“Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28: ‘Làm Chức Việc và Làm Chứng’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019
Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám
Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28
“Làm Chức Việc và Làm Chứng”
Khi anh chị em đọc những câu chuyện về giáo vụ của Phao Lô trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28, hãy tìm kiếm những nguyên tắc mà sẽ có ý nghĩa với các trẻ em mà anh chị em giảng dạy.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Trưng bày những bức tranh về một nhà giam, một chiếc thuyền và một con rắn. Mời các trẻ em chia sẻ bất kỳ câu chuyện nào chúng biết về Phao Lô mà có liên quan đến những bức tranh này.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su quan tâm đến tôi và sẽ giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn.
Việc học về cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp đỡ Phao Lô có thể giúp các trẻ em biết rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su quan tâm đến chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Chia sẻ câu chuyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 23:10–11 về Đấng Cứu Rỗi thăm Phao Lô ở trong tù. Hoặc cho xem đoạn video “Be of Good Cheer” (LDS.org), là đoạn video miêu tả câu chuyện này. Chia sẻ một thời gian mà các anh chị em gặp khó khăn và nhận được sự hướng dẫn và an ủi từ Thượng Đế. Hãy yêu cầu các trẻ em chia sẻ những lúc chúng cảm thấy được Thượng Đế an ủi.
-
Giúp các trẻ em ghi nhớ điều mà Chúa Giê Su phán với Phao Lô: “Hãy cứ vững lòng.” Yêu cầu các trẻ em nghĩ về một người mà chúng có thể mời gọi để trở nên vững lòng—có lẽ một người đang buồn phiền hoặc lo lắng.
Tôi có thể chia sẻ chứng ngôn của mình với người khác.
Việc ôn lại chứng ngôn của Phao Lô trước mặt Vua Ạc Ríp Ba có thể giúp các trẻ em học cách chia sẻ điều chúng biết là đúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mang một vương miện đến lớp học, để cho một đứa trẻ đội lên và đóng vai Vua Ạc Ríp Ba. Mời một đứa trẻ khác đóng vai Phao Lô đứng trước mặt vua khi anh chị em tóm tắt chứng ngôn của Phao Lô và phản ứng của Vua Ạc Ríp Ba, được tìm thấy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 26:1–29 (xin xem “Chương 63: Phao Lô Hoàn Tất Công Việc Truyền Giáo của Ông,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 162–166, hoặc đoạn video tương ứng trên trang mạng LDS.org). Giải thích rằng chúng ta có thể chia sẻ chứng ngôn của mình với người khác, như Phao Lô đã làm.
-
Yêu cầu các trẻ em lắng nghe trong khi anh chị em hát hoặc đọc một bài hát về chứng ngôn, như lời 2 trong bài “Testimony” (Hymns, trang. 137) hoặc “Tôi Biết Rằng Cha Hằng Sống” (Thánh Ca và Những Bài Hát Thiếu Nhi, trang 59). Mời các trẻ em giơ tay lên khi chúng nghe điều mà chúng có thể chia sẻ chứng ngôn. Anh chị em có thể muốn hát vài lần; mời các trẻ em cùng hát khi chúng quen với lời bài hát. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều gì đó về phúc âm mà chúng biết là đúng.
-
Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các trẻ em nghĩ về điều mà chúng có thể nói khi chúng chia sẻ chứng ngôn của mình. Mời chúng chia sẻ chứng ngôn của mình với một thành viên trong gia đình.
Các vị tiên tri cảnh báo tôi về sự nguy hiểm.
Suy ngẫm cách mà câu chuyện về con tàu đắm của Phao Lô có thể dạy các trẻ em rằng các vị tiên tri thấy những mối nguy hiểm mà chúng ta không thể thấy.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các trẻ em giả vờ như chúng đang ở trên một con tàu đang chìm trong cơn bão. Đọc lời cảnh báo của Phao Lô với mọi người, tìm thấy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 27:9–10, và chia sẻ câu chuyện về con tàu đắm mà đã xảy ra vì họ không lắng nghe lời cảnh báo của ông (xin xem các câu 11, 39–44). Cho thấy một tấm hình của Vị Chủ Tịch của Giáo Hội. Ông đã cho chúng ta những lời cảnh báo gì?
-
Đặt vài bức tranh hoặc đồ vật xung quanh phòng tượng trưng cho những điều mà vị tiên tri dạy chúng ta làm, như tham dự nhà thờ hay chịu phép báp têm. Cả lớp, đi xung quanh phòng, dừng lại ở mỗi bức tranh hay đồ vật để nói về cách mà việc noi theo những lời giảng dạy của vị tiên tri giúp chúng ta an toàn.
Việc noi theo những lời giảng dạy của vị tiên tri giúp chúng ta an toàn.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Công Vụ Các Sứ Đồ 23:10–11; 27:18–26; 28:1–6
Khi tôi gặp nghịch cảnh, Thượng Đế không bỏ rơi tôi.
Trong suốt những khó khăn mà Phao Lô trải qua, Chúa đã ở cùng ông. Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em liên kết những kinh nghiệm của Phao Lô đến cuộc sống của chúng?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Sử dụng Công Vụ Các Sứ Đồ 23:10, giải thích rằng Phao Lô bị giam trong tù vì ông giảng dạy mọi người về Chúa Giê Su. Sau đó đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11 với các trẻ em. Hoặc cho xem đoạn video “Be of Good Cheer” (LDS.org), là đoạn video miêu tả câu chuyện này. Tại sao Phao Lô “vững lòng” ngay cả khi ông ấy ở trong tù?
-
Viết lên trên bảng Công Vụ Các Sứ Đồ 23:10–11; Công Vụ Các Sứ Đồ 27:18–26; và Công Vụ Các Sứ Đồ 28:1–6. Cho thấy những bức tranh về một nhà tù, một con tàu và một con rắn, và mời các trẻ em ôn lại những câu thánh thư này và khớp chúng với những bức tranh. Trong mỗi câu chuyện này, làm thế nào Chúa đã cho Phao Lô thấy rằng Ngài ở cùng ông?
-
Mời một người từ tiểu giáo khu để chia sẻ một kinh nghiệm khi Chúa đã ở cùng người đó trong suốt một thời gian khó khăn. Có lẽ anh chị em hoặc các trẻ em cũng có thể chia sẻ các kinh nghiệm.
Tôi có thể can đảm chia sẻ chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô.
Sự dũng cảm của Phao Lô trong việc chia sẻ chứng ngôn của ông có thể giúp các trẻ em trở nên can đảm khi chia sẻ chứng ngôn của chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các trẻ em đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 26:1–29 và tìm một số lẽ thật phúc âm mà Phao Lô đã giảng dạy cho Vua Ạc Ríp Ba. Tại sao Phao Lô có thể đã sợ hãi để chia sẻ những điều này trước mặt vua? Mời các trẻ em liệt kê một số nguyên tắc phúc âm mà chúng biết là đúng. Yêu cầu các trẻ em nghĩ về một người chúng biết mà cần nghe chứng ngôn về những lẽ thật này của chúng.
-
Mời các trẻ em sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để viết những điều mà chúng có thể nói trong chứng ngôn của chúng.
Các vị tiên tri cảnh báo tôi về sự nguy hiểm.
Các trẻ em có thể lắng nghe những sứ điệp của các vị tiên tri thời hiện đại và nhận biết những lời cảnh bảo của họ. Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em học cách lưu ý đến những lời cảnh báo đó?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cắt một mẩu giấy hình chiếc tàu thành những mảnh hình ghép. Mời các trẻ em viết những lời cảnh báo của Phao Lô trong Công Vụ Các Sứ Đồ 27:9–11 lên những mảnh ghép và xếp chúng lại với nhau. Tại sao những người đó không nghe theo Phao Lô? (xin xem câu 11). Mời các trẻ em đọc các câu 18–20 và 40–44 để tìm kết quả xảy ra là gì. (Giải thích rằng bởi vì những người đó tuân theo lời khuyên của Phao Lô ở lại trên tàu nên không ai bị chết khi tàu đắm; xin xem các câu 30–32.) Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm này về việc tuân theo vị tiên tri?
-
Mang đến một sứ điệp trong đại hội trung ương gần đây của Chủ Tịch Giáo Hội và chia sẻ với các trẻ em bất kỳ lời cảnh báo hay lời khuyên nào mà ông đã đưa ra. Mời các trẻ em nghĩ những cách chúng có thể tuân theo vị tiên tri.
-
Cho xem đoạn video “Blessed and Happy Are Those Who Keep the Commandments of God” (LDS.org). Các vị tiên tri giống người có ống nhòm như thế nào?
-
Viết xuống một vài sinh hoạt các trẻ em có thể làm mà sẽ giúp chúng biết về vai trò của vị tiên tri—ví dụ, “Đọc Giáo Lý và Giao Ước 21:4–7” hoặc “Hát ‘Follow the Prophet’” (Children’s Songbook, trang 110–111, hoặc sử dụng một bài hát khác về các vị tiên tri). Treo bản liệt kê các sinh hoạt bên ngoài phòng học, và mời một đứa trẻ đứng ở cửa và đọc lần lượt mỗi sinh hoạt cho cả lớp, để cho chúng hoàn thành sinh hoạt đó trước khi đọc sinh hoạt khác. Giải thích rằng giống như một đứa trẻ hướng dẫn cho những đứa trẻ khác, một vị tiên tri dạy chúng ta điều Thượng Đế muốn chúng ta làm. Yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng học được về các vị tiên tri từ những sinh hoạt.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Yêu cầu các trẻ em sử dụng điều chúng học được về Phao Lô để khuyến khích gia đình mình học tập sứ điệp gần đây nhất của vị tiên tri và thảo luận cách họ có thể tuân theo lời khuyên dạy của ông.
Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta
Sử dụng các giác quan. “Hầu hết trẻ em (và người lớn) học một cách hữu hiệu nhất khi sử dụng nhiều giác quan. Tìm cách giúp các trẻ em sử dụng các giác quan của chúng về thị giác, thính giác và xúc giác khi chúng học hỏi. Trong một số trường hợp, anh chị em còn có thể tìm ra cách để gồm vào các giác quan của chúng về mùi và hương vị!” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).