“Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: ‘Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)
“Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019
Ngày 28 tháng Một–ngày 3 tháng Hai
Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3
“Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”
Khi anh chị em đọc về Giăng Báp Tít và lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy viết lại bất kỳ ấn tượng thuộc linh nào mà anh chị em nhận được. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu những câu thánh thư này, và nó sẽ giúp anh chị em hỗ trợ việc học hỏi mà các thành viên trong lớp của anh chị em tự mình làm.
Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Để cho các trẻ em cơ hội để chia sẻ điều chúng đã học, hãy cho thấy một bức tranh của Chúa Giê Su được báp têm, và yêu cầu chúng kể cho anh chị em điều gì đang xảy ra trong bức tranh và chúng cảm thấy như thế nào khi được báp têm.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Tôi có thể chịu phép báp têm như Chúa Giê Su đã làm.
Bằng cách nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện về lễ báp têm của Chúa Giê Su để giúp các trẻ em chuẩn bị để được báp têm?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy tóm tắt câu chuyện về lễ báp têm của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Ma Thi Ơ 3:13–17; cũng xem “Chương 10: Chúa Giê Su Chịu Phép Báp Têm,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước trang 26–29, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org). Hãy lặp lại câu chuyện vài lần và mời các trẻ em chia sẻ những chi tiết mà chúng nhớ. Hãy giải thích rằng Chúa Giê Su đã được báp têm bằng việc dìm mình xuống nước bởi một người có thẩm quyền chức tư tế.
-
Hãy cho thấy bức tranh của Chúa Giê Su chịu phép báp têm và trang sinh hoạt của tuần này. Hãy để các trẻ em chỉ ra những điểm tương tự giữa hai bức tranh.
-
Anh chị em có thể ôn lại những lời hứa mà các trẻ em sẽ lập khi chúng chịu phép báp têm (xin xem Mô Si A 18:8–10; GLGƯ 20:37; Trung Thành với Đức Tin, trang 23). Hãy hỏi các trẻ em điều nào trong những điều này chúng đã thực hiện rồi.
-
Hãy mời một thành viên của giám trợ đoàn để kể với các trẻ em về cuộc phỏng vấn báp têm mà chúng sẽ có trước khi chúng được báp têm.
Đức Thánh Linh giúp đỡ tôi.
Để chuẩn bị cho phép báp têm kỹ hơn, các trẻ em cũng chuẩn bị để nhận ân tứ Đức Thánh Linh. Anh chị em có thể giúp đỡ các trẻ em như thế nào?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy sử dụng Ma Thi Ơ 3:11, 16 để giảng dạy các trẻ em rằng Đức Thánh Linh giáng lên Chúa Giê Su khi Ngài chịu phép báp têm (một con chim bồ câu xuất hiện như là một dấu hiệu cho thấy điều này đã xảy ra). Hãy cho thấy bức tranh The Gift of the Holy Ghost (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 105), và giải thích rằng chúng ta tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh khi chúng ta được làm lễ xác nhận.
-
Hãy mang một cái hộp chứa những đồ vật như một bức tranh của Chúa Giê Su, một cái chăn êm và một cái la bàn. Hãy mời các trẻ em chọn một món đồ và chia sẻ cách mỗi món tượng trưng một cách thức Đức Thánh Linh có thể giúp chúng ta—Ngài làm chứng về Chúa Giê Su, an ủi chúng ta (xin xem Giăng 15:26), và cho chúng ta thấy con đường đúng (xin xem 2 Nê Phi 32:5).
-
Chia sẻ những kinh nghiệm riêng của anh chị em về việc nhận được sự giúp đỡ từ Đức Thánh Linh.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Tôi được ban phước bởi các giáo lễ của Chức Tư Tế A Rôn.
Giăng Báp Tít nắm giữ chức tư tế A Rôn, do đó đây là một cơ hội tốt để giảng dạy các trẻ em về Chức Tư Tế A Rôn và giúp đỡ chúng nhận biết các phước lành và quyền năng đến từ cả người nam lẫn người nữ qua chức tư tế này.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy mời các trẻ em lập một bản liệt kê về các bổn phận của Chức Tư Tế A Rôn, sử dụng Giáo Lý và Giao Ước 20:46, 58–60; 84:111. Hãy giải thích rằng các chức phẩm trong Chức Tư Tế A Rôn có thể “báp têm, ban phước và chuyền tiệc thánh.” Các thầy tư tế, thầy giảng và thầy trợ tế “giảng dạy và mời mọi người đến cùng Đấng Ky Tô” (GLGƯ 20:46, 59). Hãy yêu cầu các trẻ em nhìn vào Ma Thi Ơ 3 để biết các ví dụ về việc Giăng làm tròn những bổn phận này. Làm thế nào tất cả chúng ta có thể mời gọi những người khác đến cùng Đấng Ky Tô, như Giăng đã làm?
-
Hãy cho thấy một số bức tranh về những người nắm giữ chức tư tế A Rôn thực hiện các giáo lễ báp têm và Tiệc Thánh (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 103, 108). Hãy thảo luận cách những giáo lễ này chuẩn bị cho chúng ta để tiếp nhận Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.
-
Hãy đọc với nhau Giáo Lý và Giao Ước 13:1, và giải thích rằng Giăng Báp Tít phục hồi Chức Tư Tế A Rôn cho Joseph Smith. Hãy hỏi các trẻ em chúng đã được ban phước như thế nào nhờ Chức Tư Tế A Rôn được phục hồi.
Ma Thi Ơ 3:13–17; Lu Ca 3:2–18
Tôi có thể giữ những giao ước báp têm của mình.
Câu chuyện về lễ báp têm của Chúa Giê Su là một cơ hội tốt để giúp các trẻ em ôn lại những giao ước báp têm của chúng và tái cam kết để giữ những giao ước đó.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy yêu cầu hai trẻ em đọc Lu Ca 3:7–9, 15–17, một em đọc những lời của Giăng Báp Tít và em kia đọc hết phần còn lại. Sau mỗi câu, hãy tạm dừng để giúp các trẻ em hiểu câu đó có nghĩa là gì.
-
Hãy ôn lại các giao ước mà các em đã lập khi chịu phép báp têm, được tìm thấy trong Mô Si A 18:8–10 và Giáo Lý và Giao Ước 20:37. (Cũng xem Trung Thành với Đức Tin, trang 23–26.) Hãy mời các trẻ em viết những câu tham khảo này vào trang sinh hoạt của tuần này.
-
Hãy chuẩn bị vài cặp thẻ với những cụm từ phù hợp với nhau hoặc những hình ảnh tượng trưng cho các giao ước báp têm của chúng ta. Hãy để những tấm thẻ úp mặt xuống. Mời các trẻ em thay phiên nhau lật lên hai tấm thẻ cùng lúc, tìm kiếm những tấm phù hợp với nhau. Sau khi tìm được hai tấm thẻ phù hợp với nhau, hãy mời các trẻ em chia sẻ những cách chúng giữ giao ước đó.
-
Hãy chia sẻ việc anh chị em giữ những giao ước báp têm đã ban phước cho anh chị em như thế nào.
Đức Thánh Linh có thể hướng dẫn tôi.
Các trẻ em đang học cách nhận ra và tuân theo sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh. Làm cách nào anh chị em giảng dạy các trẻ em rằng việc giữ các giao ước báp têm sẽ giúp chúng xứng đáng để nhận sự hướng dẫn này?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy yêu cầu mỗi trẻ em chọn một trong những câu thánh thư sau đây và giải thích cách Đức Thánh Linh nói chuyện với chúng ta: Giáo Lý và Giao Ước 6:23; 8:2–3.
-
Yêu cầu một em đọc Ma Thi Ơ 3:11. Đức Thánh Linh giống lửa như thế nào? Ví dụ, lửa là sự an ủi, và ban ánh sáng để hướng dẫn chúng ta (xin xem Giăng 15:26; 2 Nê Phi 32:5).
-
Mời các trẻ em nhắm mắt lại và đưa tay ra. Rồi nhẹ nhàng quét lên bàn tay của các trẻ em với một cái lông vũ hoặc sợi chỉ. Mời các trẻ em nói với anh chị em khi chúng cảm thấy nó. Sinh hoạt này dạy điều gì về việc nhận biết các ấn tượng của Đức Thánh Linh?
-
Mời các trẻ em chia sẻ kinh nghiệm chúng đã có với Đức Thánh Linh. Tại sao việc giữ những giao ước giúp chúng ta có sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh?
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Hãy khuyến khích các trẻ em hỏi cha mẹ chúng hoặc thành viên khác trong gia đình về lễ báp têm của chúng.