Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 1–7 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5: ‘Các Ngươi Sẽ … Làm Chứng Về Ta’


“Ngày 1–7 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5: “Các Ngươi Sẽ … Làm Chứng Về Ta” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 1–7 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Hình Ảnh
ngày lễ Ngũ Tuần

Day of Pentecost (Ngày Lễ Ngũ Tuần), do Sidney King họa

Ngày 1–7 tháng Bảy

Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5

“Các Ngươi Sẽ … Làm Chứng Về Ta”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách thành tâm đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5. Thành tâm tìm kiếm để hiểu những nhu cầu của các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đại cương này cũng có thể giúp đỡ anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Viết câu Tôi là ai? lên trên bảng. Cung cấp một vài câu phát biểu về Phi E Rơ và hỏi các trẻ em những câu này nói về ai. Các trẻ em biết thêm điều gì nữa về Phi E Rơ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1–11

Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua các vị tiên tri và sứ đồ.

Việc học về cách Đấng Cứu Rỗi dẫn dắt Giáo Hội thời xưa của Ngài qua các vị sứ đồ có thể giúp các trẻ em nhận được chứng ngôn về các vị tiên tri và sứ đồ trong thời của chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh toàn trang trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Hỏi các trẻ em tại sao chúng nghĩ mọi người nhìn lên trời. Tóm tắt câu chuyện từ Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1–11. Xin xem thêm “Chương 55: Các Sứ Đồ Lãnh Đạo Giáo Hội,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 145-147, hoặc xem đoạn video tương ứng trên (LDS.org).

  • Khi cả lớp nhìn vào bức tranh từ đại cương cho tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, hãy mời các trẻ em giơ lên bức tranh của Các Vị Sứ Đồ hiện tại. Ai lãnh đạo Giáo Hội khi Đấng Ky Tô không ở thế gian? Họ lãnh đạo Giáo Hội như thế nào?

  • Hãy chơi trò tìm hình giống nhau với hai bộ ảnh của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Mười Hai Vị Sứ Đồ tại thế. Khi hai bức ảnh giống nhau được tìm ra, hãy chia sẻ tên của Vị Sứ Đồ hoặc Chủ Tịch và một điều gì đó về vị ấy.

  • Ở mặt sau của bức tranh của Chúa Giê Su, hãy dán những ảnh nhỏ về những điều mà một vị tiên tri có thể giảng dạy như phép báp têm hay một đền thờ. Hãy để mỗi đứa trẻ lần lượt nhìn vào một trong số các bức ảnh và nói với cả lớp: “Vị tiên tri dạy chúng ta về [đề tài trên bức ảnh].”

Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–10

Cha Thiên Thượng có thể ban phước cho những người khác thông qua tôi.

Anh chị em có thể làm gì để giúp các trẻ em nhận biết những cách thức mà chúng có thể ban phước cho những người xung quanh mình? Giúp đỡ các trẻ em học hỏi từ tấm gương của Phi E Rơ và Giăng chữa lành cho người què.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em làm các động tác phù hợp với các câu chuyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–10, như giơ tay ra xin tiền và nhảy lên sung sướng. Bằng cách nào Cha Thiên Thượng ban phước cho người đàn ông bị què?

  • Mang đến một túi chứa những bức ảnh tượng trưng cho những cách mà chúng ta có thể ban phước và phục vụ người khác. Hãy để cho các trẻ em lần lượt chọn các bức ảnh trong túi và chia sẻ cách chúng có thể ban phước cho những người khác theo cách đó.

  • Yêu cầu các trẻ em chia sẻ lúc chúng giúp đỡ ai đó.

Công Vụ Các Sứ Đồ 5:1–11

Tôi có thể thành thật.

Những Ky Tô Hữu thời xưa đã thực hành một hình thức của luật dâng hiến để giúp chăm sóc cho người nghèo. Những người chủ đất bán đất đi và đưa tiền cho Các Vị Sứ Đồ để phân phát cho Các Thánh Hữu theo nhu cầu của họ. A Na Nia và Sa Phi Ra đã không trung thực với sự đóng góp của họ, họ nghĩ có thể lừa dối các tôi tớ của Chúa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em đóng diễn theo câu chuyện về A Na Nia và Sa Phi Ra. Giải thích rằng mặc dù chúng ta sẽ không chết khi chúng ta nói dối, câu chuyện này cho thấy việc thành thật với Cha Thiên Thượng thì quan trọng biết bao.

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự thành thật, như “I Believe in Being Honest” (Children’s Songbook, trang 149). Giúp các trẻ em hiểu rằng một phần của việc thành thật có nghĩa là luôn luôn nói sự thật và không lấy những thứ thuộc về người khác.

  • Sử dụng những con búp bê bằng túi giấy để diễn tả những tình huống đơn giản về một người nào đó thành thật và không thành thật. Yêu cầu các trẻ em đứng dậy nếu người đó thành thật hay ngồi xuống nếu người đó không thành thật.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8, 22–26

Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua các vị tiên tri và sứ đồ.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể hiểu rằng Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi ngày nay được dẫn dắt bởi các vị tiên tri và sứ đồ, giống như thời xưa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên bảng câu Làm cách nào Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội khi Ngài không ở thế gian? Mời các trẻ em tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi khi anh chị em đọc những lời của Đấng Cứu Rỗi phán cùng các Vị Sứ Đồ trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1:8.

  • Đọc với nhau Công Vụ Các Sứ Đồ 1:22–26. Cả lớp cùng nhau tìm ra cách thức Các Vị Sứ Đồ kêu gọi một Vị Sứ Đồ mới.

  • Trước bài học, hãy yêu cầu một đứa trẻ và cha hay mẹ của đứa trẻ đó đọc về một Vị Sứ Đồ mới được kêu gọi (có lẽ trên trang mạng LDS.org). Mời đứa trẻ đó chia sẻ điều nó học được với cả lớp và, nếu có thể được, điều mà Vị Sứ Đồ nói về sự kêu gọi của ông trong sứ điệp đầu tiên của ông ở đại hội trung ương.

Hình Ảnh
Phi E Rơ với Các Sứ Đồ

Các Sứ Đồ đã hướng dẫn Giáo Hội sau khi Đấng Ky Tô thăng thiên.

Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–10

Cha Thiên Thượng ban phước cho những người khác qua tôi, dù là tôi không giàu có.

Làm thế nào anh chị em dạy các trẻ em rằng chúng có thể ban phước cho những người khác, dù làchúng không có “vàng bạc”? (Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6). Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em nhìn thấy những cơ hội để phục vụ Thượng Đế qua việc phục vụ những người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu một đứa trẻ đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–10 trong khi những đứa trẻ khác đóng diễn câu chuyện này. (Để có sự giúp đỡ, xin xem thêm “Chương 56: Phi E Rơ Chữa Lành một Người Đàn Ông.” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 148-149, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org.) Anh chị em cũng có thể cho xem đoạn video “Peter and John Heal a Man Crippled Since Birth” (LDS.org). Về phương diện nào phước lành mà người đàn ông này nhận được lớn hơn tiền bạc mà ông đã cầu xin?

  • Chuyền xung quanh một túi tiền xu. Khi các trẻ em giữ túi tiền, hãy hỏi cái gì chúng có thể mua bằng tiền. Sau đó lấy lại túi tiền và hỏi các trẻ em những phước lành nào chúng không thể mua được bằng tiền. Mời các trẻ em chia sẻ cách chúng có thể phục vụ một người nào đó mà không cần sử dụng tiền (Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6).

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:36–47

Đức Thánh Linh làm chứng với tâm hồn tôi về những lẽ thật của phúc âm.

Khi các trẻ em học để nhận biết cách Đức Thánh Linh nói chuyện với chúng, chúng sẽ được soi dẫn để lắng nghe và hành động theo sự soi dẫn mình nhận được.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc với nhau Công Vụ Các Sứ Đồ 2:36–37. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi Đức Thánh Linh nói chuyện với chúng ta trong tâm hồn?

  • Cả lớp cùng nhau làm một tấm áp phích với dòng chữ Chúng ta sẽ làm gì? ở trên đầu. Cho thấy tấm áp phích mỗi tuần, và thêm vào những cách thức mà các trẻ em có thể hành động theo những điều chúng học được trong bài học hàng tuần.

  • Mời các trẻ em tìm kiếm những điều tốt mà những người này đã làm sau khi họ chịu phép báp têm trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:41–47. Những điều tốt nào chúng ta có thể làm để cho thấy chúng ta biết ơn về ân tứ Đức Thánh Linh mà chúng ta nhận được khi đã được làm phép báp têm?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Khuyến khích các trẻ em lập kế hoạch về một cách thức mà chúng có thể phục vụ Cha Thiên Thượng qua việc giúp đỡ một thành viên trong gia đình tuần này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Thuộc lòng một đoạn thánh thư. Chọn một đoạn thánh thư mà anh chị em nghĩ có thể giúp đỡ các trẻ em trong lớp của mình, như Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38 hay Công Vụ Các Sứ Đồ 3:19, và giúp chúng thuộc lòng một cụm từ trong đoạn thánh thư. Những sự giúp đỡ trực quan, các động tác tay hoặc cử chỉ cũng giúp các trẻ em ghi nhớ thánh thư.

In