“Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6: ‘Quyền Phép của Đức Chúa Trời Để Cứu’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019
Ngày 5–11 tháng Tám
Rô Ma 1–6
“Quyền Phép của Đức Chúa Trời Để Cứu”
Những sự thúc giục nào anh chị em nhận được khi đọc Rô Ma 1–6? Những sự thúc giục này có thể giúp anh chị em lựa chọn từ những ý kiến giảng dạy sau đây.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Mời các trẻ em chia sẻ những điều chúng đã làm để đáp lại bất kỳ lời mời gọi nào mà anh chị em đưa ra trong bài học tuần trước. Ví dụ, chúng có nói chuyện với gia đình mình về con tàu đắm được miêu tả trong Công Vụ Các Sứ Đồ 27 và về việc tuân theo vị tiên tri không?
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Tôi có thể cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách noi theo Ngài.
Phao Lô giảng dạy rằng phúc âm có quyền năng để mang sự cứu rỗi đến với tất cả những người sống theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em cho thấy đức tin của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng việc noi theo Ngài?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giúp các trẻ em tìm Rô Ma trên bản đồ. Giải thích rằng Sách Rô Ma chứa đựng bức thư mà Phao Lô đã viết cho các Thánh Hữu ở Rô Ma để giúp họ hiểu các nguyên tắc phúc âm như đức tin.
-
Đọc Rô Ma 1:17 cho các trẻ em nghe, và giúp chúng học thuộc câu “Người công bình sẽ sống bởi đức tin.” Anh chị em có thể chỉ định mỗi đứa trẻ học một từ trong câu và yêu cầu chúng nói từ đó khi anh chị em chỉ vào chúng. Giải thích rằng câu này nghĩa là chúng ta nên sống mỗi ngày với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Các trẻ em có biết đức tin là gì không? Cho thấy một bức tranh của Chúa Giê Su Ky Tô và giải thích rằng chúng ta tin Ngài có thật mặc dù chúng ta không nhìn thấy Ngài. Đây là đức tin—tin vào điều gì đó mặc dù chúng ta không thấy được.
-
Giải thích rằng chúng ta cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng việc vâng lời Ngài. Giấu những bức tranh về những người đang làm điều mà Chúa Giê Su yêu cầu làm xung quanh phòng. Để cho các em thay phiên nhau tìm và miêu tả bức tranh. Chúng ta có thể làm gì để noi theo Chúa Giê Su?
-
Bịt mắt một đứa trẻ và hướng dẫn nó đi ngang qua phòng hướng đến bức tranh của Chúa Giê Su. Để cho mỗi đứa trẻ có được môṭ lần làm. Giúp các trẻ em hiểu rằng chúng nên tuân theo những lời giảng dạy của Chúa Giê Su như chúng tuân theo chỉ dẫn của anh chị em.
Việc chịu phép báp têm giống như việc trở thành một người mới.
Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang chuẩn bị cho phép báp têm. Chúng có thể học được điều gì về phép báp têm từ lời hướng dẫn của Phao Lô để “sống trong đời mới”?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các trẻ em lặp lại câu “sống trong đời mới” (Rô Ma 6:4). Giải thích rằng khi chúng ta chịu phép báp têm, chúng ta được tha thứ tội lỗi của mình. Chúng ta có cơ hội để tiến lên phía trước bằng việc có những sự lựa chọn tốt, hối cải khi phạm sai lầm và cố gắng để trở nên giống như Chúa Giê Su. Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giảng dạy các trẻ em rằng phép báp têm giúp chúng ta trở thành một con người mới.
-
Kể cho các trẻ em nghe về cảm giác của anh chị em khi chịu phép baṕ têm, và mời chúng chia sẻ kinh nghiệm khi chúng tham dự một buổi lễ báp têm. Mời các trẻ em vẽ tranh về ngày lễ báp têm tương lai của chính mình và chia sẻ việc chúng có thể làm gì để chuẩn bị cho phép báp têm của mình.
-
Hát với các trẻ em một bài về phép báp têm, như “When I Am Baptized” (Children’s Songbook, trang 103). Chúng ta có thể học hỏi được điều gì về bài hát này?
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Tôi có thể cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách noi theo Ngài.
Phao Lô giảng dạy rằng phúc âm có quyền năng để mang sự cứu rỗi đến với tất cả những người sống theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Đức tin là nguyên tắc đầu tiên của phúc âm. Đức tin thúc đẩy chúng ta để tuân theo các lệnh truyền. Làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em hiểu về đức tin rõ hơn?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu một đứa trẻ tìm Rô Ma trên bản đồ. Giúp các trẻ em hiểu rằng qua vài tuần nữa, chúng sẽ học từ những bức thư của Phao Lô viết cho các tín hữu của Giáo Hội ở những nơi khác nhau, bắt đầu với bức thư của ông gửi đến Rô Ma.
-
Viết những từ trong Rô Ma 1:16 lên trên bảng, để trống một số từ. Yêu cầu các trẻ em tìm câu thánh thư và điền vào chỗ trống. Chỉ ra câu “tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu,” và mời các trẻ em chia sẻ câu này có ý nghĩa gì với chúng.
-
Mời một đứa trẻ đọc lớn tiếng Rô Ma 1:17, và yêu cầu các trẻ em khác lắng nghe một từ được lặp lại. “Sống bởi đức tin” có nghĩa là gì? Giúp các trẻ em tìm kiếm một định nghĩa về đức tin trong một nguồn tài liệu như Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Đức tin,” scriptures.lds.org. Cuộc sống của chúng ta sẽ khác như thế nào nếu không có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?
-
Cho các trẻ em thấy một cái cây và một hạt giống, và hỏi làm thế nào chúng ta giúp một hạt giống trở thành một cái cây. Giải thích rằng khi chúng ta gieo hạt và tưới nước, chúng ta cho thấy mình có đức tin rằng nó sẽ phát triển. Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng mình có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Suy ngẫm về việc hát một bài hát về đức tin, như “Faith” (Children’s Songbook, trang 96), như là một phần của sinh hoạt này.
Tất cả chúng ta cần Chúa Giê Su Ky Tô để được tha thứ tội lỗi của mình.
Phao Lô muốn người Rô Ma hiểu rằng sự cứu rỗi chỉ đến qua Chúa Giê Su Ky Tô và ân điển của Ngài. Suy ngẫm cách mà anh chị em có thể giảng dạy lẽ thật này cho các trẻ em.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời một đứa trẻ đọc Rô Ma 3:23–24. Các trẻ em nghĩ những câu này giảng dạy chúng ta điều gì? Giải thích rằng “ân điển” trong câu 24 có nghĩa là ân tứ về tình yêu thương và lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi, là điều giúp chúng ta có thể nhận được sự tha thứ cho tội lỗi của mình.
-
Treo cao một gói kẹo hoặc một bức tranh lên tường hoặc một chỗ khác mà các trẻ em không thể tự mình với tới được. Để các trẻ em thử với tới bao kẹo, và so sánh việc này với điều mà Phao Lô giảng dạy trong Rô Ma 3:23. Sau đó giúp chúng với tới bao kẹo. Đấng Cứu Rỗi đã làm gì cho chúng ta mà chúng ta không thể tự mình làm được? Mời các trẻ em chia sẻ cách chúng cảm nhận về Đấng Cứu Rỗi khi chúng nghĩ về điều Ngài đã làm cho chúng.
Việc chịu phép báp têm giống như việc trở thành một người mới.
Phao Lô dạy rằng phép báp têm tượng trưng cho cái chết và Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô. Nó cũng tượng trưng cho “cái chết” của con người tội lỗi của chúng ta và được trỗi dậy để “sống trong đời mới” (Rô Ma 6:4). Chúng ta tái lập giao ước của mình để sống trong đời mới mỗi lần chúng ta dự phần Tiệc Thánh.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời một đứa trẻ đọc Rô Ma 6:3–6. Phao Lô đã nói phép báp têm “giống nhau” với điều gì?
-
Thảo luận phép báp têm tượng trưng cho cái chết và sự phục sinh như thế nào. Cân nhắc việc cho xem đoạn video “The Baptism of Jesus” (LDS.org). Tại sao cái chết và sự phục sinh tượng trưng chính xác cho những điều diễn ra khi chúng ta chịu phép báp têm?
-
Cùng nhau đọc những lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem GLGƯ 20:77, 79). Nhắc nhở các trẻ em rằng khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh, chúng ta tái lập giao ước đã lập khi chúng ta chịu phép báp têm để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Tiệc Thánh giúp chúng ta “sống trong đời mới” như thế nào?
-
Mời các trẻ em làm một tấm áp phích mà cho thấy việc “sống trong đời mới” có ý nghĩa như thế nào với chúng. Các trẻ em có thể treo những tấm áp phích này trong phòng của chúng để giúp chúng có những lựa chọn tốt.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Khuyến khích các trẻ em yêu cầu các thành viên trong gia đình cho chúng biết khi họ nhìn thấy các trẻ em làm điều gì đó mà cho thấy đức tin.