Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đê: ‘Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương’


“Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đê: ‘Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 2–8 tháng Mười Hai. 1–3 Giăng; Giu Đê” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2019

Chúa Giê Su Ky Tô mỉm cười trong khi đang ngồi cùng một đứa trẻ vui vẻ

Perfect Love (Tình Yêu Thương Hoàn Hảo), tranh do Del Parson họa

Ngày 2–8 tháng Mười Hai

1–3 Giăng; Giu Đê

“Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương”

Những bức thư của Giăng và Giu Đê giảng dạy về tình yêu thương và ánh sáng của Cha Thiên Thượng. Khi anh chị em học tập tuần này, hãy suy nghĩ tại sao các trẻ em mà anh chị em giảng dạy cần tình yêu thương và ánh sáng của Ngài trong cuộc sống của chúng. Hãy nhớ suy xét tất cả những sinh hoạt trong đại cương này, không chỉ những sinh hoạt được liệt kê theo nhóm tuổi mà anh chị em giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các trẻ em chia sẻ cách chúng cảm nhận tình yêu thương của Cha Thiên Thượng hoặc chúng nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng giống như ánh sáng.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Giăng 1:5–7; 2:8–11

Việc noi theo Chúa Giê Su mang đến phước lành cho cuộc sống của tôi.

Làm thế nào những sự so sánh với ánh sáng và bóng tối giúp anh chị em giảng dạy các trẻ em về ánh sáng Cha Thiên Thượng mang đến cuộc sống của chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em kể tên những thứ tạo ra ánh sáng. Giúp các trẻ em hiểu những lợi ích của ánh sáng, như giúp cây cối phát triển, cho phép chúng ta nhìn thấy, và tạo hơi ấm. Mời các trẻ em lần lượt chiếu đèn pin vào bức hình Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng nói: “Đức Chúa Trời là sự sáng” (1 Giăng 1:5). Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang ánh sáng vào trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta tuân theo các lệnh truyền.

  • Làm tối phòng học, và mời các trẻ em gợi ý những cách ánh sáng có thể được mang đến trong phòng. Giúp các trẻ em nghĩ về những cách chúng ta có thể mang ánh sáng của Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của mình. Khi các trẻ em chia sẻ những câu trả lời, hãy bật đèn pin hoặc mở cửa sổ để thêm dần ánh sáng vào phòng.

1 Giăng 4:10–11, 20–21

Tôi cho thấy tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế khi tôi cho thấy tình yêu thương dành cho người khác.

Giúp các em thấy sự kết nối giữa tình yêu thương chúng cảm nhận từ Cha Thiên Thượng và tình yêu thương chúng biểu lộ cho con cái của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Giăng 4:11 cho các trẻ em, và hát một bài hát về tình yêu thương của Thượng Đế, như “My Heavenly Father Loves Me” (Children’s Songbook, trang 228). Yêu cầu vài trẻ em chia sẻ cách chúng biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng. Sau mỗi câu trả lời, hãy mời các trẻ em tự ôm mình và nói: “Thượng Đế là tình yêu thương, và Thượng Đế yêu thương tôi.”

  • Đọc 1 Giăng 4:21 cho các trẻ em. Mời các trẻ em chia sẻ hoặc diễn tả những cách khác nhau mà chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương đối với một người bạn, như trao một cái ôm hay làm một tấm thiệp. Những điều này làm cho bạn bè của chúng ta cảm thấy như thế nào? Cha Thiên Thượng cảm thấy như thế nào khi chúng ta làm những điều tử tế cho người khác?

1 Giăng 2:3–5; 5:3

Tôi cho thấy tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế khi tôi tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

Các trẻ em có thể học được lúc còn trẻ tuổi rằng những “điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề” và rằng việc tuân theo những điều răn đó là một cách bày tỏ tình yêu thương dành cho Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc 1 Giăng 5:3, và yêu cầu các trẻ em lắng nghe điều mà câu này nói về cách chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta yêu thương Thượng Đế. Mời các trẻ em kể tên các lệnh truyền càng nhiều càng tồt. Cha Thiên Thượng cảm thấy như thế nào khi chúng ta tuân theo các lệnh truyền của Ngài?

  • Mời các trẻ em vẽ một bức tranh cho thấy một cách mà chúng có thể bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Cha Thiên Thượng. Ví dụ, các trẻ em có thể vẽ một bức tranh về bản thân chúng đang giữ một trong các lệnh truyền. Cùng nhau hát một bài hát về sự vâng lời, như “Choose the Right Way” (Children’s Songbook, trang 160). Chúng ta cảm thấy như thế nào khi chúng ta vâng lời?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

1 Giăng 2:8–11; 4:7–8, 20–21

Tôi cho thấy tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế khi tôi cho thấy tình yêu thương dành cho người khác.

Làm thế nào tôi có thể giúp các trẻ em hiểu rằng việc yêu thương Thượng Đế liên quan đến việc yêu thương những người xung quanh chúng ta—kể cả những người có thể khác biệt với chúng ta hoặc khó để yêu thương?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em tưởng tượng rằng một người mới bắt đầu nhập trường học hay tiểu giáo khu của chúng và không quen ai ở đó. Người này có thể cảm thấy như thế nào? Mời các trẻ em đọc 1 Giăng 4:7–8. Câu này gợi ý điều gì về cách chúng ta nên đối xử với người khác? Chia sẻ những tình huống tương tự, hoặc yêu cầu các trẻ em nghĩ về những tình huống mà chúng có thể có cơ hội để cho thấy tình yêu thương.

  • Yêu cầu các trẻ em đọc 1 Giăng 4:7–8, 20–21, và mời mỗi đứa trẻ viết một câu để tóm tắt điều chúng nghĩ là bài học quan trọng nhất trong những câu này. Sau khi các trẻ em chia sẻ những câu này, anh chị em có thể kể câu chuyện của Chy Johnson từ bài nói chuyện của Anh David L. Beck “Bổn Phận Thiêng Liêng của Các Em để Phục Sự” (Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 55). Làm thế nào các trẻ em có thể noi theo tấm gương của những thiếu niên trong câu chuyện đã cho thấy tình yêu thương dành cho Chúa? Mời các trẻ em chia sẻ những cách khác mà chúng có thể cho thấy tình yêu thương đối với những người xung quanh mình.

1 Giăng 2:3–6; 4:17–18; 5:2–5

Tôi cho thấy tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế khi tôi tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

Việc tuân theo các lệnh truyền có thể dễ dàng hơn khi chúng ta hiểu những lẽ thật được dạy trong 1 Giăng 5:3. Làm thế nào anh chị em giúp các trẻ em thấy những lệnh truyền không phải là gánh nặng mà là cơ hội để bày tỏ tình yêu thương của chúng dành cho Thượng Đế?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em liệt kê lên trên bảng những cách chúng có thể cho Thượng Đế thấy rằng chúng yêu thương Ngài. Cùng nhau đọc 1 Giăng 2:5–6; 5:2–5 để có thêm ý kiến. Làm thế nào việc tuân theo những lệnh truyền cho thấy rằng chúng ta yêu thương Cha Thiên Thượng?

    một gia đình đang cùng nhau quỳ xuống cầu nguyện

    Chúng ta có thể chọn để giữ các lệnh truyền kể cả khi khó để giữ.

  • Đọc 1 Giăng 4:17, và giải thích với các trẻ em rằng để “được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán” có nghĩa là có sự tự tin và bình an khi chúng ta đứng trước Thượng Đế để được phán xét. Câu này dạy về điều gì mà chúng ta cần phải làm để có sự tự tin đó? Một số điều nào chúng ta có thể làm bây giờ để tự tin trước Thượng Đế?

Giu Đê 1:18–22

Tôi có thể trung tín kể cả khi những người khác chế nhạo tôi.

Các trẻ em có thể bị chế nhạo vì niềm tin của chúng hay cách chúng sống với tư cách là những môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Những câu này chứa đựng lời khuyên của Giu Đê về cách luôn trung tín trong những tình huống như vậy.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em chia sẻ những lúc mà chúng bị chế nhạo vì làm điều đúng. Mời các trẻ em đọc Giu Đê 1:18–22 và tìm cách giúp chúng ta luôn trung tín khi chúng ta bị chế nhạo hay đùa cợt. Viết điều các trẻ em tìm thấy lên bảng, và thảo luận những cách chúng ta có thể tuân theo lời khuyên dạy này.

  • Tóm tắt giấc mơ của Lê Hi (xin xem 1 Nê Phi 8:1–35), Yêu cầu vài trẻ em đọc những câu trong 1 Nê Phi 8:26–28, 33. Thảo luận về cách những người trong tòa nhà to lớn và vĩ đại giống như những người chế nhạo mà Giu Đê nói đến. Điều chúng ta có thể làm để không bị ảnh hưởng bởi những người đùa cợt chúng ta hoặc không đồng tình với điều chúng ta tin là gì? (xin xem 1 Nê Phi 8:30, 33).

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Khuyến khích các trẻ em lập một kế hoạch để chia sẻ ánh sáng của chúng với gia đình mình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Các trẻ em rất tích cực. Có những lúc anh chị em có thể cảm thấy năng lực của các trẻ em là một sự xao lãng khỏi việc học hỏi. Nhưng anh chị em có thể xây đắp tính tích cực tự nhiên của các trẻ em bằng việc mời chúng diễn tả, vẽ hoặc hát về một nguyên tắc phúc âm. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, 25–26.)