Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 4–10 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5: ‘Thần của Chúa Giê Hô Va Ngự Trên Ta’


“Ngày 4–10 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5: “Thần của Chúa Giê Hô Va Ngự Trên Ta” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 4–10 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Đấng Ky Tô Chiến Thắng Sa Tan

Đấng Ky Tô Chiến Thắng Sa Tan, tranh do Robert T. Barrett họa

Ngày 4–10 tháng Hai

Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5

“Thần của Chúa Giê Hô Va Ngự Trên Ta”

Hãy bắt đầu chuẩn bị bài học của anh chị em bằng việc đọc Ma Thi Ơ 4Lu Ca 4–5. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu những chương này, và đại cương này có thể cung cấp cho anh chị em những ý kiến để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Yêu cầu các trẻ em lần lượt chuyền một bức ảnh của Chúa Giê Su. Trong khi mỗi em nhận được bức ảnh, hãy mời em ấy chia sẻ điều gì đó mà Chúa Giê Su đã làm khi Ngài còn ở trên thế gian.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 4:1–11; Lu Ca 4:1–13

Tôi có thể chọn điều đúng giống như Chúa Giê Su đã làm.

Trẻ nhỏ “không thể phạm tội” (GLGƯ 29:47). Dù vậy, câu chuyện về Chúa Giê Su chống lại những cám dỗ của Sa Tan có thể soi dẫn các trẻ em để bắt đầu chọn đúng ngay từ bây giờ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy kể câu chuyện về những sự cám dỗ của Chúa Giê Su từ Ma Thi Ơ 4:1–11. (Cũng xem “Chương 11: Chúa Giê Su Bị Cám Dỗ,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 30–31, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org.) Tại những chỗ thích hợp trong câu chuyện, hãy hỏi, “Các em nghĩ Chúa Giê Su nên làm gì?”

  • Hãy cho xem một bức tranh của Chúa Giê Su Ky Tô, và rồi mô tả những sự lựa chọn mà một đứa bé có thể chọn. Với mỗi lựa chọn tốt, hãy yêu cầu các trẻ em bước một bước về phía bức tranh. Với mỗi lựa chọn sai, hãy yêu cầu các trẻ em lùi một bước xa khỏi bức tranh.

Lu Ca 4:18–19

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Lu Ca 4:18–19 liệt kê ra những khía cạnh của giáo vụ của Chúa Giê Su. Bằng cách nào anh chị em giúp đỡ trẻ em biết ơn những gì Ngài đã làm cho chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Lu Ca 4:18–19 cho các trẻ em, và giải thích về những điều Chúa Giê Su được gửi xuống thế gian để làm (giảng dạy, an ủi và chữa lành cho người khác). Hãy chia sẻ Ngài đã làm những điều này cho anh chị em như thế nào.

  • Yêu cầu một vài trẻ em giả vờ bị hoang mang, buồn phiền hoặc ốm đau. Yêu cầu các trẻ em khác đóng vai chúng có thể làm gì để giúp các trẻ em đó. Hãy làm chứng rằng Chúa Giê Su đến để giảng dạy, an ủi và chữa lành cho chúng ta, và rằng chúng ta cần noi theo tấm gương của Ngài.

  • Cho thấy những bức tranh của Chúa Giê Su làm tròn những khía cạnh trong giáo vụ của Ngài (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm), và yêu cầu các trẻ em mô tả điều Chúa Giê Su đang làm. Cũng cho thấy các bức tranh của những người cố gắng trở nên giống Chúa Giê Su (anh chị em có thể tìm thấy trong các tạp chí của Giáo Hội).

  • Hãy viết trên những mảnh giấy những đoạn mà bắt đầu với “Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô” (như “Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, gia đình tôi có thể ở cùng nhau mãi mãi”). Hãy mời mỗi đứa trẻ chọn một mảnh giấy, và giúp chúng đọc đoạn đó.

Ma Thi Ơ 4:18–22; Lu Ca 5:1–11

Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi chúng ta trở thành “những tay đánh lưới người.”

Lời kêu gọi của Đấng Cứu Rỗi: “Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người” (Ma Thi Ơ 4:19), áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy mời hai trẻ em giả vờ làm Si Môn Phi E Rơ và Anh Rê khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 4:18–22. Hãy giúp các trẻ em nhận ra rằng những người này bỏ điều gì để theo Chúa Giê Su.

  • Hãy để cho các trẻ em lần lượt kể câu chuyện từ những câu này sử dụng bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.

  • Cùng nhau hát bài “Tôi Là Con Đức Chúa Cha,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58. Chúng ta có thể học được gì từ bài hát này về việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để thảo luận với các trẻ em cách chúng có thể trở thành “những tay đánh lưới người” qua việc noi theo Chúa Giê Su. Anh chị em cũng có thể chơi trò chơi tìm hai hình giống nhau: cắt hai hình ảnh của mỗi loại cá, đặt chúng úp xuống, và mời các trẻ em lật hai hình mỗi lần để tìm hình giống nhau.

Chúa Giê Su kêu gọi các môn đồ

Đấng Ky Tô Kêu Gọi Hai Môn Đồ tranh do Gary Ernest Smith họa

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Ma Thi Ơ 4:1–11; Lu Ca 4:1–13

Chúa Giê Su nêu gương cho tôi qua việc chống lại cám dỗ.

Ngay cả Chúa Giê Su Ky Tô cũng đã bị cám dỗ bởi Sa Tan, nhưng Ngài không nhượng bộ. Làm cách nào anh chị em có thể giúp các trẻ em noi theo tấm gương của Ngài?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy vẽ hai cột lên bảng và đặt tên Những Cám Dỗ Của Sa TanNhững Sự Đáp Lại Của Chúa Giê Su. Hãy giúp các trẻ em điền vào hai cột đó sử dụng Ma Thi Ơ 4:1–11Lu Ca 4:1–13. Hỏi các trẻ em cách chúng có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su.

  • Hãy viết xuống những tình huống mà một đứa trẻ có thể bị cám dỗ để lựa chọn sai. Hãy để cho một đứa trẻ chọn một tình huống để đọc, và cả lớp thảo luận cách chúng có thể chống lại cám dỗ trong hoàn cảnh đó.

Ma Thi Ơ 4:1–2

Nhịn ăn có thể giúp tôi cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng.

Trước khi bắt đầu giáo vụ của Ngài, Chúa Giê Su đã nhịn ăn và “giao tiếp với Thượng Đế” (Bản Dịch Kinh Thánh Của Joseph Smith, Ma Thi Ơ 4:2 [trong Ma Thi Ơ 4:2, cước chú c]). Hãy giúp đỡ các trẻ em hiểu việc nhịn ăn có thể mang đến cho chúng sự củng cố thuộc linh và giúp chúng cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một đứa trẻ đọc lớn tiếng Ma Thi Ơ 4:1–2 sử dụng Bản Dịch Kinh Thánh Của Joseph Smith được tìm thấy trong những cước chú. Chúa Giê Su đã làm gì để “ở cùng với Thượng Đế”? Hãy chia sẻ việc nhịn ăn đã giúp anh chị em cảm thấy gần hơn với Cha Thiên Thượng như thế nào.

  • Mời các trẻ em đã nhịn ăn trước đây chia sẻ những kinh nghiệm của chúng. Làm thế nào các trẻ em có thể giải thích việc nhịn ăn với người nào đó chưa từng nhịn ăn trước đây?

  • Hãy viết những câu hỏi về việc nhịn ăn (như tại sao, khi nào và cách chúng ta nhịn ăn) lên những mảnh giấy, và đặt chúng trong một cái bát. Mời các trẻ em chọn một câu hỏi và cố gắng trả lời câu hỏi đó. Những kinh nghiệm nào anh chị em hay các trẻ em có thể chia sẻ về việc nhịn ăn?

Lu Ca 4:16–22, 28–30

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Hãy suy ngẫm về Đấng Cứu Rỗi đã ban phước cho cuộc sống của anh chị em như thế nào. Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em biết ơn nhiều hơn về ảnh hưởng của Ngài trong cuộc sống của chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một đứa trẻ đến với lớp học được chuẩn bị trước để tóm tắt Lu Ca 4:16–30. Việc sử dụng “Chương 17: Dân Chúng Tức Giận ở Thành Na Xa Rét,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 42–43; đoạn video tương ứng (LDS.org); hoặc đoạn video “Jesus Declares He Is the Messiah” (LDS.org).

  • Đọc to Lu Ca 4:18 trong khi các trẻ em dò theo. Yêu cầu các trẻ em lập một bản liệt kê những điều Đấng Cứu Rỗi nói Ngài đến để làm. Mời các trẻ em chia sẻ những ví dụ về những lần Đấng Ky Tô làm những điều này, kể cả trong thánh thư lẫn trong cuộc sống của chúng.

Ma Thi Ơ 4:18–22; Lu Ca 5:1–11

Chúa Giê Su mời gọi chúng ta noi theo Ngài và trở thành “những tay đánh lưới người.”

Có nhiều cách các trẻ em có thể noi theo Đấng Cứu Rỗi và trở thành “những tay đánh lưới người” (Ma Thi Ơ 4:19). Làm cách nào anh chị em sẽ giúp các trẻ em thấy ảnh hưởng tốt của chúng đến người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em đọc Ma Thi Ơ 4:18–22Lu Ca 5:1–11. Các môn đồ của Chúa Giê Su đáp lại lời kêu gọi để theo Ngài như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để noi theo tấm gương của họ?

  • Cho các trẻ em thấy vài dụng cụ đánh cá hoặc một bức tranh về người đánh cá. Trở thành “những tay đánh lưới người” nghĩa là gì? Những công cụ nào chúng ta có để giúp chúng ta trở thành những tay đánh lưới người?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình điều chúng đã học về việc trở thành những tay đánh lưới người.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Các trẻ em có thể nhận biết ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Hãy dạy các trẻ em rằng những cảm giác bình an, yêu thương và ấm áp mà chúng có trong khi chúng nói hay hát về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài đến từ Đức Thánh Linh. Những cảm giác này có thể xây đắp những chứng ngôn của chúng.

trang sinh hoạt: Chúa Giê Su mời gọi chúng ta trở thành những tay đánh lưới người