Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16: ‘Thượng Đế Không Phải Là Chúa của Sự Hoang Mang Mà Là Chúa Của Sự Bình An’


“Ngày 2–8 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16: ‘Thượng Đế Không Phải Là Chúa của Sự Hoang Mang Mà Là Chúa Của Sự Bình An.’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 2–8 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

hồ báp têm trong đền thờ

Ngày 2–8 tháng Chín

1 Cô Rinh Tô 14–16

“Thượng Đế Không Phải Là Chúa của Sự Hoang Mang Mà Là Chúa Của Sự Bình An”

Khi anh chị em đọc 1 Cô Rinh Tô 14–16, Đức Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết những điều phải dạy các trẻ em trong lớp của mình. Ôn lại đại cương này cho những ý kiến thêm.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể bắt đầu bài học tuần này bằng việc đọc 1 Cô Rinh Tô 14:26 lớn tiếng. Chỉ ra rằng khi chúng ta cùng nhau đến nhà thờ, chúng ta có thể gây dựng (hoặc xây đắp và giúp đỡ) những người khác khi chúng ta chia sẻ. Các trẻ em có thể chia sẻ điều gì để gây dựng người nào đó trong lớp học hôm nay?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Cô Rinh Tô 15:12–22

Tôi có thể sống cùng với Cha Thiên Thượng sau khi chết bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh.

Làm thế nào anh chị em có thể giảng dạy các trẻ em trong lớp học của mình rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh nên chúng ta có thể sống lại lần nữa?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc lại đoạn sau đây với các trẻ em vài lần: “trong Đấng [Ky Tô] mọi người đều sẽ sống lại” (1 Cô Rinh Tô 15:22). Cho thấy bức tranh về sự phục sinh của Chúa Giê Su (xin xem đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Giải thích rằng chúng ta sẽ chết, nhưng nhờ Chúa Giê Su đã phục sinh, chúng ta sẽ sống lại sau khi chết.

  • Sử dụng một bài học bằng đồ vật như bài này để giảng dạy về Sự Phục Sinh: Cho các trẻ em thấy một chiếc áo khoác, là vật tượng trưng cho thể xác của chúng ta. Khi chúng ta còn sống, linh hồn của chúng ta ở bên trong thể xác, và thể xác của chúng ta có thể chuyển động (mặc chiếc áo khoác vào). Khi chúng ta chết, linh hồn của chúng ta rời khỏi thể xác, và thể xác của chúng ta không thể chuyển động (cởi chiếc áo khoác và để lên bàn hoặc ghế để tượng trưng cho thể xác không có linh hồn). Khi chúng ta phục sinh, linh hồn của chúng ta trở lại với thể xác (mặc chiếc áo khoác lần nữa), và chúng không bao giờ tách rời ra nữa. Hãy để cho các trẻ em lần lượt mặc chiếc áo khoác và cởi ra trong khi một đứa trẻ khác giải thích điều diễn ra khi chúng ta phục sinh.

1 Cô Rinh Tô 15:29

Tôi có thể chịu phép báp têm thay cho những người đã mất.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể chuẩn bị bây giờ để đi đền thờ và chịu phép báp têm cho người chết khi chúng được 12 tuổi. Phao Lô nói đến giáo lý quan trọng này trong bức thư của ông gửi cho người Cô Rinh Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các trẻ em nghĩ về những điều mà chúng không thể làm một mình (như mang vật nặng hay với một vật trên giá cao). Ai giúp chúng làm những việc đó? Cho thấy bức tranh của một người tổ tiên đã qua đời của anh chị em mà chưa được báp têm. Kể cho các trẻ em nghe về người tổ tiên đó, và giải thích rằng người đó không thể được báp têm nếu không có sự giúp đỡ của ai đó trên thế gian.

  • Hỏi các trẻ em xem chúng có thành viên nào trong gia đình đã đi đền thờ để thực hiện phép báp têm cho người chết. Cho thấy hình của một hồ báp têm trong đền thờ. Các trẻ em có biết điều gì diễn ra ở đó không? Giải thích rằng ở trong đền thờ chúng ta có thể báp têm cho những người đã mất mà chưa được báp têm. Sau đó những người đã mất có thể chọn để chấp nhận phép báp têm đó hay không.

1 Cô Rinh Tô 15:40–41

Cha Thiên Thượng muốn tôi sống cùng với Ngài trên thượng thiên giới.

Làm thế nào anh chị em giảng dạy các trẻ em về thượng thiên giới, trung thiên giới và hạ thiên giới? Những sinh hoạt này có thể giúp đỡ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng thượng thiên giới, trung thiên giới,hạ thiên giới. Giúp các trẻ em học để nói những cụm từ này.

  • Cho thấy những bức tranh về mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao. Cái nào chiếu sáng nhất? Đọc 1 Cô Rinh Tô 15:40–41 cho các trẻ em (xin xem Bản Dịch của Joseph Smith, 1 Cô Rinh Tô 15:40). Giải thích rằng mặt trời, mặt trăng và những vì sao tượng trưng cho các vương quốc chúng ta có thể sống sau khi chúng ta phục sinh. Ở vương quốc thượng thiên, chúng ta có thể sống với Cha Thiên Thượng.

  • Vẽ mặt trời lên trên bảng và đặt những mảnh giấy nhỏ, hoặc bậc thang, lên mặt đất dẫn đến mặt trời. Mỗi mảnh giấy có thể tượng trưng cho điều chúng ta cần làm để bước vào vương quốc thượng thiên (xin xem GLGƯ 76:50–53). Để cho các trẻ em chia sẻ những ý kiến và bước về phía thượng thiên giới.

mặt trời mọc

Phao Lô so sánh vinh quang thượng thiên với mặt trời.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

1 Cô Rinh Tô 15:12–22

Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Sinh của Ngài, tôi sẽ được phục sinh.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có hiểu tầm quan trọng của Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô không? Những ý kiến này có thể giúp ích.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em lần lượt đọc những câu trong 1 Cô Rinh Tô 15:12–22, tìm những câu trả lời cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu không có sự phục sinh?”

  • Mời các trẻ em đóng diễn cách giải thích sự phục sinh cho một người nào đó. Để có ý kiến, xin xem sứ điệp của Thomas S. Monson, “Bà Patton— Chuyện Tiếp Theo” (Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 21–24). Xin xem thêm đoạn video “Until We Meet Again” (LDS.org). Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về sự phục sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

1 Cô Rinh Tô 15:12–13, 20–22, 29

Tôi có thể chuẩn bị đi đền thờ để làm phép báp têm cho người chết.

Khi các trẻ em lên 12 tuổi, chúng có thể nhận được một giấy giới thiệu đi đền thờ và thực hiện những lễ báp têm cho người chết trong đền thờ. Anh chị em có thể giúp đỡ các trẻ em chuẩn bị như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Cô Rinh Tô 15:29. Các Thánh Hữu thời Phao Lô đã làm điều gì mà chúng ta cũng làm ngày nay?

  • Hỏi các trẻ em tại sao chúng ta làm phép báp têm cho người chết. Nếu cần thiết, hãy giải thích rằng nhiều người tổ tiên của chúng ta đã không có cơ hội để chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận trong cuộc sống này. Trong đền thờ, chúng ta có thể làm phép báp têm và làm lễ xác nhận cho họ.

  • Một vài ngày trước buổi học, hãy yêu cầu cha mẹ của một đứa trẻ chuẩn bị trước để đến chia sẻ cây gia phả của người đó, hoặc kể một câu chuyện về một người tổ tiên. Anh chị em cũng có thể chia sẻ về những người tổ tiên của mình.

  • Mời một thành viên trong giám trợ đoàn chia sẻ điều mà các trẻ em có thể làm để trở nên xứng đáng để bước vào đền thờ. Hỏi các trẻ em điều gì chúng có thể làm để ghi nhớ đặng làm những việc này. Viết những ý kiến của chúng lên trên bảng. Mời các trẻ em đặt mục tiêu để đi đến đền thờ.

1 Cô Rinh Tô 15:40–41

Sau khi tôi được phục sinh, tôi có thể sống ở vương quốc thượng thiên.

Để dạy những người Cô Rinh Tô về thể xác chúng ta sẽ nhận trong Sự Phục Sinh, Phao Lô đã nhắc đến ba cấp độ vinh quang: thượng thiên giới, trung thiên giới và hạ thiên giới.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Cô Rinh Tô 15:40–41 và mời một đứa trẻ vẽ mặt trời, mặt trăng và ngôi sao lên bảng. Yêu cầu các thành viên trong lớp nhận ra loại hình thể phục sinh nào được tượng trưng bởi mỗi hình vẽ.

  • Cùng nhau hát một bài về đền thờ, như “The Lord Gave Me a Temple” (Children’s Songbook, trang 153). Bài hát này dạy chúng ta điều gì về việc chuẩn bị để sống trong vinh quang thượng thiên?

  • Giải thích rằng Joseph Smith đã có một khải tượng mà trong khải tượng đó ông đã thấy ba vương quốc khớp với ba hình thể mà Phao Lô đã miêu tả. Giúp các trẻ em tìm những đoạn từ Giáo Lý và Giao Ước 76:50–53, 70; 76:71–79; 76:81–82 mà miêu tả ba vương quốc này.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em yêu cầu cha mẹ chúng kể cho chúng một câu chuyện về một người tổ tiên của họ. Các trẻ em co thể chia sẻ câu chuyện với cả lớp tuần sau.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Khuyến khích các trẻ em hỏi những câu hỏi. “Cố gắng để xem các câu hỏi của [các trẻ em] là cơ hội, không phải là điều xao lãng hoặc điều cản trở cho bài học của các anh chị em. … Những câu hỏi đó mang đến cho các anh chị em những hiểu biết sâu sắc có giá trị về điều mà chúng đang suy nghĩ, những mối quan tâm chúng có, và cách chúng đáp ứng với những điều chúng đang học. Giúp chúng thấy rằng câu trả lời cho những câu hỏi của chúng có thể được tìm thấy trong thánh thư và lời của các vị tiên tri tại thế” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).