Lô, đặc biệt là Rô Ma 2:17–29, hãy nghĩ về những nỗ lực của riêng anh chị em để sống theo phúc âm. Những việc làm bên ngoài của anh chị em, chẳng hạn như dự phần Tiệc Thánh hoặc tham dự đền thờ, có dẫn anh chị em đến sự cải đạo và củng cố đức tin của anh chị em nơi Đấng Ky Tô không? (xin xem An Ma 25:15–16). Làm thế nào anh chị em có thể chắc chắn là những hành động bên ngoài dẫn anh chị em đến sự thay đổi tấm lòng?
Xin xem thêm Dallin H. Oaks, “Thử Thách để Trở Thành,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 32–34.
Qua Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể được tha thứ các tội lỗi của mình.
Một số người có thể cảm thấy chán nản trước lời tuyên bố táo bạo của Phao Lô rằng “chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rô Ma 3:10). Nhưng cũng có những sứ điệp đầy hy vọng trong Rô Ma. Tìm kiếm những sứ điệp đó trong chương 3 và 5, và cân nhắc tại sao việc nhớ rằng “mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô Ma 3:23) là một bước quan trọng hướng đến việc “khoe mình trong sự trông cậy” qua Chúa Giê Su Ky Tô (Rô Ma 5:2).
Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tôi “sống trong đời mới.”
Phao Lô dạy rằng phúc âm cần thay đổi cách chúng ta sống. Những câu nào trong Rô Ma 6 anh chị em sẽ sử dụng để giúp một người nào đó hiểu cách phúc âm đã giúp anh chị em “sống trong đời mới”? (câu 4). Anh chị em sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân nào?
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:
Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng chúng ta “không hổ thẹn vì Tin Lành”?
Một số người có thể nói rằng bởi vì chúng ta “được biện minh chỉ qua ân điển [của Thượng Đế]” (Joseph Smith Translation, Romans 3:24 ), thì không có gì đòi hỏi để chúng ta nhận được ân điển. Mặc dù chúng ta không bao giờ có thể làm đủ để “đáng nhận được” ân điển của Thượng Đế, nhưng Thượng Đế yêu cầu chúng ta làm một số điều nhất định để nhận được nó. Chúng ta có thể làm gì để nhận được ân điển?
Chúng ta đã trải qua những nỗi thống khổ nào? Làm thế nào những nỗi thống khổ này đã giúp chúng ta trở nên kiên nhẫn, rút ra kinh nghiệm, và niềm hy vọng?
Phao Lô đã nói gì trong những câu này về biểu tượng của phép báp têm? Có lẽ gia đình anh chị em có thể lên kế hoạch tham dự một lễ báp têm sắp tới. Hoặc một người nào đó trong gia đình anh chị em có thể chia sẻ những tấm ảnh hoặc kỷ niệm về lễ báp têm của người đó. Làm thế nào việc lập và tuân giữ các giao ước báp têm của chúng ta giúp chúng ta “sống trong đời mới”?
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.