“Ngày 14–20 tháng Một. Lu Ca 2; Ma Thi Ơ 2: Chúng Tôi Đến để Thờ Phượng Ngài,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)
“Ngày 14–20 tháng Một. Lu Ca 2; Ma Thi Ơ 2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019
Ngày 14–20 tháng Giêng
Lu Ca 2; Ma Thi Ơ 2
Chúng Tôi Đến để Thờ Phượng Ngài
Hãy bắt đầu bằng việc đọc Ma Thi Ơ 2 và Lu Ca 2. Đại cương của tuần này từ Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu các chương này, và đại cương này có thể mang đến cho anh chị em những ý kiến để giảng dạy.
Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Yêu cầu các trẻ em nói cho anh chị em biết điều chúng nhớ về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô. Phần yêu thích của các trẻ em trong câu chuyện là gì?
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Chúa Giê Su giáng sinh.
Chúa Giê Su rời nhà của Ngài và Cha Thiên Thượng để được sinh ra trên thế gian để Ngài có thể trở thành Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em nhớ câu chuyện về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Khi anh chị em đọc câu chuyện về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô, hãy mời các trẻ em diễn theo câu chuyện hoặc sử dụng trang sinh hoạt của tuần này. Cũng xem “Chương 5: Chúa Giê Su Ky Tô Giáng Sinh,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 13–15, hoặc xem đoạn video tương ứng trên (LDS.org).
-
Nếu anh chị em có, hãy mang đến một bộ Tượng Chúa Giáng Sinh và mời các trẻ em đặt các phần ở những vị trí thích hợp khi anh chị em kể cho chúng câu chuyện về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô. Anh chị em có thể cho các trẻ em thấy bức tranh về Chúa Giáng Sinh (ví dụ, xin xem đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Cá Nhân và Gia Đình). Hãy chỉ vào những người khác nhau trong bức tranh Chúa Giáng Sinh và mời các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về mỗi người.
-
Hãy hát với nhau những bài hát yêu thích của các trẻ em về sự giáng sinh của Chúa Giê Su. Khi anh chị em làm vậy, hãy tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi và mời các trẻ em chia sẻ tại sao chúng yêu thương Chúa Giê Su.
Tôi có thể dâng những món quà tốt lên Chúa Giê Su.
Các thầy thông thái dâng lên Chúa Giê Su vàng, nhũ hương và mộc dược. Bằng cách nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để giảng dạy các trẻ em rằng chúng cũng có thể dâng những món quà lên Chúa Giê Su—như tình yêu thương, sự phục vụ và sự vâng lời?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho các trẻ em thấy bức tranh Các Thầy Thông Thái khi anh chị em ôn lại câu chuyện của họ, được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 2:1–12, với các trẻ em. Anh chị em có thể cho thấy bức tranh Wise Men Present Gifts (Các Thầy Thông Thái Dâng Quà) (LDS.org).
-
Những hình ảnh hoặc vật khác được gói bằng giấy gói quà tượng trưng cho những món quà chúng ta có thể dâng lên Chúa Giê Su. Hãy mời các trẻ em giúp đỡ anh chị em mở những món quà và thảo luận làm thế nào chúng ta có thể dâng những món quà này lên Đấng Cứu Rỗi.
-
Hãy giúp đỡ mỗi đứa trẻ vẽ hoặc viết một bản liệt kê những món quà mà chúng có thể dâng lên Chúa Giê Su, như “trở thành một người bạn tốt” hay “cầu nguyện.” Mời các trẻ em chia sẻ bản liệt kê của chúng với lớp học và chọn một điều để làm trong tuần này.
Chúa Giê Su đã từng là một đứa trẻ giống như tôi.
Việc học hỏi về thời thơ ấu của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy liên hệ đến Ngài. Hãy hỏi các trẻ em điều chúng có thể biết từ những câu này về cách chúng có thể trở nên giống Chúa Giê Su bây giờ.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy mời một em trong giới trẻ của tiểu giáo khu của anh chị em thăm viếng lớp học và chia sẻ câu chuyện về Chúa Giê Su giảng dạy trong đền thờ khi Ngài là một thiếu niên.
-
Hãy yêu cầu trước một vài trẻ em mang những bức hình của chúng khi còn là em bé để chia sẻ. Hãy hỏi các trẻ em chúng đã lớn lên như thế nào. Hãy chia sẻ một số cách mà Chúa Giê Su lớn lên (xin xem Lu Ca 2:40, trang 52). Hãy hát với các trẻ em bài “Tôi Suy Ngẫm Khi Đọc Câu Chuyện Hay Đó,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 60, hoặc một bài hát khác về Đấng Cứu Rỗi.
-
Hãy đọc Lu Ca 2:52 và giải thích ý nghĩa của từ “khôn ngoan” và “lớn”. Anh chị em có thể yêu cầu các trẻ em thực hiện những hành động cho thấy ý nghĩa của việc lớn lên trong sự khôn ngoan và đẹp lòng Thượng Đế và người khác. Ví dụ, chúng có thể đóng diễn việc đọc một quyển sách hay giúp đỡ người có nhu cầu.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Các vị tiên tri thời xưa đã tiên báo về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi.
Các vị tiên tri và những người tin theo đã mong chờ sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi trong nhiều thế kỷ. Việc hiểu biết lẽ thật này có thể giúp các trẻ em nhận được sự biết ơn sâu sắc hơn về cuộc sống và giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy yêu cầu các trẻ em kể về những điều mà chúng mong đợi, như ngày sinh nhật hay ngày nghỉ. Cho các trẻ em đọc Hê La Man 14:2–5 để tìm điều mà các vị tiên tri mong đợi.
-
Hãy đọc cùng nhau một vài lời tiên tri về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Ê Sai 7:14; 9:6; 1 Nê Phi 11:18; Hê La Man 14:5). Hãy giúp các trẻ em liệt kê các chi tiết mà những lời tiên tri này chứa đựng và tìm kiếm sự ứng nghiệm của chúng trong Lu Ca 2:1–21 và Ma Thi Ơ 2:1–2.
-
Hãy mời các trẻ em vẽ một bức tranh về Sự Giáng Sinh và chia sẻ tại sao chúng biết ơn về sự giáng sinh của Chúa Giê Su.
Chúa Giê Su đã từng là một đứa trẻ giống như tôi.
Giống Chúa Giê Su, các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có một giáo vụ quan trọng để chuẩn bị. Các trẻ em có thể học được điều gì từ tấm gương của Chúa Giê Su?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Khi anh chị em đọc Lu Ca 2:40 52, hãy nói với các trẻ em lắng nghe những điều mà Chúa Giê Su đã làm. Hãy mời các trẻ em chia sẻ những cách mà chúng lớn lên từ khi còn bé. Hãy chia sẻ kinh nghiệm của chính anh chị em về việc học phúc âm từng chút một; và rồi chia sẻ chứng ngôn của mình.
-
Hãy hoàn thành các sinh hoạt minh họa những đoạn trong Lu Ca 2:40, 52. Ví dụ, anh chị em có thể đo chiều cao của mỗi trẻ em (“Chúa Giê Su đã cao lên … “) hoặc yêu cầu chúng chia sẻ câu thánh thư yêu thích của mình (“tâm thần mạnh mẽ”). Hãy giúp các trẻ em tạo một bản ghi chép về những cách chúng lớn lên và chia sẻ với gia đình chúng.
-
Sau khi đọc lại Lu Ca 2:40, 52, hãy mời các trẻ em chia sẻ về việc chúng nghĩ Chúa Giê Su đã như thế nào khi Ngài ở tuổi của chúng. Ngài đã đối xử với mẹ của Ngài như thế nào? Ngài đã đối xử với anh chị em của Ngài như thế nào?
Tôi có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô.
Mặc dù còn là một thiếu niên, Chúa Giê Su đã giảng dạy những người lớn tuổi hơn trong đền thờ. Tương tự, các trẻ em trong lớp học của anh chị em có nhiều điều để dạy những người xung quanh chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy mời một đứa trẻ chuẩn bị để tóm tắt câu chuyện trong Lu Ca 2:41–52. Để giúp các trẻ em hiểu câu chuyện, hãy giảng dạy “việc Cha” có nghĩa là gì. Ví dụ, anh chị em có thể nói với các trẻ em công việc của anh chị em hoặc cha mẹ của anh chị em. Nghề hay “việc” của Giô Sép, người cha trần thế của Chúa Giê Su là gì? (xin xem Ma Thi Ơ 13:55). Công việc của Cha Thiên Thượng của Ngài là gì? (xin xem Lu Ca 2: 46–49; xin xem thêm Môi Se 1:39).
-
Cùng với các trẻ em, hãy đọc Lu Ca 2:46–49 và hỏi: “Chúa Giê Su đã làm "[công]việc Cha" của Ngài như thế nào?” Hãy giúp các trẻ em liệt kê hoặc vẽ lên bảng những cách thức chúng cũng có thể giúp làm công việc của Cha Thiên Thượng.
-
Để giúp các trẻ em xây đắp sự tự tin để chúng, giống như Chúa Giê Su thời niên thiếu, có thể giảng dạy phúc âm, giúp chúng thực tập việc giảng dạy lẫn nhau một nguyên tắc từ sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Mời các trẻ em giảng dạy gia đình chúng điều mà chúng đã học về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô.