Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18: “Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi”


“Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18: ‘Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và các môn đồ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane Grove (Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Derek Hegsted họa

Ngày 12–18 tháng Sáu

Lu Ca 22; Giăng 18

“Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi”

Hãy dành thời gian của anh chị em để đọc Lu Ca 22Giăng 18 tuần này. Suy ngẫm và cầu nguyện về điều anh chị em đọc. Việc này có thể mang đến cho Thánh Linh cơ hội để làm chứng với tâm hồn anh chị em rằng thánh thư là chân chính.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Chỉ có ba người trần thế đã chứng kiến sự thống khổ của Chúa Giê Su Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê—và họ đã ngủ trong phần lớn thời gian đó. Trong khu vườn đó và về sau trên thập tự giá, Chúa Giê Su đã gánh chịu những tội lỗi, nỗi đau đớn, và buồn khổ của mỗi một người đã từng sống, mặc dù gần như không có ai sống vào lúc đó biết được điều gì đang xảy ra. Các sự kiện quan trọng nhất của thời vĩnh cửu thường diễn ra mà không mấy được thế gian chú ý. Nhưng Thượng Đế Đức Chúa Cha biết. Ngài nghe thấu lời khẩn nài của Con Trai trung tín của Ngài: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi. Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài” (Lu Ca 22:42–43). Mặc dù chúng ta không ở đó để chứng kiến hành động vô vị kỷ và sự tuân phục này, chúng ta đều các nhân chứng cho Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Mỗi lần chúng ta hối cải và nhận được sự xá miễn tội lỗi của mình, mỗi lần chúng ta cảm thấy quyền năng củng cố của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta đều có thể làm chứng về tính chân thật của những gì đã xảy ra trong Vườn Ghết Xê Ma Nê.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Lu Ca 22:31–34, 54–62; Giăng 18:17–27

Sự cải đạo là một tiến trình liên tục.

Hãy nghĩ về những kinh nghiệm Phi E Rơ có với Đấng Cứu Rỗi—các phép lạ ông đã chứng kiến và giáo lý ông học được. Tại sao khi đó Đấng Cứu Rỗi phán cùng Phi E Rơ: “Đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình”? (Lu Ca 22:32; chữ in nghiêng được thêm vào). Khi anh chị em suy ngẫm điều này, có thể hữu ích để cân nhắc điều Anh Cả David A. Bednar đã dạy về sự khác biệt giữa việc có được một chứng ngôn và việc thực sự được cải đạo (xin xem “Được Cải Đạo theo ChúaLiahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 106–109).

Khi anh chị em đọc về những kinh nghiệm của Phi E Rơ trong Lu Ca 22:31–34, 54–62 (xin xem thêm Giăng 18:17–27), hãy nghĩ về sự cải đạo của chính anh chị em. Anh chị em có bao giờ cảm thấy tận tụy đến nỗi, giống như Phi E Rơ, anh chị em “sẵn lòng đi theo [Đấng Cứu Rỗi], đồng tù đồng chết”? (Lu Ca 22:33). Tại sao những cảm nghĩ đó đôi khi bị phai mờ? Có những cơ hội hàng ngày để chối bỏ hoặc làm chứng về Đấng Cứu Rỗi; anh chị em sẽ làm gì để trở thành một nhân chứng cho Ngài mỗi ngày? Anh chị em học được bài học nào khác từ kinh nghiệm này của Phi E Rơ?

Khi anh chị em tiếp tục đọc Kinh Tân Ước, hãy tìm kiếm bằng chứng về sự cải đạo liên tục của Phi E Rơ. Cũng hãy lưu ý những cách thức ông đã chấp nhận lệnh truyền của Chúa để “vững chí anh em mình” (Lu Ca 22:32; xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 3–4).

Xin xem thêm Mác 14:27–31.

Lu Ca 22:39–46

Đấng Cứu Rỗi chịu đau khổ cho tôi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê.

Chủ Tịch Russell M. Nelson mời gọi chúng ta hãy “dành thời gian vào việc học hỏi về Đấng Cứu Rỗi và sự hy sinh chuộc tội của Ngài” (“Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 40).

Hãy cân nhắc điều gì anh chị em sẽ làm để chấp nhận lời mời của Chủ Tịch Nelson. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách chân thành suy ngẫm về nỗi thống khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, như được mô tả trong các câu này, và viết xuống những ấn tượng và câu hỏi có thể đến với tâm trí mình.

Để có được sự hiểu biết sâu hơn về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, hãy thử tìm kiếm các thánh thư khác để có được câu trả lời cho những câu hỏi giống như sau:

Khi anh chị em học về những gì xảy ra ở trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, có thể là thú vị để biết rằng Ghết Sê Ma Nê là một vườn cây ô liu và có cả cối ép ô liu, được dùng để ép quả ô liu và chắt ra dầu dùng thắp đèn và làm thức ăn cũng như chữa bệnh (xin xem Lu Ca 10:34). Tiến trình ép dầu ô liu có thể tượng trưng cho điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta trong vườn Ghết Sê Ma Nê như thế nào? Để có thêm ý kiến, xin xem sứ điệp của Anh Cả D. Todd Christofferson “Ở trong Sự Yêu Thương Ta” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 50–51).

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 26:36–46; Mác 14:32–42.

Giăng 18:28–38

“Nước của [Đấng Cứu Rỗi] chẳng phải thuộc về thế gian này.”

Là một nhà lãnh đạo chính trị, Bôn Xơ Phi Lát đã quen thuộc với quyền lực và các vương quốc của thế gian này. Nhưng Chúa Giê Su nói về một vương quốc rất khác biệt. Khi nghĩ về điều anh chị em đã đọc về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi, anh chị em thấy bằng chứng nào rằng “nước của [Ngài] chẳng phải thuộc về thế gian này”? (Giăng 18:36). Tại sao là quan trọng cho anh chị em để biết điều này? Có điều gì khác nổi bật đối với anh chị em về những lời của Chúa Giê Su phán cùng Phi Lát?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Lu Ca 22:31–32.Phi E Rơ có thể đã cảm thấy như thế nào khi biết rằng Chúa Giê Su đã cầu nguyện cho ông và đức tin của ông? Chúng ta có thể cầu nguyện cho ai, “hầu cho đức tin [của họ] không thiếu thốn”? (câu 32).

Lu Ca 22:39–46.Việc học hỏi về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê có thể là một kinh nghiệm thiêng liêng cho gia đình anh chị em. Cân nhắc điều anh chị em có thể làm để tạo ra một tinh thần trang nghiêm và thờ phượng khi anh chị em học Lu Ca 22:39–46. Anh chị em có thể chơi đàn hoặc cùng nhau hát một số bài thánh ca hoặc bài hát thiếu nhi ưa thích của gia đình mình về Đấng Cứu Rỗi, hoặc xem các tác phẩm nghệ thuật liên quan. Khi anh chị em đọc các câu này, các thành viên trong trong gia đình có thể chia sẻ những đoạn có ý nghĩa đặc biệt đối với họ—có lẽ là một đoạn mà giúp họ cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi (xin xem thêm Ma Thi Ơ 26:36–46; Mác 14:32–42). Anh chị em cũng có thể mời họ chia sẻ chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Lu Ca 22:42.Các thành viên trong trong gia đình có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi họ học cách nói: “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi.”

Lu Ca 22:50–51; Giăng 18:10–11.Chúng ta học được gì về Chúa Giê Su từ những câu này?

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô chữa lành tai của người đày tớ

Suffer Ye Thus Far (Hãy Để cho Họ Đến Thế), tranh do Walter Rane họa

Giăng 18:37–38.Chúng ta sẽ trả lời như thế nào cho câu hỏi của Phi Lát: “Lẽ thật là cái gì?” (câu 38). Để có thêm ý kiến, xin xem Giăng 8:32; Giáo Lý và Giao Ước 84:45; 93:23–28; và “Này Lẽ Thật Là Gì?,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 31.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Lòng Cảm Kích Vô Cùng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy học những lời của các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau. Đọc những điều các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau giảng dạy về các lẽ thật anh chị em tìm thấy trong thánh thư. Chẳng hạn, trong số gần đây nhất của đại hội trung ương của tạp chí Liahona, anh chị em có thể tìm kiếm trong bản liệt kê các đề tài để tìm “Sự Chuộc Tội” (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang 21).

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Not My Will, but Thine (Xin Ý Cha Được Nên, Chớ Không Theo Ý Tôi), tranh do Walter Rane họa

In