Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 5–11 tháng Sáu. Giăng 14–17: “Hãy Cứ Ở Trong Sự Yêu Thương Của Ta”


“Ngày 5–11 tháng Sáu. Giăng 14–17: ‘Hãy Cứ Ở Trong Sự Yêu Thương Của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 5–11 tháng Sáu. Giăng 14–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

The Last Supper (Bữa Ăn Tối Cuối Cùng), tranh do William Henry Margetson họa

Ngày 5–11 tháng Sáu

Giăng 14–17

“Hãy Cứ Ở Trong Sự Yêu Thương Của Ta”

Trong khi anh chị em đọc những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 14–17, Đức Thánh Linh sẽ giúp anh chị em nhận ra những sứ điệp dành cho mình. Hãy ghi lại những ấn tượng mà anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Ngày nay chúng ta gọi đó là “Bữa Ăn Tối Cuối Cùng,” nhưng chúng ta không biết các môn đồ của Chúa Giê Su có hoàn toàn nhận thấy, trong khi họ tụ tập lại cùng ăn bữa yến tiệc thường niên cho Lễ Vượt Qua, rằng đó sẽ là bữa ăn cuối cùng của họ với Đấng Thầy của họ trước khi Ngài chết hay không. Tuy nhiên, Chúa Giê Su “biết giờ mình … đến rồi” (Giăng 13:1). Ngài sắp phải đương đầu với nỗi thống khổ ở vườn Ghết Sê Ma Nê, sự phản bội và khước từ của những người bạn thân thiết của Ngài, và một cái chết đau đớn trên thập tự giá. Nhưng bất chấp tất cả những điều này đang gần kề, Chúa Giê Su vẫn không tập trung vào bản thân Ngài mà vào các môn đồ Ngài. Họ sẽ cần phải biết điều gì trong những ngày tháng sắp tới? Những lời giảng dạy nhẹ nhàng của Chúa Giê Su trong Giăng 14–17 tiết lộ cảm nghĩ của Ngài về các môn đồ của Ngài, cả thời xưa lẫn thời nay. Trong số nhiều lẽ thật đầy an ủi mà Ngài đã chia sẻ là sự đảm bảo rằng, theo một ý nghĩa nào đó, Ngài sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Ngài hứa: “Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta” (Giăng 15:10).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giăng 14–15

Tôi cho thấy tình yêu thương của tôi dành cho Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

Trong khi đọc Giăng 14–15, anh chị em có thể ghi chú hoặc đánh dấu mỗi khi từ yêu được sử dụng. Anh chị em có thể nhận ra từ các điều răn được lặp đi lặp lại và thường liên kết với từ yêu trong các chương này. Anh chị em học hỏi được điều gì về mối quan hệ giữa tình yêu thương và các lệnh truyền từ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi? Anh chị em tìm thấy những từ và cụm từ nào khác liên quan đến tình yêu thương trong các chương này?

Hãy suy ngẫm về việc tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi đã ảnh hưởng đến anh chị em như thế nào.

Xin xem thêm Giăng 13:34–35; D. Todd Christofferson, “Ở trong Sự Yêu Thương Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 48–51.

Chúa Giê Su nói chuyện cùng các môn đồ

The Last Supper (Bữa Ăn Tối Cuối Cùng), tranh do Clark Kelley Price họa

Giăng 14–16

Đức Thánh Linh giúp tôi làm tròn mục đích của tôi với tư cách là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Chắc hẳn các môn đồ đã rất đau lòng khi nghe rằng thời gian của họ với Đấng Cứu Rỗi đã gần hết. Họ cũng có thể lo lắng về việc họ sẽ hòa thuận với nhau như thế nào nếu không có Ngài. Khi anh chị em đọc Giăng 14–16, hãy tìm kiếm điều Đấng Cứu Rỗi đã phán để trấn an họ. Đặc biệt, hãy lưu ý điều Ngài đã dạy họ về Đức Thánh Linh. Anh chị em học được điều gì về Đức Thánh Linh từ những lời của Đấng Cứu Rỗi trong các câu sau đây?

Tại sao các môn đồ cần đến sự giúp đỡ này từ Đức Thánh Linh? Đức Thánh Linh đã làm tròn các vai trò này cho anh chị em như thế nào? Hãy cân nhắc điều anh chị em có thể làm để ảnh hưởng của Ngài sẽ mạnh mẽ hơn trong cuộc sống của anh chị em.

Xin xem thêm 3 Nê Phi 19:9; 27:20; Giáo Lý và Giao Ước 11:12–14; Môi Se 6:61; Michelle D. Craig, “Khả Năng Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 19–21.

Giăng 15:1–8

Khi tôi ở trong Đấng Ky Tô, tôi sẽ sinh ra trái tốt.

Anh chị em nghĩ “ở trong [Đấng Ky Tô]” có nghĩa là gì? (Giăng 15:4). “Trái” nào của anh chị em mà cho thấy rằng anh chị em được gắn vào gốc nho, tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô?

Giăng 17

Chúa Giê Su Ky Tô nói hộ cho các môn đồ của Ngài.

Những lời của Chúa Giê Su được chép trong Giăng 17 được biết đến là Lời Cầu Nguyện Hộ. Trong lời cầu nguyện này, Chúa Giê Su cầu nguyện cho Các Sứ Đồ của Ngài và “cũng vì kẻ sẽ nghe lời [Ngài] mà tin đến con nữa” (Giăng 17:20). Điều đó có nghĩa là Ngài cầu nguyện cho anh chị em. Chúa Giê Su đã hỏi Cha Ngài điều gì thay cho anh chị em và tất cả những tín đồ khác? Điều đó dạy anh chị em điều gì về những cảm nghĩ của Ngài dành cho anh chị em?

Lời cầu nguyện này cũng dạy các lẽ thật uyên thâm, vĩnh cửu. Anh chị em tìm thấy các lẽ thật nào? Khi anh chị em đọc chương này, hãy cân nhắc ghi lại điều mình học được về những điều sau đây:

  • Sự cầu nguyện

  • Mối quan hệ của Đấng Cứu Rỗi với Cha Thiên Thượng của Ngài

  • Mối quan hệ của Đấng Cứu Rỗi với các môn đồ của Ngài

  • Các môn đồ phải khác với thế gian như thế nào

  • Các lẽ thật khác nổi bật đối với anh chị em

Giăng 17:11, 21–23

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hoàn toàn hiệp một.

Trong lời cầu nguyện của Ngài trong Giăng 17, Chúa Giê Su nhấn mạnh đến sự hiệp một của Ngài với Đức Chúa Cha. Trong những phương diện nào Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử là “một”? (Giăng 17:11, 21–23). Hãy lưu ý rằng Đấng Cứu Rỗi cầu nguyện rằng các môn đồ của Ngài có thể là một “cũng như”—hoặc trong cùng một phương diện—Ngài và Cha Ngài là một (Giăng 17:22). Điều đó có ý nghĩa gì đối với anh chị em? Hãy nghĩ về các mối quan hệ của anh chị em—ví dụ, với người phối ngẫu của anh chị em hoặc những người khác trong gia đình, với các tín hữu trong tiểu giáo khu, và với những người đồng Ky Tô hữu. Làm thế nào anh chị em có thể hướng tới sự hiệp một mà Chúa Giê Su có với Đức Chúa Cha?

Xin xem thêm Quentin L. Cook, “Đồng Tâm trong Sự Ngay Chính và Đoàn Kết,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 18–22; Sharon Eubank, “Bằng Sự Đoàn Kết trong Cảm Nghĩ, Chúng Ta Nhận Được Quyền Năng với Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 55–57.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giăng 14:5–6.Mọi người trong gia đình có thể thích thay phiên nhau dẫn cả gia đình đi bộ dọc theo một con đường. Bằng cách nào Chúa Giê Su là “con đường”? Ngài dẫn chúng ta đi đâu?

Giăng 14:26–27.Sự bình an của Chúa Giê Su khác với sự bình an “thế gian cho” như thế nào? Mọi người trong gia đình có thể chia sẻ những cách thức mà họ đã tìm thấy sự bình an và an ủi qua Đức Thánh Linh.

Giăng 15:1–8.Có thể là thú vị để đọc các câu này ở ngoài trời cạnh một giàn cây, một cái cây, hoặc một loại thực vật khác. Điều gì xảy ra cho một cành cây khi nó được lấy ra khỏi cây? Anh chị em có thể nói về việc chúng ta giống các cành cây như thế nào và việc “ở” trong Đấng Cứu Rỗi và “kết trái” có nghĩa là gì.

Giăng 15:17–27; 16:1–7.Anh chị em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô cảnh cáo các môn đồ của Ngài về sự bắt bớ? Các môn đồ của Đấng Ky Tô bị bắt bớ ngày nay bằng cách nào? Làm thế nào lời khuyên bảo của Đấng Cứu Rỗi trong các câu này giúp chúng ta khi chúng ta bị bắt bớ?

Giăng 16:33.Chúa Giê Su Ky Tô đã thắng thế gian như thế nào? Làm thế nào Sự Chuộc Tội của Ngài mang đến sự bình an và sự vững lòng cho chúng ta? (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 68:6).

Giăng 17:21–23.Điều gì sẽ giúp gia đình anh chị em học cách trở nên đoàn kết hơn giống như Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng? Anh chị em có thể nói về một đội thể thao ưa thích và cách họ cùng nhau cố gắng hướng tới một mục tiêu chung. Hoặc anh chị em có thể lắng nghe một ca đoàn hoặc dàn nhạc và thảo luận cách các nhạc sĩ kết hợp để tạo ra âm nhạc tuyệt vời.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Thánh Linh của Thượng Đế,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 2.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy đọc to thánh thư. Khi anh chị em giảng dạy thánh thư cho gia đình mình, việc đọc to thánh thư có thể giúp làm cho các câu chuyện thánh thư trở nên sống động hơn. Việc lắng nghe Giăng 14–17 có thể có tác động đặc biệt mạnh mẽ bởi vì các chương này chứa đựng rất nhiều lời của Đấng Cứu Rỗi.

chùm nho trên giàn

Chúa Giê Su dạy: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh” (Giăng 15:5).