Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13: “Tưởng Nhớ”


“Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13: ‘Tưởng Nhớ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

In Remembrance of Me (Để Tưởng Nhớ đến Ta), tranh do Walter Rane họa

Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13

“Tưởng Nhớ”

Khi anh chị em đọc về các sự kiện được miêu tả trong Ma Thi Ơ 26; Mác 14; và Giăng 13, hãy chú ý đến bất cứ ấn tượng nào anh chị em nhận được, đặc biệt là những ấn tượng làm gia tăng đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự cam kết của anh chị em đối với Ngài.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Một ngày trước khi chết, Chúa Giê Su đã ban cho các môn đồ của Ngài một điều gì đó để tưởng nhớ tới Ngài. Ngài “lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì này là huyết ta” (Ma Thi Ơ 26:26–28).

Việc đó đã xảy ra cách đây khoảng 2.000 năm, ở một nơi mà hầu hết chúng ta sẽ không bao giờ thấy, bằng một ngôn ngữ mà một vài người trong chúng ta có thể hiểu được. Nhưng giờ đây, mỗi Chủ Nhật tại những nơi nhóm họp của chúng ta, những người nắm giữ chức tư tế, có thẩm quyền để hành động trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô, làm điều Ngài đã từng làm. Họ lấy bánh và nước, ban phước và chuyền cho mỗi người chúng ta, là các môn đồ của Ngài. Đó là một hành động giản dị—có thể có bất cứ điều gì đơn giản và cơ bản hơn là ăn bánh và uống nước không? Nhưng bánh và nước đó là thiêng liêng đối với chúng ta vì chúng giúp chúng ta tưởng nhớ tới Ngài. Đó là cách chúng ta nói: “Tôi sẽ không bao giờ quên Ngài”—không chỉ là: “Tôi sẽ không bao giờ quên điều tôi đã đọc về những lời giảng dạy và cuộc sống của Ngài.” Thay vì thế, chúng ta nói: “Tôi sẽ không bao giờ quên điều Ngài đã làm cho tôi.” “Tôi sẽ không bao giờ quên Ngài đã giải cứu tôi như thế nào khi tôi kêu cầu được giúp đỡ.” Và: “Tôi sẽ không bao giờ quên được sự cam kết của Ngài với tôi và sự cam kết của tôi với Ngài—giao ước mà tôi và Ngài đã lập.”

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ma Thi Ơ 26:6–13; Mác 14:3–9

“Người … đã đã xức xác cho ta trước để chôn.”

Bằng một hành động thờ phượng khiêm nhường, người đàn bà được mô tả trong các câu này cho thấy rằng người ấy biết Chúa Giê Su là ai và Ngài sắp làm gì (xin xem Ma Thi Ơ 26:12). Anh chị em nghĩ tại sao những hành động của bà có ý nghĩa đến như vậy đối với Đấng Cứu Rỗi? (xin xem câu 13). Điều gì gây ấn tượng cho anh chị em về người đàn bà và đức tin của người ấy? Hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể noi theo tấm gương của bà ấy.

Xin xem thêm Giăng 12:1–8.

Ma Thi Ơ 26:20–22; Mác 14:17–19

“Lạy Chúa, có phải tôi không?”

Anh chị em học được điều gì về các môn đồ từ câu hỏi của họ với Chúa trong các câu này? Anh chị em nghĩ tại sao họ hỏi câu đó? Hãy cân nhắc cách thức anh chị em có thể hỏi Chúa: “Có phải tôi không?””

Xin xem thêm Dieter F. Uchtdorf, “Lạy Chúa, có phải tôi không?,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 56–59.

Ma Thi Ơ 26:26–29; Mác 14:22–25

Tiệc Thánh là một cơ hội để tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi.

Khi Đấng Cứu Rỗi giới thiệu Tiệc Thánh cho các môn đồ của Ngài, anh chị em tưởng tượng rằng họ sẽ có những ý nghĩ và cảm giác gì? Hãy nghĩ về điều này khi anh chị em đọc về kinh nghiệm của họ trong Ma Thi Ơ 26:26–29Mác 14:22–25. Anh chị em nghĩ tại sao Chúa Giê Su đã chọn cách thức này để chúng ta tưởng nhớ tới Ngài? Anh chị em cũng có thể suy ngẫm về những kinh nghiệm mình đã có trong lễ Tiệc Thánh. Có bất cứ điều gì anh chị em có thể thực hiện để làm cho kinh nghiệm của mình thiêng liêng và có ý nghĩa hơn không?

Sau khi đọc và suy ngẫm những câu này, anh chị em có thể viết xuống một số điều mình cảm thấy được soi dẫn để tưởng nhớ về Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể ôn lại những điều này vào lần tới khi dự phần Tiệc Thánh. Anh chị em cũng có thể ôn lại chúng vào những lúc khác, như là một cách để “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài” (Mô Rô Ni 4:3).

Xin xem thêm Lu Ca 22:7–39; 3 Nê Phi 18:1–13; Giáo Lý và Giao Ước 20:76–79.

Giăng 13:1–17

Đấng Cứu Rỗi là một tấm gương về sự khiêm nhường phục vụ những người khác.

Trong thời của Chúa Giê Su, việc rửa chân cho người khác là công việc của các tôi tớ chứ không phải những lãnh đạo. Nhưng Chúa Giê Su muốn các môn đồ của Ngài suy nghĩ khác đi về ý nghĩa của việc lãnh đạo và phục vụ. Anh chị em tìm thấy các sứ điệp nào trong những lời nói và hành động của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 13:1–17? Trong văn hóa của anh chị em, việc rửa chân cho người khác có thể không phải là một cách thức thường lệ để phục vụ. Nhưng hãy cân nhắc điều anh chị em có thể làm để noi theo tấm gương phục vụ khiêm nhường của Đấng Cứu Rỗi.

Cũng có thể thú vị để nhận thấy những điều mà Chúa Giê Su biết và cảm nhận được trong khoảng thời gian thiêng liêng này cùng với Các Sứ Đồ của Ngài (xin xem các câu 1 và 3). Những hiểu biết sâu sắc này giúp anh chị em hiểu điều gì về Đấng Cứu Rỗi?

Xin xem thêm Lu Ca 22:24–27.

Giăng 13:34–35

Tình yêu thương của tôi dành cho người khác là một dấu hiệu cho thấy tôi là một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô.

Trước đó, Chúa Giê Su đã ban cho một lệnh truyền “hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Ma Thi Ơ 22:39). Giờ đây Ngài ban cho “một giáo lệnh mới.” Anh chị em nghĩ việc yêu thương người khác như Chúa Giê Su yêu thương anh chị em em có nghĩa là gì? (xin xem Giăng 13:34).

Anh chị em cũng có thể suy ngẫm cách làm thế nào mà người khác biết rằng anh chị em là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào anh chị em có thể chắc chắn rằng tình yêu thương là đặc tính tối quan trọng của anh chị em với tư cách là một Ky Tô hữu?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ma Thi Ơ 26:26–29; Mác 14:22–25.Gia đình anh chị em có kinh nghiệm như thế nào trong buổi Tiệc Thánh mỗi tuần? Việc đọc về lễ Tiệc Thánh đầu tiên có thể soi dẫn một cuộc thảo luận về tầm quan trọng của Tiệc Thánh và những cách thức để cải thiện kinh nghiệm của anh chị em. Cân nhắc trưng bày bức tranh Chuyền Tiệc Thánh (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 108) và chia sẻ ý kiến về điều gì anh chị em có thể làm trước, trong, và sau lễ Tiệc Thánh.

Hình Ảnh
người phụ nữ đang dự phần Tiệc Thánh

Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Ma Thi Ơ 26:30.Cân nhắc việc hát một bài thánh ca, như Chúa Giê Su và Các Sứ Đồ của Ngài đã làm—có lẽ là một bài thánh ca Tiệc Thánh. Việc hát một bài thánh ca có thể là một phước lành cho Chúa Giê Su và Các Sứ Đồ của Ngài vào lúc đó như thế nào? Các bài thánh ca là một phước lành đối với chúng ta như thế nào?

Giăng 13:1–17.Anh chị em có thể muốn cho gia đình mình thấy bức tranh ở cuối đại cương này khi anh chị em đọc các câu này. Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy những lẽ thật nào qua các hành động của Ngài? Những chi tiết nào trong bức tranh giúp chúng ta hiểu các lẽ thật này? Có lẽ các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ cách làm thế nào mà việc sống theo các lẽ thật này đã mang đến cho họ hạnh phúc (xin xem Giăng 13:17).

Giăng 13:34–35.Sau khi đọc những câu này, anh chị em có thể cùng nhau nói về cách thức mà người khác biết rằng anh chị em là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Đấng Cứu Rỗi muốn các tín đồ của Ngài được biết đến như thế nào? Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong trong gia đình nói về những người mà tình yêu thương của họ dành cho người khác cho thấy họ là các môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em cũng có thể thảo luận những cách thức mà anh chị em có thể cho thấy nhiều tình yêu thương hơn với tư cách là một gia đình.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy suy ngẫm. Thánh thư có những ý nghĩa thuộc linh mà chúng ta có thể bỏ lỡ nếu chúng ta đọc quá tùy tiện, như cách chúng ta đọc các tài liệu khác. Đừng vội vã hoàn tất một chương. Hãy dành thời gian để suy nghĩ kỹ về điều anh chị em đang đọc.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su rửa chân cho các môn đồ

Greatest in the Kingdom (Lớn Hơn Hết trong Nước Thiên Đàng), tranh do J. Kirk Richards họa

In