Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 14–20 tháng Mười Một. A Mốt; Áp Đi A: “Hãy Tìm Kiếm Đức Giê Hô Va, thì Các Ngươi Sẽ Sống”


“Ngày 14–20 tháng Mười Một. A Mốt; Áp Đi A: ‘Hãy Tìm Kiếm Đức Giê Hô Va, thì Các Ngươi Sẽ Sống,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 14–20 tháng Mười Một. A Mốt; Áp Đi A,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
khuôn mặt Chúa Giê Su được những ngọn nến soi sáng trong căn phòng tối

Bread of Life (Bánh Sự Sống), tranh do Chris Young họa

Ngày 14–20 tháng Mười Một

A Mốt; Áp Đi A

“Hãy Tìm Kiếm Đức Giê Hô Va, thì Các Ngươi Sẽ Sống”

Khi tập trung vào việc giảng dạy giáo lý chân chính bằng những cách đơn giản, anh chị em cho Đức Thánh Linh cơ hội để làm chứng với những trẻ em. Hãy sử dụng các sinh hoạt trong đại cương này—hoặc tạo ra sinh hoạt riêng của mình—để giúp anh chị em giảng dạy các nguyên tắc phúc âm bằng những cách đơn giản.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy yêu cầu các em chia sẻ một điều gì đó chúng học được gần đây ở nhà hoặc ở nhà thờ. Ví dụ, hỏi xem các em có tìm được những câu thánh thư ưa thích mới nào hay không hoặc có nghe được một sứ điệp nào mà chúng muốn chia sẻ với cả lớp hay không.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

A Mốt 3:7; 7:14–15

Những vị tiên tri là các sứ giả của Chúa Giê Su Ky Tô.

Một trong những điều quan trọng nhất mà các em có thể biết về các vị tiên tri là việc họ là những sứ giả của Chúa Giê Su Ky Tô. Các ý kiến dưới đây có thể giúp anh chị em dạy cho các em lẽ thật quan trọng này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy nói thầm với một em về một thông điệp cho những em còn lại trong lớp (chẳng hạn như yêu cầu tất cả các em đứng trên một chân hoặc xoay vòng tròn), và yêu cầu em ấy chia sẻ thông điệp đó với các em khác. Hãy lặp lại sinh hoạt này bằng việc cho phép một vài em khác làm sứ giả. Giúp các em hiểu cách mà người sứ giả trong sinh hoạt này cũng giống như một vị tiên tri, là người chia sẻ sứ điệp từ Thượng Đế đến với chúng ta. Hãy chia sẻ một vài ví dụ về các sứ điệp gần đây từ vị tiên tri tại thế mà đã giúp anh chị em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

  • Mời một em đứng trước lớp và giả vờ đóng vai tiên tri A Mốt. Khi anh chị em chia sẻ một số dữ kiện về A Mốt từ A Mốt 7:14–15, hãy đưa cho các em những bức hình hoặc đạo cụ để cầm tùy theo từng dữ kiện, chẳng hạn như bức hình của một con cừu, một loại trái cây, và Chúa. Hãy giải thích rằng A Mốt là một người chăn chiên mà Chúa đã kêu gọi để làm sứ giả cho Ngài. Sau đó hãy cho thấy các bức hình về Chúa và vị tiên tri tại thế, và giải thích rằng Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi các vị sứ giả ngày nay. Đọc to A Mốt 3:7, và yêu cầu các em chỉ vào bức hình phù hợp khi chúng nghe được các từ “Chúa” và “các đấng tiên tri.” Làm chứng rằng cũng như trong thời kỳ của A Mốt, Chúa Giê Su Ky Tô vẫn ngỏ lời cùng chúng ta qua các vị tiên tri của Ngài.

  • Hãy chia sẻ một câu chuyện từ một tạp chí Giáo Hội gần đây về vị tiên tri tại thế hoặc về những kinh nghiệm của các tín hữu Giáo Hội khi họ tuân theo lời khuyên dạy của vị tiên tri. (Xin xem thêm “Meet Today’s Prophets and Apostles” trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.)

  • Hát hoặc phát một bài hát về các vị tiên tri, chẳng hạn như “Tạ Ơn Thượng Đế Đã Ban Cho Một Vị Tiên Tri” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 36), khi các em thực hiện trang sinh hoạt của tuần này. Chỉ cho các em những cụm từ trong bài hát mà dạy về cách các vị tiên tri dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô.

A Mốt 5:14

Nếu tôi tìm kiếm điều lành, thì Chúa sẽ ở cùng tôi.

A Mốt đã mời gọi dân Y Sơ Ra Ên “hãy làm điều lành và đừng tìm điều dữ” và hứa rằng nếu họ làm như vậy, “thì Đức Giê Hô Va … sẽ ở cùng [họ].” Làm thế nào anh chị em sẽ giúp các em đáp lại lời mời gọi này và nhận được lời hứa này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy trưng bày một vài bức hình của trẻ em đang làm điều lành, chẳng hạn như giúp đỡ người khác hoặc dự phần Tiệc Thánh. Hãy để mỗi em thay phiên nhau miêu tả một trong các bức hình đó trong lúc các em khác đoán xem em ấy đang miêu tả bức hình nào. Đọc to A Mốt 5:14, và giúp các em nghĩ về những cách thức chúng có thể “tìm điều lành” mỗi ngày.

  • Mời các em vẽ hình của bản thân chúng đang làm điều tốt. Đọc to A Mốt 5:14, và nhấn mạnh lời hứa của Chúa rằng Ngài sẽ ở cùng chúng ta khi chúng ta tìm điều lành. Mời các em thêm vào các bức tranh của chúng một hình vẽ Chúa Giê Su đang đứng cùng với chúng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Hình Ảnh
các vị Sứ Đồ hiện đại đang bắt tay nhau tại đại hội trung ương

Chúa mặc khải những lẽ thật cho các vị tiên tri của Ngài.

A Mốt 3:7

Những vị tiên tri là các sứ giả của Chúa Giê Su Ky Tô.

A Mốt 3:7 là một đoạn thánh thư tuyệt vời để giúp các em nhận ra rằng khi chúng ta lắng nghe vị tiên tri, tức là chúng ta đang lắng nghe một sứ giả của Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giúp các em học thuộc lòng một phần hoặc toàn bộ A Mốt 3:7. Ví dụ, hãy cho các em một vài phút để đọc câu thánh thư đó vài lần trong lúc anh chị em viết các từ của câu đó lên trên bảng, cứ sau mỗi từ thì bỏ một từ. Mời các em đóng sách thánh thư lại và cùng đọc to câu thánh thư đó bằng cách sử dụng những manh mối trên bảng. Sau đó mỗi lần hãy xóa đi một vài từ cho đến khi các em có thể lặp lại toàn bộ câu đó mà không cần manh mối nào. Câu thánh thư này dạy chúng ta điều gì về các vị tiên tri? Vị tiên tri tại thế đã giúp chúng ta như thế nào để biết điều mà Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta làm?

  • Hãy viết một vài câu hỏi về các vị tiên tri lên những mảnh giấy, chẳng hạn như sau: Tại sao chúng ta cần có các vị tiên tri? Các vị tiên tri làm việc gì? Tại sao các em tuân theo vị tiên tri? Các vị tiên tri giảng dạy những điều gì? Yêu cầu các em hãy nhóm lại thành nhiều cặp, và bảo một em trong mỗi cặp hãy chọn ra một câu hỏi và nhờ em còn lại trong cặp trả lời câu hỏi đó. Nếu các em cần giúp đỡ để trả lời câu hỏi, thì chúng có thể tra cứu mục “Tiên Tri, Vị” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Sau khi người bạn chung nhóm của mình trả lời câu hỏi, các em có thể hoán đổi vai trò và chọn một câu hỏi khác.

  • Hãy chia sẻ với các em một vài dữ kiện về một vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước mà chúng đã học được trong năm nay (chẳng hạn như Nô Ê, Môi Se, hoặc Ê Sai). Yêu cầu các em đoán xem anh chị em đang mô tả vị tiên tri nào. Hãy lặp lại điều này với các vị tiên tri khác.

A Mốt 5:4–15

Nếu tôi tìm kiếm điều lành, thì Chúa sẽ ở cùng tôi.

Trẻ em có nhiều cơ hội để lựa chọn giữa điều đúng và điều sai. Hãy xem xét làm thế nào anh chị em sẽ truyền cảm hứng cho chúng để “tìm điều lành, và đừng tìm điều dữ” (câu 14).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em tra cứu A Mốt 5:4–15 và tìm kiếm từ “tìm.” Chúa muốn chúng ta tìm kiếm điều gì, và Ngài hứa điều gì cho những người tìm kiếm điều đó? Chúng ta tìm kiếm Chúa bằng cách nào?

  • Hãy giúp các em học thuộc lòng câu cuối cùng trong tín điều thứ mười ba. Bằng cách nào chúng ta “theo đuổi những điều này”?

A Mốt 8:11–12

Sự Phục Hồi phúc âm đã kết thúc cơn đói kém về mặt thuộc linh vì sự bội giáo.

Việc hiểu biết những lời giảng dạy của A Mốt về sự bội giáo có thể giúp các em cảm thấy biết ơn về Sự Phục Hồi phúc âm.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy mời các em đọc A Mốt 8:11–12, và thảo luận xem điều gì xảy ra khi người ta không có lời Chúa. Giúp các em định nghĩa các từ sự bội giáosự đói kém, bằng cách sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) hoặc một cuốn từ điển. Sự bội giáo giống một cơn đói kém như thế nào?

  • Để giúp các em hiểu về Sự Đại Bội Giáo, hãy ôn lại với chúng chương “Sau Kinh Tân Ước” (trong Các Câu Chuyện Trong Kinh Tân Ước, trang 167–170). Sau đó hãy thảo luận các câu hỏi như sau: Tại sao có Sự Bội Giáo? Điều gì đã xảy ra do hậu quả của Sự Bội Giáo? Tại sao Chúa đã phục hồi phúc âm của Ngài? (xin xem thêm “Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org). Khuyến khích các em hãy viết các câu hỏi này xuống cùng với câu trả lời của chúng và chia sẻ với gia đình chúng ở nhà.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Hãy cho các em một vài phút suy nghĩ về một điều gì đó chúng đã học được hôm nay mà chúng muốn chia sẻ với một người trong gia đình. Khuyến khích các em quyết định xem chúng sẽ chia sẻ với ai và bằng cách nào.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Đưa ra những lời mời mà tôn trọng quyền tự quyết. Hãy đặt những câu hỏi nhằm giúp các em nghĩ cách để tự mình áp dụng những điều chúng đã học được. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi: “Dựa trên những điều chúng ta đã thảo luận hôm nay, các em cảm thấy rằng mình nên làm gì?”

In