Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 1–7 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 125–128: “Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Người Sống và Người Chết”


“Ngày 1–7 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 125-128: ‘Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Người Sống và Người Chết,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 1–7 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 125–128,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
gia đình cùng với các tổ tiên của họ trong thế giới linh hồn

Us with Them and Them with Us (Chúng Ta ở cùng Họ và Họ ở cùng Chúng Ta, tranh do Caitlin Connolly họa

Ngày 1–7 tháng Mười Một

Giáo Lý và Giao Ước 125–128

“Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Người Sống và Người Chết”

Nếu anh chị em giảng dạy trẻ em nhỏ tuổi và cần được giúp đỡ thêm, hãy xem phần “Đáp Ứng Nhu Cầu của Trẻ Em Nhỏ Tuổi” ở phần đầu của tài liệu này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Giúp các em nghĩ về một điều gì đó mà chúng đã học trong tuần này ở nhà hoặc trong Hội Thiếu Nhi. Cho các em một vài phút để vẽ tranh về điều mà chúng đang nghĩ đến và chia sẻ tranh của chúng với cả lớp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 126:3

Tôi yêu thương gia đình của mình.

Sau khi Brigham Young trở về nhà từ công việc thuyết giảng phúc âm, Chúa đã phán bảo ông phải tập trung vào việc chăm sóc cho gia đình của mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với các em thông tin về Brigham Young trong “Chương 50: Các Thánh Hữu ở Nauvoo” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 184), hoặc tóm lược Giáo Lý và Giao Ước 126 bằng lời riêng của anh chị em. Sau đó đọc cho các em nghe Giáo Lý và Giao Ước 126:3 và nhấn mạnh cụm từ “đặc biệt chăm sóc gia đình của ngươi.” Việc chăm sóc gia đình của chúng ta có nghĩa là gì? Giúp các em nghĩ về những cách mà chúng có thể bày tỏ tình yêu thương đến những người trong gia đình của chúng.

  • Trước khi lớp học bắt đầu, hãy mời các em mang theo một bức hình gia đình của chúng (hoặc yêu cầu các em vẽ tranh). Sau đó yêu cầu các em chia sẻ một điều gì đó mà chúng yêu thích về gia đình của chúng. Chia sẻ một bức hình về gia đình của anh chị em, và cũng làm giống như vậy. Giải thích lý do tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta quan tâm đến những người trong gia đình của mình. Hát một bài hát mà giảng dạy lẽ thật này.

Giáo Lý và Giao Ước 128:5, 12

Tất cả các con cái của Thượng Đế đều cần có cơ hội được làm phép báp têm.

Ngoài việc giúp các em chuẩn bị để thiết lập các giao ước báp têm của riêng chúng, hãy dạy chúng rằng chúng ta có thể giúp những người đã qua đời mà chưa được làm phép báp têm nhận được cùng các phước lành như vậy.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô đang được làm phép báp têm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 35). Hỏi các em xem chúng có bao giờ trông thấy một ai đó được làm phép báp têm chưa. Chúng nhớ điều gì về sự kiện đó? Sử dụng một bức hình hoặc đoạn video để cho các em thấy rằng khi chịu phép báp têm, chúng ta trầm mình hoàn toàn xuống dưới nước và sau đó trở lên lại, giống như Chúa Giê Su đã làm. Mở ra Giáo Lý và Giao Ước 128:12, và giải thích rằng Joseph Smith đã dạy rằng việc được làm phép báp têm nhắc cho chúng ta nhớ về Sự Phục Sinh.

  • Kể cho các em nghe về một người nào đó mà anh chị em biết (chẳng hạn như một tổ tiên) là người đã qua đời mà không được làm phép báp têm. Đọc to Giáo Lý và Giao Ước 128:5, và để cho các em thay phiên nhau cầm bức hình của một hồ báp têm trong đền thờ (xin xem đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng cho phép chúng ta chịu phép báp têm trên thế gian thay cho những người đã qua đời. Bằng cách này, tất cả các con cái của Thượng Đế có thể được làm phép báp têm và thiết lập các giao ước với Ngài.

Giáo Lý và Giao Ước 128:18

Cha Thiên Thượng muốn tôi biết về lịch sử gia đình của mình.

Có những cách đơn giản mà qua đó các trẻ em nhỏ tuổi có thể tham gia vào công việc lịch sử gia đình. Giúp các em cảm thấy yêu thương những người trong cây gia phả của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tạo ra một dây xích bằng giấy với tên của những người trong gia đình của anh chị em (xin xem trang sinh hoạt của tuần này), và mang nó đến để cho cả lớp thấy. Kể một vài điều về những người trên dây xích của anh chị em. Đọc cho các em nghe từ Giáo Lý và Giao Ước 128:18, và giải thích rằng Joseph Smith đã dạy rằng “có một mối dây ràng buộc … giữa tổ phụ và con cháu.” Giúp các em tạo ra các dây xích gia đình của riêng chúng, và mời các em đem dây xích về nhà để nhờ cha mẹ giúp chúng thêm vào tên của những tổ tiên.

  • Yêu cầu các em chia sẻ một điều gì đó về một người ông hoặc người bà của chúng. Kể cho các em nghe một câu chuyện ưa thích về cha mẹ hoặc ông bà của anh chị em. Cho xem những hình ảnh, nếu có thể. Khuyến khích các em tìm hiểu thêm về ông bà và các tổ tiên khác của chúng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 126

Tôi có thể giúp chăm sóc cho gia đình mình.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy phục vụ những người trong gia đình của chúng bằng những cách thức đầy ý nghĩa?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 126:3. Tại sao Cha Thiên Thượng đã phán bảo Brigham Young phải “đặc biệt chăm sóc gia đình [của ông ấy]”? Làm thế nào chúng ta có thể làm giống như vậy cho gia đình của mình? Tạo ra một danh sách những điều chúng ta có thể làm bây giờ để phục vụ gia đình mình. Việc thực hiện những điều này sẽ giúp chúng ta trở nên giống như Cha Thiên Thượng hơn như thế nào?

  • Chia sẻ với các em về câu chuyện của Chị Carole M. Stephens về đứa cháu Porter của chị (xin xem “Chúng Ta Có Lý Do Tuyệt Vời để Vui Mừng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 115). Porter đã làm gì để chăm sóc gia đình của em ấy? Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của em ấy?

Giáo Lý và Giao Ước 128:1, 15–18

Phép báp têm cho người chết tạo ra “một mối dây ràng buộc” giữa tôi và những tổ tiên của tôi.

Joseph Smith đã dạy rằng phép báp têm cho người chết ràng buộc chúng ta với những tổ tiên của mình giống như những mắt xích trong một dây xích. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em cảm thấy niềm vui khi tìm hiểu về tổ tiên của mình và chắc chắn rằng công việc đền thờ được thực hiện cho họ?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia lớp học ra thành hai nhóm, và yêu cầu nhóm đầu tiên đọc Giáo Lý và Giao Ước 128:1 để biết vấn đề gì đã chiếm lấy tâm trí của Joseph Smith. Yêu cầu nhóm kia đọc câu 17 để biết vấn đề gì mà ông cho là “đầy vinh quang nhất.” Hãy để cho các em chia sẻ điều chúng tìm được, và thảo luận về lý do mà vấn đề này lại vinh quang đến như vậy. Nếu có thể, hãy mời một em giới trẻ mà đã từng tham gia vào việc làm phép báp têm cho người chết đến để chia sẻ những kinh nghiệm của em ấy và giải thích tại sao chúng ta làm công việc này.

  • Cân nhắc việc sử dụng một bài học với đồ vật để cho thấy rằng chúng ta cần phải giúp đỡ những tổ tiên chưa được làm phép báp têm của mình. Ví dụ, trưng bày một món quà hoặc một món ăn vặt, nhưng đặt nó ngoài tầm với của một trong các em. Nói với em ấy rằng em ấy có thể có vật đó nhưng không thể di chuyển khỏi chỗ ngồi của mình. Hỏi các em khác xem chúng có thể làm gì để giúp em ấy có được vật đó. Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 128:15, và thảo luận xem câu thánh thư đó có liên quan đến bài học với đồ vật này như thế nào.

  • Mời các em làm một dây xích bằng giấy với tên của cha mẹ, ông bà, ông bà cố của các em, và vân vân (xin xem trang sinh hoạt của bài học này). Nếu các em không biết tên các tổ tiên của chúng, hãy khuyến khích các em tìm ra tên của họ và viết chúng lên dây xích ở nhà. Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 128:18 để biết xem “mối dây ràng buộc” đó là gì mà có thể làm cho lịch sử gia đình của chúng ta được “hoàn bị và toàn hảo.” Kể một câu chuyện về một tổ tiên mà giúp cho anh chị em cảm thấy kết nối với tổ tiên đó.

  • Cho các em thấy một giấy giới thiệu đi đền thờ, và nói cho chúng biết cách mà anh chị em có được giấy đó. Giúp các em mong đợi có được giấy giới thiệu đi đền thờ của riêng chúng để chúng có thể đi đền thờ và chịu phép báp têm thay cho tổ tiên của chúng.

    Hình Ảnh
    thiếu niên với các thẻ tên gia đình

    Chúng ta có thể tìm ra tên của những tổ tiên của mình và thực hiện các giáo lễ đền thờ thay cho họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em xin một người trong gia đình giúp chúng tìm hiểu thêm về lịch sử gia đình chúng. Các em có thể xin được nghe những câu chuyện về một tổ tiên hoặc sử dụng trang FamilySearch.org để tìm kiếm tên của những tổ tiên mà chưa được làm phép báp têm.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp các em thể hiện sự sáng tạo của chúng. Khi các em xây, vẽ, hoặc tô màu một thứ gì đó liên quan đến câu chuyện hoặc nguyên tắc mà chúng đang học hỏi, thì chúng thường dễ nhớ hơn. Các em cũng có thể sử dụng những thứ chúng tạo ra để giảng dạy người khác. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang 25.)

In