Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18: “Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi!”


“Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18: ‘Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi!,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và các môn đồ tại Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane Grove (Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Derek Hegsted họa

Ngày 12–18 tháng Sáu

Lu Ca 22; Giăng 18

“Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi!”

Việc cùng học hỏi với các em từ Lu Ca 22Giăng 18 là một cơ hội để giúp chúng gia tăng tình thương yêu dành cho Chúa Giê Su Ky Tô và đức tin nơi Ngài. Thành tâm suy ngẫm cách anh chị em sẽ làm điều này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho xem hình ảnh về những sự kiện trong các chương này, chẳng hạn như Đấng Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 56) và các bức hình trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Mời các em nói lên điều đang diễn ra trong các bức hình này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Lu Ca 22:39–46

Chúa Giê Su đã chịu đau khổ cho tôi vì Ngài yêu thương tôi.

Suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các em cảm thấy tình yêu thương của Chúa Giê Su khi cả lớp thảo luận câu chuyện về sự đau đớn của Ngài trong Vườn Ghết Sê Ma Nê.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể cho các em nghe câu chuyện trong Lu Ca 22:39–46, có lẽ bằng cách sử dụng “Chương 51: Chúa Giê Su Chịu Đựng Đau Đớn trong Vườn Ghết Sê Ma Nê” (trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 129–132, hoặc đoạn video tương ứng trên ChurchofJesusChrist.org). Hãy giải thích rằng Chúa Giê Su đã cảm thấy tất cả nỗi đau và nỗi buồn mà tất cả mọi người đã từng cảm thấy. Hỏi các em xem điều gì có thể làm cho một người cảm thấy buồn bã, đau đớn, hoặc khó chịu. Hãy làm chứng rằng Chúa Giê Su có thể giúp chúng ta khuây khỏa hơn trong những tình huống đó.

  • Chuyền quanh lớp học một bức hình Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê (như bức hình trong đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Khi mỗi em cầm bức hình, hãy nói, “Chúa Giê Su đã chịu đau đớn vì Ngài thương yêu [tên của em đó].” Mời các em lặp lại những từ này với anh chị em.

  • Giúp các em nghĩ về những cách mà chúng đã cảm nhận được tình thương yêu của Chúa Giê Su.

Lu Ca 22:41–43

Tôi có thể cầu nguyện khi cần được giúp đỡ.

Khi Chúa Giê Su cầu nguyện trong vườn Ghết Sê Ma Nê, một thiên sứ đã xuất hiện để củng cố Ngài. Làm thế nào anh chị em có thể giúp những em mà mình giảng dạy hiểu rằng chúng cũng có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để được củng cố?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm lược Lu Ca 22:41–43 cho các em nghe. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em cầu xin sự giúp đỡ và Cha Thiên Thượng đã củng cố anh chị em qua Đức Thánh Linh hoặc gửi một ai đó đến giúp đỡ anh chị em.

  • Hãy viết lên trên những mảnh giấy một số điều mà chúng ta có thể nói trong lời cầu nguyện, chẳng hạn như “Cha Thiên Thượng”, “con cảm ơn Ngài”, “con cầu xin Ngài”, và “trong tôn danh Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.” Đặt những mảnh giấy trên sàn theo thứ tự ngẫu nhiên, và giúp các em xếp chúng theo đúng thứ tự mà chúng ta có thể nói trong lời cầu nguyện. Chúng ta có thể cảm ơn Cha Thiên Thượng về điều gì? Chúng ta còn có thể nói điều gì với Ngài nữa? Hãy làm chứng rằng các em có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Christ Praying in the Garden of Gethsemane (Đấng Ky Tô Cầu Nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Hermann Clementz họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Lu Ca 22:39–46

Trong vườn Ghết Sê Ma Nê, Chúa Giê Su đã tự mình gánh lấy tội lỗi và sự đau khổ của tôi.

Việc biết về những điều mà Chúa Giê Su đã làm cho chúng ta trong vườn Ghết Sê Ma Nê có thể giúp các em hối cải những tội lỗi của chúng và hướng đến Đấng Cứu Rỗi khi chúng trải qua những thử thách khó khăn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc Lu Ca 22:39–46 và tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mô tả cảm giác của Chúa Giê Su trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Chúa Giê Su đã trải qua điều gì mà khiến cho Ngài cảm thấy như vậy? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19). Hãy cho các em cơ hội để chia sẻ những cảm nhận về Chúa Giê Su và sự hy sinh của Ngài cho chúng ta.

  • Mời các em chia sẻ về một lần mà chúng buồn phiền hoặc đau đớn. Hỏi các em xem chúng có biết bất kỳ ai đã từng cảm thấy như vậy không. Mời các em đọc An Ma 7:11–12. Những câu này dạy cho chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và sự đau đớn của Ngài cho chúng ta?

  • Đưa cho một em một cây gậy mà dài hơn chiều rộng của cửa lớp học, và bảo em đó giữ cây gậy nằm ngang và cố gắng để đi qua cửa. Giải thích rằng cây gậy tượng trưng cho tội lỗi của chúng ta, là điều ngăn chúng ta bước vào vương quốc của Thượng Đế. Lấy cây gậy đi để giải thích rằng Chúa Giê Su mang lên mình Ngài tội lỗi của chúng ta để chúng ta có thể được tha thứ khi hối cải.

Lu Ca 22:39–44

Tôi có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su bằng việc vâng lời Cha Thiên Thượng.

Chúa Giê Su đã cho thấy sự vâng lời Cha Thiên Thượng khi Ngài nói “xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi” (Lu Ca 22:42). Làm cách nào anh chị em giúp các em học hỏi từ tấm gương của Chúa Giê Su?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giúp các em học thuộc lòng cụm từ “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi” (Lu Ca 22:42) và thảo luận ý nghĩa của nó là gì. Chúng ta có thể làm gì để tuân theo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

  • Giúp các em xác định một số lý do tại sao đôi lúc lại khó khăn để làm điều mà Cha Thiên Thượng muốn. Chúng ta đã nhận được những phước lành nào qua việc biết vâng lời Cha Thiên Thượng, kể cả khi điều đó là khó khăn?

Lu Ca 22:50–51

Chúa Giê Su thương yêu kẻ thù của Ngài.

Việc học cách trở thành người hòa giải không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi người khác không tử tế với chúng ta. Làm thế nào mà câu chuyện trong Lu Ca 22:50–51 có thể soi dẫn cho các em mà anh chị em giảng trở nên tử tế trong mọi hoàn cảnh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc Lu Ca 22:50–51. Chúng ta có thể học được điều gì về Chúa Giê Su từ câu chuyện này? Trong tuần này, hãy xin cha mẹ của một số em kể cho anh chị em nghe về những lần mà con cái của họ thể hiện sự tử tế, ngay cả khi điều đó là khó khăn. Chia sẻ những câu chuyện đó với cả lớp. (Nhắc nhở các em rằng việc tử tế không có nghĩa là cho phép người khác làm tổn thương chúng; các em phải nói chuyện với cha mẹ hoặc một người lớn đáng tin cậy khác nếu một ai đó làm tổn thương chúng.)

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc đối xử tử tế, chẳng hạn như “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 63). Bài hát này dạy điều gì về lòng nhân từ? Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy lòng nhân từ đối với người khác như Đấng Cứu Rỗi đã làm?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ chứng ngôn của chúng về Đấng Cứu Rỗi với gia đình chúng. Các em cũng có thể xin những người trong gia đình chia sẻ chứng ngôn về Ngài.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời các em chia sẻ điều chúng biết. “Bảo [các em] chia sẻ với các anh chị em những ý nghĩ, cảm xúc, và kinh nghiệm của chúng liên quan đến các nguyên tắc mà anh chị em đang giảng dạy. Anh chị em sẽ thấy rằng chúng có những sự hiểu biết đơn giản, chân thành và mạnh mẽ” (Giảng Dạy theo Cách Của Đấng Cứu Rỗitrang 26).

In