Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 8–14 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9: ‘Chúa Muốn Tôi Phải Làm Gì?’


“Ngày 8–14 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9: ‘Chúa Muốn Tôi Phải Làm Gì?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 8–14 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Phao Lô trên Con Đường Dẫn đến Thành Đa Mách

May We So Live (Mong Chúng Ta Sẽ Sống), do Sam Lawlor họa

Ngày 8–14 tháng Bảy

Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9

“Chúa Muốn Tôi Phải Làm Gì?”

Bắt đầu bằng cách đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9. Đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu những chương này. Những sinh hoạt cho các trẻ em nhỏ tuổi hơn trong đại cương này cũng có thể thay đổi để phù hợp với các trẻ em lớn tuổi, hay ngược lại.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Viết một số tên của những người trong Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9 lên trên bảng—chẳng hạn như Phao Lô hay Ê Tiên. Mời các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về một trong số những người này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Công Vụ Các Sứ Đồ 6–7

Tôi Có Thể Noi Theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách bênh vực cho điều đúng.

Các trẻ em có thể học được điều gì từ Ê Tiên về việc trở thành một người theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các trẻ em tạo ra những động tác phù hợp với một bài hát về việc chọn điều đúng, như “Stand for the Right” (Children’s Songbook, trang 159). Hãy dùng đoạn thánh thư Công Vụ Các Sứ Đồ 7:51–60 để kể cho các trẻ em cách Ê Tiên giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô, kể cả khi làm như vậy khiến cho những nhà lãnh đạo Do Thái rất tức giận (xin xem thêm “Chương 57: Những Người Tà Ác Giết Chết Ê Tiên,” Các Câu Chuyện Trong Kinh Tân Ước, trang 150–151, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org). Ê Tiên đã bênh vực cho điều đúng như thế nào?

  • Đưa ra cho các trẻ em một vài tình huống về những đứa trẻ phải lựa chọn giữa điều đúng và điều sai. Hỏi các trẻ em chúng sẽ làm gì để bênh vực cho điều đúng.

Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–39

Đức Thánh Linh soi dẫn tôi để chia sẻ phúc âm với những người khác.

Phi Líp tuân theo sự thúc giục của Thánh Linh và giúp đỡ một người Ê Thi Ô Bi gặp khó khăn trong việc hiểu thánh thư. Câu chuyện này có những bài học nào danh cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy?

Phi Líp giảng dạy người Ê Thi Ô Bi

Philip Teaching the Ethiopian (Phi Líp giảng dạy người Ê Thi Ô Bi), tranh do Robert T. Barrett họa

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sắp hai chiếc ghế cùng với nhau để tạo thành một cái xe ngựa. Mời hai đứa trẻ ngồi lên xe ngựa, một em đóng Phi Líp và em kia đóng người Ê Thi Ô Bi. Sau đó kể câu chuyện về cách Phi Líp giảng dạy phúc âm cho người đàn ông từ Ê Thi Ô Bi.

  • Anh chị em có từng cảm thấy Đức Thánh Linh phán bảo mình chia sẻ phúc âm với người khác, tương tự với kinh nghiệm mà Phi Líp có trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:29 không? Chia sẻ kinh nghiệm của anh chị em với các trẻ em.

Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–20

Khi chúng ta mắc sai lầm, Cha Thiên Thượng mời gọi chúng ta hối cải và thay đổi.

Khi Chúa Giê Su phán bảo Sau Lơ ngừng ngược đãi Giáo Hội của Chúa, Sau Lơ ngay lập tức hối cải và thay đổi. Làm thế nào câu chuyện này giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy mong muốn nhanh chóng thay đổi khi chúng mắc sai lầm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt câu chuyện cải đạo của Sau Lơ, được tìm thấy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–20 (xin xem thêm “Chương 59: Sau Lơ Học Hỏi về Chúa Giê Su,” Các Câu Chuyện Trong Kinh Tân Ước, trang 154–155, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org).

  • Liệt kê hoặc mang đến hình ảnh của những thứ mà thay đổi, chẳng hạn như nòng nọc, sẽ thay đổi thành ếch hoặc cây cối trong những mùa khác nhau. Sau Lơ đã thay đổi như thế nào khi Chúa Giê Su Ky Tô viếng thăm ông?

  • Vẽ một ngã ba lên trên bảng. Mời các trẻ em kể những địa điểm chúng muốn đến thăm, và viết những địa đểm đó lên đầu của một con đường. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rẽ sai đường? Sự hối cải giống như việc quay lại đúng đường như thế nào?

  • Yêu cầu các trẻ em lặp lại điều Phao Lô nói với Chúa: “Chúa muốn tôi phải làm gì?” Chúa muốn chúng ta phải làm gì?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Công Vụ Các Sứ Đồ 6–7

Tôi sẽ trở thành một nhân chứng của Chúa Giê Su Ky Tô.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy học hỏi từ tấm gương của Ê Tiên về việc đứng lên làm một nhân chứng của Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 6:5–157:51–60 với các trẻ em. Ê Tiên là một nhân chứng của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Mời một hoặc vài trẻ em giả vờ làm Ê Tiên và chia sẻ điều chúng tin và tại sao.

  • Mời các trẻ em lần lượt đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 6:3–10, tìm kiếm những phẩm chất của Ê Tiên mà đã giúp ông phục vụ.

  • Yêu cầu các trẻ em giúp anh chị em nghĩ về những tình huống mà chúng có thể đứng lên làm nhân chứng của Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Giúp chúng diễn lại một số tình huống. Yêu cầu các trẻ em đọc Mô Si A 18:9. Chỉ ra rằng việc trở thành một nhân chứng của Chúa Giê Su Ky Tô được bao gồm trong những lời hứa chúng ta lập khi chịu phép báp têm.

  • Viết các tên Ê TiênPhi Líp lên bảng. Phía dưới tên của Ê Tiên, hãy viết những cách thức chúng ta có thể trở thành tấm gương cho người khác. Phía dưới tên của Phi Líp, hãy viết những cách thức mà chúng ta có thể chia sẻ phúc âm với những người khác. Làm thế nào việc trở thành tấm gương của một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta chia sẻ phúc âm?

Công Vụ Các Sứ Đồ 8:5–24

Chức tư tế là một ân tứ vô giá từ Thượng Đế.

Sa Tan tuyên truyền thông điệp rằng vật chất mang lại hạnh phúc. Làm cách nào anh chị em sử dụng câu chuyện của Si Môn để giúp các trẻ em coi trọng những điều thuộc linh như chức tư tế và những phước lành của chức tư tế?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt câu chuyện của Si Môn, được tìm thấy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:5-24 (xin xem thêm “Chương 58: Si Môn và Chức Tư Tế,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 152–153, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org). Tại sao chúng ta không thể mua chức tư tế? Làm thế nào một người thực sự nhận được chức tư tế? (xin xem Những Tín Điều 1:5).

  • Đưa cho các trẻ em tiền tượng trưng, và cho thấy những bức tranh về những thứ có thể mua được bằng tiền. Hỏi các trẻ em bao nhiêu tiền tượng trưng chúng cần bỏ ra cho những thứ đó. Sau đó cho thấy những bức tranh về Lễ Tiệc Thánh, một đền thờ (tượng trưng cho các phước lành đền thờ), một lễ báp têm, và những phước lành khác mà chúng ta nhận được qua chức tư tế. Giải thích rằng những ân tứ này từ Thượng Đế là vô giá và không thể mua được bằng tiền.

Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–20

Khi chúng ta mắc sai lầm, Cha Thiên Thượng mời gọi chúng ta hối cải và thay đổi.

Khi Chúa Giê Su phán bảo Sau Lơ ngừng ngược đãi Giáo Hội của Chúa, Sau Lơ ngay lập tức hối cải và thay đổi. Làm thế nào câu chuyện này giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy mong muốn nhanh chóng thay đổi khi chúng mắc sai lầm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em gấp đôi một mảnh giấy. Yêu cầu chúng viết chữ Trước vào một nửa và chữ Sau vào nửa còn lại. Đọc với các trẻ em Công Vụ Các Sứ Đồ 8:1–3; 9:1–2; và 9:17–22, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mô tả Sau Lơ trước và sau khi ông nhìn thấy Chúa.

  • Mời một tín hữu trong tiểu giáo khu chia sẻ câu chuyện cải đạo của người ấy và việc trở thành một tín hữu của Giáo Hội đã thay đổi cuộc sống của người ấy như thế nào, giống như cuộc sống của Phao Lô đã thay đổi.

  • Vẽ một “con đường dẫn đến thành Đa Mách” lên trên bảng. Mời các trẻ em đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 9:6, 11, 18, 20–22, tìm kiếm điều Sau Lơ đã làm để hối cải và hướng về Đấng Ky Tô, và viết những hành động này dọc theo con đường. Chúng ta học được điều gì từ Sau Lơ về cách chúng ta có thể trở nên giống Đấng Ky Tô hơn?

  • Mời các trẻ em vẽ những phần yêu thích trong câu chuyện cải đạo của Sau Lơ và chia sẻ bức tranh của mình với cả lớp.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Khuyến khích các trẻ em kể cho gia đình sinh hoạt yêu thích của chúng ở lớp học ngày hôm nay và sinh hoạt đó đã dạy chúng điều gì.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp các trẻ em học hỏi từ thánh thư. Các trẻ nhỏ có thể không có khả năng đọc nhiều, nhưng anh chị em vẫn có thể khuyến khích chúng tham gia vào việc học hỏi từ thánh thư. Ví dụ, anh chị em có thể đọc một đoạn thánh thư và mời chúng đứng dậy hoặc giơ tay khi nghe một từ hay cụm từ cụ thể mà anh chị em muốn tập trung vào (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20).