Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 8–14 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 129–132: “Khi Chúng Ta Nhận Được Bất Cứ Một Phước Lành Nào từ Thượng Đế, Thì Đó là do Sự Vâng Lời”


“Ngày 8–14 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 129–132: ‘Khi Chúng Ta Nhận Được Bất Cứ Một Phước Lành Nào từ Thượng Đế, Thì Đó là do Sự Vâng Lời,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 8–14 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 129–132,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
Joseph Smith giảng dạy ở Nauvoo

Joseph Smith in Nauvoo, 1840 (Joseph Smith ở Nauvoo, năm 1840), tranh do Theodore Gorka họa

Ngày 8–14 tháng Mười Một

Giáo Lý và Giao Ước 129–132

“Khi Chúng Ta Nhận Được Bất Cứ Một Phước Lành Nào từ Thượng Đế, Thì Đó là do Sự Vâng Lời”

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích: “Cách nói chuyện suông thì không phải là giảng dạy. Việc thuyết giảng phúc âm theo cách của Chúa gồm có việc quan sát, lắng nghe và nhận thức” (“Trở Thành Người Truyền Giáo như trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta,” Liahona, tháng Mười năm 2013, trang 46). Thánh Linh dạy cho anh chị em điều gì khi anh chị em quan sát và lắng nghe các trẻ em mà mình giảng dạy?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chọn ra một đề tài từ các tiết 129–132, và hãy để các em nói cho anh chị em nghe về điều mà chúng đã biết về đề tài đó. Ví dụ, các em biết điều gì về Cha Thiên Thượng hoặc Thiên Chủ Đoàn? về hôn nhân vĩnh cửu? về thượng thiên giới?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21; 132:5

Các phước lành đến từ sự vâng lời Thượng Đế.

Joseph Smith đã dạy rằng mọi phước lành từ Thượng Đế đều dựa vào việc chúng ta tuân theo các luật pháp của Ngài. Làm thế nào anh chị em có thể giảng dạy nguyên tắc này theo cách mà các em có thể hiểu được?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với các em một phép so sánh đơn giản mà cho thấy tầm quan trọng của việc tuân theo sự hướng dẫn; ví dụ, nói với các em về các bước mà chúng ta phải làm theo để chuẩn bị thức ăn hoặc chơi một trò chơi hoặc xây một thứ gì đó. Điều gì xảy ra khi chúng ta không tuân theo hướng dẫn? (Có thể anh chị em có một kinh nghiệm cá nhân mà anh chị em có thể chia sẻ.) Đọc to Giáo Lý và Giao Ước 130:21, và so sánh những hướng dẫn này với các lệnh truyền mà chúng ta phải tuân theo để nhận được các phước lành từ Cha Thiên Thượng.

  • Hỏi các em xem chúng có thể nghĩ về một lúc nào đó mà chúng đã tuân theo một trong số những lệnh truyền của Thượng Đế không. Chúng đã cảm thấy như thế nào? Cùng nhau hát một bài hát về sự vâng lời, chẳng hạn như “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66), và chỉ ra các phước lành được đề cập đến trong bài hát. Thảo luận một số điều mà Thượng Đế đã truyền lệnh cho chúng ta phải làm. Thượng Đế ban phước cho chúng ta như thế nào khi chúng ta tuân giữ những lệnh truyền đó?

Giáo Lý và Giao Ước 130:22

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể xác bất diệt.

Khi chúng ta hiểu rằng Thượng Đế Đức Chúa Cha và Chúa Giê Su Ky Tô có thể xác giống như chúng ta, thì chúng ta cảm thấy gần gũi Hai Ngài hơn, và mối quan hệ của chúng ta với Hai Ngài cũng được củng cố.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô, và mời chúng chỉ vào đôi mắt, miệng, và những phần khác của cơ thể Ngài. Sau đó mời các em đứng lên và chỉ vào cùng những bộ phận đó trên cơ thể của riêng chúng. Đọc từ Giáo Lý và Giao Ước 130:22: “Đức Chúa Cha có một thể xác bằng xương bằng thịt …; và luôn cả Đức Chúa Con cũng vậy.” Làm chứng rằng cơ thể của chúng ta cũng giống như cơ thể của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su.

  • Cùng nhau hát một bài hát về cơ thể của chúng ta, chẳng hạn như “Chúa Ban Tôi Một Đền Tạm” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 62). Yêu cầu các em kể cho anh chị em về một số việc mà chúng có thể làm với cơ thể của chúng. Biểu lộ lòng biết ơn của anh chị em về cơ thể mà Thượng Đế đã ban cho mình. Làm cách nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta biết ơn về ân tứ đặc biệt này?

  • Mời các em vẽ tranh về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô, và bản thân chúng. Giúp chúng thấy cách mà cơ thể của chúng ta cũng giống như cơ thể của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su.

Giáo Lý và Giao Ước 132:19

Cha Thiên Thượng đã làm cho gia đình có thể được ở cùng nhau mãi mãi.

Thông qua quyền năng gắn bó của Chúa và các giáo lễ đền thờ, những mối quan hệ gia đình của chúng ta có thể tồn tại vĩnh viễn nếu chúng ta tuân giữ những giao ước của mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em nghĩ ra những ví dụ về những thứ mà không tồn tại vĩnh viễn—như thức ăn có thể bị hư, hoa có thể héo úa, và vân vân. Cho thấy một bức hình của gia đình anh chị em, và chia sẻ những cảm nghĩ của anh chị em về họ. Làm chứng rằng Chúa, thông qua các giáo lễ đền thờ, đã làm cho gia đình có thể được ở cùng nhau mãi mãi.

  • Mở ra tiết 132 của sách Giáo Lý và Giao Ước, và nói cho các em biết rằng đây là điều mặc khải ban cho Joseph Smith về hôn nhân và gia đình. Cho chúng thấy câu 19, và chỉ vào những từ “lẫn thời vĩnh cửu” khi anh chị em đọc chúng. Mời các em đọc những từ này với anh chị em.

  • Giúp các em làm những con búp bê bằng giấy tượng trưng cho những người trong gia đình của chúng (xin xem trang sinh hoạt của tuần này). Cắt rời những con búp bê ra, và đặt chúng vào trong một cái phong bì hoặc kẹp chúng lại với nhau bằng một cái kẹp giấy để tượng trưng cho quyền năng gắn bó mà có thể giúp cho gia đình chúng ta ở cùng nhau vĩnh viễn.

    Hình Ảnh
    người phụ nữ và bé gái trong khuôn viên đền thờ

    Các giáo lễ đền thờ cho phép gia đình được ở cùng nhau mãi mãi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 130:18–19

Cha Thiên Thượng muốn tôi đạt được kiến thức và tri thức.

Nhiều thứ mà chúng ta đạt được trong cuộc sống này sẽ không đi cùng với chúng ta vào cuộc sống mai sau. Nhưng “kiến thức và tri thức” sẽ đi cùng với chúng ta (Giáo Lý và Giao Ước 130:19).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em chia sẻ với anh chị em một điều gì đó mà chúng đang học hỏi ở trường hoặc từ cha mẹ chúng. Mời chúng đọc Giáo Lý và Giao Ước 130: 18–19 để biết được điều gì sẽ xảy ra đối với kiến thức và tri thức của chúng ta trong cuộc sống mai sau.

  • Câu 19 dạy điều gì về cách mà chúng ta có thể đạt được kiến thức và tri thức? Làm cách nào chúng ta có thể tận tụy và vâng lời trong khi cố gắng học hỏi? (Để tìm hiểu thêm về đề tài này, xin xem “Học Vấn” trong tài liệu Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [các trang 9–10].)

Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21; 132:5, 21–23

Các phước lành đến từ sự vâng lời Thượng Đế.

Suy ngẫm cách mà Chúa ban phước cho anh chị em khi anh chị em tuân giữ luật pháp của Ngài. Anh chị em có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào với các em để truyền cảm hứng cho chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hát một bài hát về sự vâng lời, chẳng hạn như “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66), và mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21132:5. Giúp các em tìm những từ ngữ và ý kiến trong thánh thư mà tương tự với những từ ngữ và ý kiến trong bài hát. Chúng ta nhận được các phước lành từ Thượng Đế như thế nào? Mời các em chia sẻ về việc chúng đã được ban phước như thế nào khi tuân theo luật pháp của Thượng Đế.

  • Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 132:21–23, và mời các em vẽ tranh tượng trưng cho điều chúng học được từ những câu này. Khuyến khích các em hãy sáng tạo, và gợi ý rằng chúng nên gồm vào trong bức tranh của mình những luật pháp hoặc lệnh truyền mà giúp cho chúng ta tiếp tục trên con đường nhỏ hẹp dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.

Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4; 132:15, 19

Cha Thiên Thượng đã làm cho gia đình có thể được ở cùng nhau mãi mãi.

Cho dù hoàn cảnh hiện tại của gia đình chúng ta ra sao đi nữa, ngay bây giờ chúng ta vẫn có thể đưa ra những lựa chọn mà sẽ chuẩn bị cho chúng ta để nhận được các phước lành của gia đình vĩnh cửu trong tương lai.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu một số em đọc Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4 và các em khác đọc 132:15. Giúp chúng khám phá ra điều mà các câu này dạy về hôn nhân. Chọn ra những cụm từ chính yếu trong 132:19 (chẳng hạn như “nếu một người cưới vợ”, “giao ước vĩnh viễn”, “đóng ấn”, “tôn trọng giao ước của ta”, “lẫn thời vĩnh cửu”, và “mãi mãi và đời đời”), và yêu cầu các em tìm những cụm từ này trong câu đó. Những cụm từ này dạy chúng ta điều gì về hôn nhân?

  • Hát “Giờ Có Mến Yêu Trong Nhà Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 44), hoặc ôn lại “Chương 55: Một Điều Mặc Khải về Hôn Nhân” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 198). Yêu cầu các em lắng nghe và chuẩn bị để chia sẻ điều chúng ta phải làm để gia đình chúng ta có thể được vĩnh cửu. Làm chứng rằng cho dù hoàn cảnh hiện tại của gia đình chúng ta có ra sao đi nữa, thì chúng ta vẫn có thể tự chuẩn bị để trở thành một phần của gia đình vĩnh cửu.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em nói cho gia đình của chúng biết rằng chúng yêu thương họ biết dường nào và muốn được gắn kết với tư cách là một gia đình vĩnh cửu.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy nhạy cảm với các hoàn cảnh gia đình khác nhau. “Trẻ em ngày nay thường ở trong nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau và phức tạp. … [Chúng ta] cần phải tìm đến [những đứa trẻ] đang cảm thấy cô đơn, bị bỏ lại, hoặc ở bên ngoài hàng rào” (Neil L. Andersen, “Hễ Ai Tiếp Con Trẻ Này, Tức Là Tiếp Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 49, 52).

In