“Ngày 9–15 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 1–7: “’Hãy Hòa Thuận Lại với Đức Chúa Trời’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 9–15 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 1–7” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019
Ngày 9–15 tháng Chín
2 Cô Rinh Tô 1–7
“Hãy Hòa Thuận Lại với Đức Chúa Trời”
Chuẩn bị bài học của anh chị em bằng cách đọc 2 Cô Rinh Tô 1–7. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu những chương này, và đại cương này có thể cung cấp cho anh chị em những ý kiến để giảng dạy.
Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Một số trẻ em trong lớp của anh chị em có thể đã viết những bức thư về cách mà một thành viên trong gia đình là tấm gương tốt của việc làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu chúng đã viết, hãy yêu cầu chúng trước buổi học để chia sẻ bức thư đó với cả lớp. Hoặc yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều gì khác mà chúng đã học được.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Cha Thiên Thượng an ủi tôi, và tôi có thể an ủi người khác.
Làm thế nào anh chị em có thể cho các trẻ em sự tin chắc rằng Cha Thiên Thượng sẽ an ủi chúng? Làm thế nào anh chị em khuyến khích các trẻ em an ủi người khác?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mang đến lớp học những đồ vật mà cung cấp sự thoải mái, như một chiếc chăn hay một cái gạc để băng vết thương. Hỏi các trẻ em điều gì an ủi chúng khi chúng buồn phiền hay sợ hãi, hay có những vấn đề khác. Đọc 2 Cô Rinh Tô 1:3–4 với các trẻ em, và giải thích rằng “sự khốn nạn” là một từ khác cho những vấn đề rất khó. Chia sẻ một số cách mà Cha Thiên Thượng đã an ủi anh chị em, và làm chứng rằng Ngài cũng sẽ an ủi các trẻ em.
-
Cho thấy các bức ảnh về những người được báp têm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 103 và 104) khi anh chị em đọc 2 Cô Rinh Tô 1:4 và Mô Si A 18:8–9 cho các trẻ em. Giải thích rằng trong lễ báp têm, chúng ta hứa sẽ an ủi những người khác. Làm thế nào chúng ta có thể tuân theo lời khuyên của Phao Lô để “yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp”?
-
Mời các trẻ em vẽ một bức tranh về bản thân chúng đang giúp đỡ người cần sự giúp đỡ. Để cho các trẻ em giải thích việc làm những việc này có thể mang đến sự an ủi cho người khác như thế nào.
Tôi có thể tha thứ cho những người khác.
Chọn từ những sinh hoạt sau đây—hoặc sinh hoạt do anh chị em nghĩ ra—để giúp củng cố ước muốn của các trẻ em để tha thứ cho những người khác.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giải thích cho các trẻ em rằng Phao Lô đã muốn Các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô tha thứ cho một người đàn ông phạm tội. Đọc 2 Cô Rinh Tô 2:7–8, 10, và mời các trẻ em đặt tay của chúng lên tim mình mỗi lần chúng nghe từ tha thứ và đã tha.
-
Mời các trẻ em đóng diễn cách mà chúng có thể đáp lại những tình huống khi người khác làm điều không tử tế. Hãy để cho các trẻ em thay phiên nhau nói “Tôi xin lỗi” và “Tôi tha thứ cho bạn.” Làm thế nào chúng ta có thể giúp người ta biết rằng chúng ta tha thứ cho họ? Giải thích rằng một cách có thể là “bày tỏ lòng yêu thương,” hoặc cho thấy lòng yêu thương dành cho họ (2 Cô Rinh Tô 2:8).
Tôi tin ở sự lương thiện.
Phao Lô đã dạy rằng những tôi tớ của Đấng Ky Tô không nói dối người khác—họ “từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín.” Suy ngẫm cách mà anh chị em có thể củng cố ước muốn của các trẻ em để biết thành thật trong mọi việc.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giúp các trẻ em thuộc lòng đoạn “Chúng tôi tin ở sự lương thiện.” (Những Tín Điều 1:13). Viết đoạn này lên những vòng tay bằng giấy để các trẻ em có thể trang trí và đeo về nhà. Giải thích rằng lương thiện có nghĩa là nói sự thật.
-
Yêu cầu các trẻ em giơ tay lên khi anh chị em nói điều gì đó đúng và hạ tay xuống khi anh chị em nói điều gì đó không đúng. Nói những câu đơn giản và rõ ràng, như “Hôm nay là Chủ Nhật” hay “Tôi có ba cái mũi.” Lặp lại sinh hoạt này vài lần, hãy để cho các trẻ em lần lượt làm người nói những câu đúng và sai. Tại sao lương thiện là điều tốt?
Giảng Dạy Giáo Lý
Các Trẻ Em Lớn Tuổi
Cha Thiên Thượng an ủi tôi, và tôi có thể an ủi người khác.
Việc nhớ cách mà Thượng Đế đã an ủi các trẻ em có thể soi dẫn chúng mang sự an ủi đến với người khác.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Khi anh chị em đọc 2 Cô Rinh Tô 1:3–4, hãy yêu cầu các trẻ em lắng nghe câu trả lời cho câu hỏi “Thượng Đế làm gì cho chúng ta?” Giúp các trẻ em liệt kê những cách mà Thượng Đế an ủi chúng ta. Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng buồn phiền hay lo lắng và Thượng Đế an ủi chúng.
-
Hãy mời các trẻ em chia sẻ những cách mà chúng ta có thể an ủi những người khác. Cho các trẻ em thời gian để nghĩ về một người chúng biết mà cần an ủi và lập kế hoạch để tìm đến người đó.
Tôi có thể tha thứ cho những người khác.
Có thể khó để tha thứ cho người khác khi họ không tử tế với chúng ta. Nhưng các trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ kinh nghiệm được tình yêu thương, sự bình an và hạnh phúc khi chúng biết tha thứ.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Nói với các trẻ em rằng có một người ở Cô Rinh Tô đã phạm tội và “làm cớ buồn rầu” cho Các Thánh Hữu (xin xem 2 Cô Rinh Tô 2:5). Yêu cầu các trẻ em tìm kiếm trong 2 Cô Rinh Tô 2:7–8 để tìm điều mà Phao Lô muốn Các Thánh Hữu làm.
-
Chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em tha thứ cho người nào đó—hoặc người nào đó tha thứ cho anh chị em—và điều mà anh chị em cảm nhận sau đó.
Tôi “bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy.”
Suy ngẫm cách mà anh chị em có thể khuyến khích các trẻ em giữ những lệnh truyền của Thượng Đế kể cả khi chúng không thấy những phước lành mình mong muốn ngay lập tức.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc 2 Cô Rinh Tô 5:6–7 và An Ma 32:21 với các trẻ em, và yêu cầu chúng tìm kiếm những từ và cụm từ giúp định nghĩa đức tin. Yêu cầu các trẻ em viết xuống những định nghĩa của chúng, đọc lớn tiếng, và để những định nghĩa đó lên trên bảng.
-
Bịt mắt một đứa trẻ, và yêu cầu những đứa trẻ khác đưa ra sự hướng dẫn để giúp đứa trẻ đó hoàn thành nhiệm vụ như xây một cái tháp với các khối, xếp những mảnh hình ghép lại với nhau hay đi hết phòng học. Làm thế nào sinh hoạt này có thể giúp chúng ta hiểu “bước đi bởi đức tin” nơi Thượng Đế có ý nghĩa gì?
-
Cho xem đoạn video “Pure and Simple Faith” (LDS.org), và hỏi các trẻ em người thiếu nữ đã bước đi bởi đức tin như thế nào. Chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em có đức tin nơi Thượng Đế. Mời các trẻ em chia sẻ về bất cứ kinh nghiệm nào chúng đã có với việc bước đi bởi đức tin.
Buồn rầu theo ý Thượng Đế dẫn tôi đến sự hối cải.
Là điều tự nhiên cho các trẻ em thấy hổ thẹn hay xấu hổ khi chúng bị bắt gặp khi đang làm điều sai. Hãy giúp chúng phân biệt những cảm giác này với buồn rầu theo ý Thượng Đế, là điều dẫn đến sự hối cải thực sự.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giải thích rằng trong 2 Cô Rinh Tô 7:8–11, Phao Lô nói đến một bức thư mà ông đã viết cho Các Thánh Hữu, mạnh dạn cảnh báo họ về những tội lỗi của họ. Cùng nhau đọc những câu này. Tại sao Phao Lô vui mừng khi Các Thánh Hữu buồn phiền? Hãy chỉ ra rằng đây là kiểu buồn phiền được gọi là buồn rầu theo ý Thượng Đế.
-
Yêu cầu các trẻ em nhắm mắt lại và nghĩ về một lần mà chúng làm điều gì sai và cảm thấy buồn phiền. Mời các trẻ em tự hỏi bản thân mình: “Tại sao tôi cảm thấy buồn phiền?” Viết lên trên bảng một số lý do người ta cảm thấy buồn phiền sau khi làm điều sai, như “Tôi sợ bị phạt” hay “Tôi xấu hổ về điều người ta nghĩ về tôi” hay “Tôi biết Cha Thiên Thượng thất vọng về tôi.” Câu trả lời nào trên bảng dường như giống “buồn rầu theo ý Thượng Đế”? Tại sao buồn rầu theo ý Thượng Đế tốt hơn những kiểu buồn rầu khác mà chúng ta có thể cảm thấy khi làm điều sai?
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Nói với các trẻ em rằng chúng có thể chia sẻ một sinh hoạt ngày hôm nay với gia đình mình ở nhà, có lẽ trong buổi họp tối gia đình.