Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13: “Để Tưởng Nhớ”


“Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13: ‘Để Tưởng Nhớ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

In Remembrance of Me (Để Tưởng Nhớ đến Ta), tranh do Walter Rane họa

Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13

“Để Tưởng Nhớ”

Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 26; Mác 14; và Giăng 13, hãy tìm kiếm các nguyên tắc mà anh chị em cảm thấy sẽ ban phước cho những em mà mình giảng dạy.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho xem những bức hình của các sự kiện trong những chương này, như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 54–55, và mời các em nói về điều đang diễn ra trong những bức hình này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 26:26–29; Mác 14:22–24

Tiệc Thánh giúp tôi nghĩ về Chúa Giê Su.

Giúp các em hiểu rằng việc dự phần Tiệc Thánh là một cơ hội để tưởng nhớ về điều Chúa Giê Su đã làm cho chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tóm tắt câu chuyện về Chúa Giê Su giới thiệu Tiệc Thánh. Anh chị em có thể dùng “Chương 49: Tiệc Thánh Đầu Tiên” (trong sách Các Câu Chuyện Trong Kinh Tân Ước, trang 124–126, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Tại sao chúng ta dự phần Tiệc Thánh? Giúp các em hiểu rằng chúng ta tưởng nhớ Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh.

  • Cho các em thấy một mẩu bánh và một ly nước. Hỏi các em xem chúng có biết bánh và nước Tiệc Thánh tượng trưng cho điều gì không. Giải thích rằng những biểu tượng này giúp chúng ta nhớ rằng Chúa Giê Su đã chết cho chúng ta và Ngài đã sống lại từ cái chết.

  • Bảo các em nhắm mắt lại và nghĩ về một người mà chúng yêu thương, và rồi mời chúng kể cho anh chị em về người đó. Bảo các em nhắm mắt lại lần nữa, nghĩ về Đấng Cứu Rỗi, và rồi chia sẻ những điều chúng biết về Ngài. Khuyến khích các em nghĩ về Chúa Giê Su trong buổi lễ Tiệc Thánh hằng tuần.

  • Mời các em cho anh chị em thấy điều chúng có thể làm để tưởng nhớ Chúa Giê Su và biết nghiêm trang trong lễ Tiệc Thánh. Giúp các em làm những quyển sách nhỏ được miêu tả trong trang sinh hoạt của tuần này và sử dụng chúng để giúp các em nghĩ về Chúa Giê Su trong suốt lễ Tiệc Thánh. Hoặc hãy để các em tìm trong một số tạp chí của Giáo Hội những hình ảnh của Chúa Giê Su và cắt dán thành một bức hình ghép để chúng có thể nhìn vào trong buổi lễ Tiệc Thánh.

Giăng 13:34–35

Tôi có thể thương yêu người khác như Chúa Giê Su đã làm.

Chúa Giê Su thể hiện tình thương yêu của Ngài bằng cách chăm lo cho những người xung quanh Ngài. Những em mà anh chị em dạy có những cơ hội nào để thể hiện tình thương yêu đối với người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho xem bức hình về những câu chuyện mà các em đã học trong năm nay khi Chúa Giê Su đã thể hiện tình thương yêu của Ngài với người khác (xin xem các đại cương trước đây trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Đọc to Giăng 13:34–35, và giúp các em lặp lại cụm từ “Như ta đã yêu các người thể nào, … hãy yêu nhau thể ấy.” Làm thế nào chúng ta có thể bày tỏ tình thương yêu của mình dành cho gia đình và bạn bè?

  • Mời một em cầm bức hình của Đấng Cứu Rỗi trong khi cả lớp hát một bài hát về tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi, chẳng hạn như “Cảm Tạ Cha Yêu Dấu” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 61). Đưa cho các em những trái tim bằng giấy và mời chúng vẽ tranh về bản thân chúng đang làm điều gì đó để thể hiện tình thương yêu đối với người khác.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ma Thi Ơ 26:26–29; Mác 14:22–24

Lễ Tiệc Thánh giúp tôi tưởng nhớ Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh của Ngài dành cho tôi.

Làm cách nào anh chị em có thể giúp các em có một kinh nghiệm nhiều ý nghĩa hơn với lễ Tiệc Thánh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em thay phiên nhau đọc những câu thánh thư trong Ma Thi Ơ 26:26–29 hoặc Mác 14:22–24 (xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, Mác 14:20–24 [trong phần phụ lục Kinh Thánh]) và Giáo Lý và Giao Ước 20:75–79. Những từ hay ý kiến nào tương tự với nhau trong hai đoạn này?

  • Hỏi các em xem chúng làm điều gì để giúp chúng nghĩ về Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh. Giúp các em tìm kiếm những câu thánh thư hay từ ngữ từ những bài thánh ca Tiệc Thánh mà chúng có thể đọc trong lễ Tiệc Thánh, và rồi liệt kê chúng lên một tấm thẻ giấy mà các em có thể xem trong lần tiếp theo chúng dự lễ Tiệc Thánh. Cùng hát một vài bài trong số những bài hát này với các em (xin xem Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, các trang 16–26).

    trẻ em dự phần Tiệc Thánh

    Lễ Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh của Ngài dành cho chúng ta.

  • Viết những cụm từ then chốt từ lời cầu nguyện Tiệc Thánh lên trên bảng, và giúp các em học thuộc lòng chúng. Những cụm từ này có ý nghĩa gì? Tại sao việc tái lập các giao ước báp têm của chúng ta mỗi tuần là quan trọng?

  • Mời một người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn kể cho các em về kinh nghiệm chuẩn bị, ban phước hay chuyền Tiệc Thánh của người ấy. Điều gì giúp người ấy chuẩn bị để làm việc này? Người ấy cảm thấy như thế nào khi làm việc này? Bánh và nước nhắc nhở người ấy về Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

  • Bảo các em mà đã được báp têm chia sẻ điều chúng nhớ về lễ báp têm của chúng. Các em ấy đã cảm thấy như thế nào? Các em ấy đã lập những giao ước nào? (xin xem Mô Si A 18:8–10). Nói với các em rằng mỗi tuần khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh, thì điều đó giống như được báp têm lần nữa—chúng ta có thể được tha thứ những tội lỗi của mình, và chúng ta tái lập những giao ước của mình.

Giăng 13:1–17

Chúa Giê Su Ky Tô đã cho tôi thấy cách phục vụ người khác.

Câu chuyện về việc Đấng Cứu Rỗi rửa chân cho các môn đồ của Ngài có thể soi dẫn để những em mà anh chị em dạy phục vụ những người xung quanh một cách đầy yêu thương.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trước đó một vài ngày, hãy bảo một em đọc Giăng 13:4–9 và chia sẻ câu chuyện đó với cả lớp từ quan điểm của Phi E Rơ. Đấng Cứu Rỗi đang cố gắng phán dạy Phi E Rơ và các Vị Sứ Đồ khác điều gì? Các em có thể thảo luận về điều chúng học được từ câu chuyện này về Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta học được điều gì về việc phục vụ người khác?

  • Hãy cùng nhau đọc Giăng 13:12–17. Bảo mỗi em hãy viết xuống về một lần mà Đấng Cứu Rỗi đã phục vụ người khác. Khuyến khích các em hãy gồm vào điều chúng học được từ tấm gương của Ngài. Mời các em chia sẻ với cả lớp những điều chúng viết.

Giăng 13:34–35

Những môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô thương yêu người khác như Ngài đã làm.

Khi chịu phép báp têm, chúng ta lập giao ước để trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Trong Giăng 13:34–35, Đấng Cứu Rỗi đã miêu tả cách chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta là môn đồ của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng nhau; như ta các người thể nào (Giăng 13:34). Mời các em tìm câu thánh thư và điền vào chỗ trống. Chúng ta còn có thể làm những điều nào khác để cho thấy rằng chúng ta là môn đồ của Đấng Ky Tô? Các em có thể nghĩ đến những từ khác để hoàn thành câu trên bảng, như phục vụđã phục vụ hoặc giảng dạyđã giảng dạy.

  • Mời các em đọc Giăng 13:35 và nghĩ về những người chúng biết là những tấm gương về vai trò môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Bảo các em chia sẻ về cách những người này thể hiện tình thương yêu đối với người khác như Đấng Cứu Rỗi đã làm.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ với gia đình chúng một điều gì đó chúng sẽ làm nhờ vào những điều chúng học được trong lớp. Ví dụ, các em có thể chia sẻ cách mà chúng sẽ tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô trong suốt lễ Tiệc Thánh.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Chia sẻ chứng ngôn với lớp học của anh chị em. Một chứng ngôn có thể đơn giản như “Tôi biết rằng Cha Thiên Thượng yêu thương mỗi người các em” hoặc “Tôi cảm thấy khoan khoái trong lòng khi học về Chúa Giê Su Ky Tô.”