“Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Phải Hiệp Một Ý Một Lòng Cùng Nhau’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019
Ngày 19–25 tháng Tám
1 Cô Rinh Tô 1–7
“Phải Hiệp Một Ý Một Lòng Cùng Nhau”
Ghi lại những ấn tượng của anh chị em trong khi đọc 1 Cô Rinh Tô 1–7. Những ấn tượng này có thể gồm có những thúc giục để học nhiều hơn về một ý tưởng, để chia sẻ với người khác điều anh chị em học được, hoặc thực hiện một số thay đổi trong cuộc sống.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Trong những tháng Phao Lô ở Thành Cô Rinh Tô, “có nhiều người Cô Rinh Tô từng nghe [ông] giảng, cũng tin, chịu phép báp têm” (Công Vụ Các Sứ Đồ 18:8). Điều đó rất đau lòng đối với Phao Lô để nghe, chỉ một vài năm sau đó, đã có “sự chia rẽ” và “tranh chấp” giữa Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô và khi vắng ông họ đã bắt đầu lưu ý đến “sự khôn ngoan của thế gian” (1 Cô Rinh Tô 1:10–11, 20). Để đáp lại, Phao Lô đã viết bức thư mà ngày nay chúng ta gọi là 1 Cô Rinh Tô. Bức thư này tràn đầy giáo lý sâu sắc, nhưng đồng thời, Phao Lô dường như thất vọng rằng Các Thánh Hữu chưa sẵn sàng để nhận tất cả giáo lý mà ông muốn đưa ra cho họ. Ông than thở: “Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thiêng liêng, nhưng như với người xác thịt” (1 Cô Rinh Tô 3:1–3). Trong khi chúng ta chuẩn bị đọc những lời của Phao Lô, có thể hữu ích để xem xét sự sẵn sàng của cá nhân chúng ta để tiếp nhận lẽ thật—kể cả sự sẵn lòng của chúng ta để lưu ý đến Thánh Linh và cố gắng hòa thuận trong gia đình mình, với Các Thánh Hữu của mình, và với Thượng Đế.
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân
Các tín hữu trong Giáo Hội của Đấng Ky Tô đều hiệp một.
Chúng ta không biết tất cả chi tiết về sự không hòa thuận giữa Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô, nhưng chúng ta biết về sự không hòa thuận trong những mối quan hệ của riêng mình. Hãy nghĩ về một mối quan hệ trong cuộc sống của anh chị em mà có thể được lợi ích nếu hòa thuận hơn; rồi sau đó tìm kiếm cách Phao Lô đã dạy trong 1 Cô Rinh Tô 1:10–17; 3:1–11 về tình trạng không hòa thuận giữa Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô. Anh chị em có thể có được sự hiểu biết sâu sắc nào về cách để trở nên hòa thuận hơn với người khác?
Xin xem thêm Mô Si A 18:21; 4 Nê Phi 1:15–17; Giáo Lý và Giao Ước 38:23–27; 105:1–5.
Để hoàn thành công việc của Thượng Đế, tôi cần sự thông sáng của Thượng Đế.
Mặc dù đó là điều tốt—thậm chí được khuyến khích—để tìm kiếm sự khôn ngoan ở bất cứ đâu chúng ta có thể tìm được (xin xem 2 Nê Phi 9:29; GLGƯ 88:118), nhưng Phao Lô đã đưa ra một số lời cảnh báo mạnh mẽ về sự khôn ngoan đầy thiếu sót của con người mà ông gọi là “sự khôn ngoan của thế gian này.” Khi anh chị em đọc 1 Cô Rinh Tô 1:17–25, hãy suy ngẫm về cụm từ này có thể có ý nghĩa gì. Anh chị em nghĩ Phao Lô có ý nói gì bằng những từ “sự khôn ngoan Đức Chúa Trời”? Tại sao chúng ta cần sự thông sáng của Thượng Đế để hoàn thành công việc của Thượng Đế?
Trong nỗ lực của anh chị em để làm tròn những trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành công việc của Thượng Đế, anh chị em đã bao giờ cảm thấy “yếu đuối … run rẩy lắm” mà Phao Lô đã cảm thấy khi ông giảng dạy Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô không? (1 Cô Rinh Tô 2:3). Anh chị em tìm thấy điều gì trong các câu 1–5 mà mang đến cho anh chị em lòng can đảm? Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể cho thấy rằng anh chị em tin cậy nơi “quyền năng của Thượng Đế” hơn “sự khôn ngoan loài người.”
Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 1:17–28.
Tôi cần Đức Thánh Linh để hiểu những sự việc của Thượng Đế.
Nếu anh chị em muốn học hỏi thêm về một điều gì đó chẳng hạn như cơ học ô tô hay là kiến trúc thời trung cổ, thì anh chị em sẽ làm điều đó bằng cách nào? Theo như 1 Cô Rinh Tô 2:9–16, việc học hỏi “những sự việc của Đức Chúa Cha” khác với việc học hỏi “những sự việc của loài người” như thế nào? Tại sao chúng ta phải có Đức Thánh Linh để hiểu những sự việc của Thượng Đế? Sau khi đọc các câu này, anh chị em cảm thấy mình nên làm điều gì để hiểu được những sự việc thuộc linh một cách trọn vẹn hơn? Làm thế nào những lời của Phao Lô giúp một người nào đó đang vật lộn với chứng ngôn của mình?
Cơ thể của tôi là thiêng liêng.
Hầu hết dân trong thành Cô Rinh Tô đều cảm thấy rằng tình dục vô luân là chấp nhận được và rằng cơ thể của họ được sáng tạo ra chủ yếu là để vui thú. Nói cách khác, thành Cô Rinh Tô không khác gì so với thế gian ngày nay. Phao Lô giảng dạy điều gì trong 1 Cô Rinh Tô 6:13–20 mà có thể giúp giải thích cho những người khác lý do tại sao anh chị em muốn sống một cuộc sống trinh khiết không?
Cũng có thể rất hay để thấy cách Chị Wendy W. Nelson, giống như Phao Lô, đã khuyến khích Các Thánh Hữu hãy trở nên trong trắng trong bài nói chuyện của chị “Tình Yêu và Hôn Nhân” (Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu dành cho Các Thành Niên Trẻ Tuổi, ngày 8 tháng Một năm 2017, broadcasts.lds.org). Làm thế nào các lẽ thật về tình yêu và sự thân mật mà Chị Nelson mô tả khác với các sứ điệp trên thế gian?
Xin xem thêm Rô Ma 1:24–27.
Phao Lô có dạy rằng không kết hôn thì tốt hơn là kết hôn không?
Một vài câu trong 1 Cô Rinh Tô 7 dường như gợi ý rằng mặc dù hôn nhân là có thể chấp nhận được, việc tiếp tục độc thân và hoàn toàn tránh các mối quan hệ tình dục là điều được ưa thích. Tuy nhiên, Bản dịch Joseph Smith, 1 Cô Rinh Tô 7:29–33 giúp chúng ta hiểu rằng Phao Lô đang ám chỉ những người được kêu gọi làm những người truyền giáo toàn thời gian, nhận xét rằng họ có thể phục vụ Thượng Đế hữu hiệu hơn nếu họ tiếp tục độc thân trong khi phục vụ truyền giáo. Chúa đã dạy qua các tôi tớ của Ngài, kể cả Phao Lô, rằng hôn nhân là một phần của kế hoạch của Ngài và cần thiết cho sự tôn cao (xin xem 1 Cô Rinh Tô 11:11; GLGƯ 131:1–4).
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:
Trong khi mọi người trong gia đình anh chị em đọc các câu này, hãy mời họ tìm kiếm một sự hiểu biết sâu sắc mà có thể giúp họ trở nên hòa thuận hơn.
Có lẽ anh chị em có thể đọc các câu này trong khi ăn vặt gồm có sữa và thịt, và anh chị em có thể so sánh cách đứa bé phát triển thành người lớn với cách chúng ta phát triển phần thuộc linh.
Phao Lô so sánh các nỗ lực truyền giáo của ông với việc gieo hạt giống. Cách so sánh của ông gợi ý điều gì về cách chúng ta nên tiếp cận việc chia sẻ phúc âm với người khác?
So sánh cơ thể chúng ta với đền thờ, như Phao Lô đã làm, có thể là một cách thức hữu hiệu để dạy về sự thánh thiện của cơ thể chúng ta. Có lẽ anh chị em có thể cho thấy ảnh các ngôi đền thờ, chẳng hạn như các đền thờ có kèm theo đại cương này. Tại sao đền thờ là thánh thiện? Cơ thể của chúng ta giống như đền thờ như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để chăm sóc thể xác mình như đền thờ? (Xin xem thêm “Sự Trong Sạch về Mặt Tình Dục,” Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, trang 35–37.) Nếu có thể được, hãy cùng đi đến đền thờ hoặc thăm quan khu vườn xung quanh đền thờ; làm như vậy có thể làm phong phú thêm cuộc thảo luận của anh chị em về sự thánh thiện của đền thờ và cơ thể của chúng ta.
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.