Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một. Môi Se 1; Áp Ra Ham 3: “Đây Là Công Việc Của Ta và Sự Vinh Quang Của Ta”


“Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một. Môi Se 1; Áp Ra Ham 3: ‘Đây Là Công Việc Của Ta và Sự Vinh Quang Của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một. Môi Se 1; Áp Ra Ham 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
hình ảnh các vì sao trong không gian

Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một

Môi Se 1; Áp Ra Ham 3

“Đây Là Công Việc Của Ta và Sự Vinh Quang Của Ta”

Khi anh chị em đọc điều mà Thượng Đế phán cùng Môi Se và Áp Ra Ham, hãy nghĩ về điều Ngài có thể phán cùng các trẻ em mà anh chị em dạy. Làm thế nào anh chị em sẽ giúp chúng cảm nhận được tình yêu thương của Ngài dành cho chúng?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi lúc một bài hát có thể giúp các em ghi nhớ điều chúng đang học. Phát hoặc ngân nga một vài nốt nhạc của bài hát “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58), và hãy để cho các em đoán tên của bài hát. Giúp các em nghĩ về những cách thức mà cha mẹ chúng và những người khác “cầm tay dìu [chúng], bước cận kề [chúng]” và “giúp [chúng] kiếm lối đi.”

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Môi Se 1:1–4, 6

Tôi Là Con Đức Chúa Cha.

Anh chị em học được gì từ Môi Se 1:1–4, 6 về mối quan hệ giữa mình với Cha Thiên Thượng? Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em hiểu ý nghĩa của việc là con cái của Thượng Đế?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy đọc cho các em nghe điều mà Thượng Đế đã phán với Môi Se: “Ngươi là con trai của ta” (Môi Se 1:4). Mời một em lên đứng trước lớp, và yêu cầu các em khác lặp lại cùng anh chị em: “[Tên của em ấy], em là một người con của Thượng Đế.” Lặp lại cụm từ này cho từng em trong lớp.

  • Hãy cho xem một vài bức hình về trẻ em, và hỏi cả lớp xem có phải tất cả các trẻ em này đều là con cái của Thượng Đế không. Nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều là con cái của Thượng Đế. Hãy để các em thay phiên nhau nhìn vào một cái gương, và làm chứng rằng chúng cũng là con cái của Thượng Đế.

  • Hãy cùng hát với các em bài hát “Tôi Là Con Đức Chúa Cha.” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58). Hãy để các em tô màu trang sinh hoạt của tuần này, và sử dụng nó để ôn lại các lẽ thật mà bài hát này dạy.

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Ky Tô ở giữa các ngôi sao

    Christ and the Creation (Đấng Ky Tô và Sự Sáng Tạo), tranh do Robert T. Barrett họa

Áp Ra Ham 3:22–28

Tôi đã sống cùng với Cha Thiên Thượng trước khi sinh ra đời.

Việc hiểu biết về cuộc sống tiền dương thế của chúng ta có thể soi dẫn để chúng ta lựa chọn dựa trên các lẽ thật vĩnh cửu. Khi anh chị em nghiên cứu Áp Ra Ham 3:22–28, hãy cân nhắc cách anh chị em sẽ dạy cho các em về nguồn gốc vĩnh cửu của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy sử dụng chương “Trước Cựu Ước” (trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước) để dạy cho các em về cuộc sống tiền dương thế. Sau đó, hãy mời các em kể lại câu chuyện này cho anh chị em nghe. Tại sao Cha Thiên Thượng gửi chúng ta xuống thế gian? Giúp các em khám phá ra câu trả lời khi anh chị em đọc cho chúng nghe Áp Ra Ham 3:25.

  • Cùng hát với các em một bài hát về kế hoạch của Thượng Đế cho chúng ta. Giúp chúng hiểu về các lẽ thật vĩnh cửu được dạy trong lời bài hát.

Môi Se 1:39

Cha Thiên Thượng muốn tôi sống với Ngài một lần nữa.

Các lẽ thật trong Môi Se 1:39 đã ban phước cho cuộc sống của anh chị em như thế nào? Anh chị em có thể làm gì để giúp các em cũng nhận được các phước lành đó?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy chỉ ra những cụm từ “đây là công việc của ta” và “cuộc sống vĩnh cửu” trong Môi Se 1:39, và giúp các em lặp lại những cụm từ đó. Kể cho các em nghe về công việc hằng ngày của anh chị em. Dạy cho chúng rằng công việc của Cha Thiên Thượng là để giúp chúng ta đạt được cuộc sống vĩnh cửu, có nghĩa là trở nên giống như Ngài và được sống với Ngài một lần nữa.

  • Hãy mời cha hoặc mẹ của một em đến lớp và nói về cảm nhận của người ấy khi một đứa trẻ trở về sau khi xa nhà (ví dụ như đi học hoặc đi truyền giáo), hoặc chia sẻ những cảm nghĩ của anh chị em khi trải qua những kinh nghiệm này. Sử dụng ví dụ này để dạy cho các em biết Cha Thiên Thượng muốn chúng ta trở về cùng Ngài biết bao.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Môi Se 1:4, 30, 37–39; Áp Ra Ham 3:22–28

Tôi là con của Thượng Đế, và Ngài muốn giúp tôi trở về cùng Ngài.

Môi Se 1:4, 37–39Áp Ra Ham 3:22–28 dạy các lẽ thật quý báu về mối quan hệ giữa chúng ta với Thượng Đế và mục đích của Ngài trong việc gửi chúng ta đến thế gian. Suy ngẫm xem làm thế nào anh chị em sẽ giúp các em học các lẽ thật này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng đọc với các em Môi Se 1:4, 37–39Áp Ra Ham 3:24–25. Hãy cho các em cơ hội đặt câu hỏi và chia sẻ những từ hoặc cụm từ mà chúng thích từ những câu thánh thư này. Chúng ta học được điều gì từ những câu này về Cha Thiên Thượng? về bản thân chúng ta?

  • Cho các em xem hình ảnh về một số trong nhiều tạo vật của Cha Thiên Thượng. Đọc Môi Se 1:30, và giải thích rằng Môi Se đã cầu vấn Thượng Đế về mục đích của những tạo vật này. Giúp các em nghiên cứu câu 39 để tìm câu trả lời của Thượng Đế. Làm chứng rằng mục đích của Thượng Đế là để giúp mỗi đứa trẻ đạt được cuộc sống vĩnh cửu.

  • Hãy giúp các em nghĩ về những tình huống mà chúng phải chọn xem chúng có “làm theo tất cả những gì Chúa, Thượng Đế của họ, sẽ truyền lệnh” hay không (Áp Ra Ham 3:25). Hãy để các em thực hành hoặc thảo luận những cách để có thể xử lý những tình huống đó. Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta lựa chọn sai?

Môi Se 1:12–26

Tôi có thể chống lại những cám dỗ của Sa Tan.

Khi anh chị em nghiên cứu Môi Se 1:12–26, hãy tìm kiếm những điều mà Môi Se đã làm để chống lại Sa Tan. Tấm gương của Môi Se có thể giúp các trẻ em như thế nào khi chúng đối mặt với cám dỗ?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy tóm lược kinh nghiệm của Môi Se trong Môi Se 1:12–26 bằng lời riêng của anh chị em, hoặc nhờ một trong các em làm điều đó. Mời các em nghiên cứu những câu này để biết cách mà Môi Se đã có thể khắc phục Sa Tan. (Nếu các em cần giúp đỡ, hãy hướng chúng đến các câu 13, 15, 18, 20–22, 26.)

  • Hãy mang đến một hộp dụng cụ (hoặc hình của những dụng cụ), và dán nhãn lên mỗi dụng cụ với một cách để chúng ta có thể chống lại cám dỗ (chẳng hạn như cầu nguyện, hát thánh ca, đọc thánh thư, hoặc phục vụ người khác). Hãy để mỗi em chọn một dụng cụ và nói về một tình huống mà hành động được viết trên nhãn của dụng cụ đó có thể giúp chúng ta chống lại cám dỗ. Cùng nhau đọc các câu 25–26, và làm chứng rằng Thượng Đế sẽ giúp chúng ta khi chúng ta đối mặt với cám dỗ.

Áp Ra Ham 3:22–28

Tôi đã sống cùng với Cha Thiên Thượng trước khi sinh ra đời.

Các câu này miêu tả khải tượng của Áp Ra Ham về cuộc sống tiền dương thế của chúng ta có thể giúp các em trả lời những câu hỏi như “Tôi từ đâu đến?” và “Tại sao tôi ở đây?” Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em tìm câu trả lời?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy viết lên trên bảng những câu hỏi liên quan đến Áp Ra Ham 3:22–28, chẳng hạn như Điều gì đã xảy ra trong cuộc sống của chúng ta trước khi sinh ra? Ai đã ở đó? Tại sao thế gian được tạo dựng? Mời các em đọc các câu thánh thư này để tìm câu trả lời.

  • Nếu có một em bé mới sinh trong tiểu giáo khu, hãy mời cha mẹ mang em bé ấy đến lớp và chia sẻ cảm nghĩ của họ về việc chào đón đứa bé này đến thế gian. (Anh chị em cũng có thể cho xem bức hình của một em bé sơ sinh.) Nói cho các em biết linh hồn của em bé này đã ở đâu trước khi em ấy đến thế gian. Tại sao là điều quan trọng để em bé này biết được rằng em ấy là con của Thượng Đế?

  • Hãy cùng nhau hát những bài hát về kế hoạch của Thượng Đế cho chúng ta, chẳng hạn như “Tôi Biết Rằng Cha Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 59). Mời các trẻ em vẽ tranh về những điều liên quan đến lời bài hát. Hãy để chúng sử dụng những bức tranh của mình để dạy cho nhau về các lẽ thật trong những bài hát.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Hãy cân nhắc những cách thức mà việc học hỏi trong lớp Thiếu Nhi có thể khuyến khích, hỗ trợ, hoặc củng cố việc học hỏi tại nhà của các em. Ví dụ, anh chị em có thể mời các em chia sẻ trang sinh hoạt của tuần này với gia đình chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Trẻ em học hỏi theo nhiều cách thức. Trẻ em vui thích học hỏi qua những kinh nghiệm mới và đa dạng. Hãy sử dụng các sinh hoạt mà cho phép chúng di chuyển, sử dụng mọi giác quan, và thử những điều mới. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25–26.)

In