Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê: “Ngài Lấy Sự Nhơn Từ Làm Vui Thích”


“Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê: ‘Ngài Lấy Sự Nhơn Từ Làm Vui Thích,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
người đàn ông đang bò trên bờ biển và đằng sau lưng ông là cá voi ở dưới biển

Jonah on the Beach at Nineveh (Giô Na trên Bờ Biển Ni Ni Ve), tranh do Daniel A. Lewis họa

Ngày 21–27 tháng Mười Một

Giô Na; Mi chê

“Ngài Lấy Sự Nhơn Từ Làm Vui Thích”

Hãy tìm kiếm các nguyên tắc quan trọng trong sách Giô Na và Mi Chê mà sẽ ban phước cho các trẻ em mà anh chị em dạy. Suy ngẫm những cách thức anh chị em có thể giúp các em học hỏi các nguyên tắc này. Những ý tưởng trong đại cương này có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các em nhớ lại câu chuyện về Giô Na hoặc những lẽ thật khác mà chúng có thể đã học ở nhà, hãy cùng nhau hát một bài hát, chẳng hạn như “Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 46).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giô Na 1:4–17; 3:3–5

Chúa ban phước cho tôi khi tôi vâng lời Ngài.

Khi Chúa phán bảo Giô Na phải đi rao giảng cho dân Ni Ni Ve, Giô Na đã không vâng lời. Hãy giúp các em hiểu rằng chúng ta được phước khi vâng lời Chúa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cho thấy các bức hình về câu chuyện của Giô Na, và mời các em kể lại điều chúng biết về câu chuyện này (xin xem chương “Tiên Tri Giô Na” trong Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước; trang sinh hoạt của tuần này; hoặc đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hãy đặt những câu hỏi như sau: Điều gì đã xảy ra khi Giô Na không vâng lời Chúa? (xin xem Giô Na 1:4–17). Điều gì đã xảy ra khi ông ấy vâng lời? (xin xem Giô Na 3:3–5). Hãy làm chứng rằng Chúa sẽ ban phước cho chúng ta khi chúng ta vâng lời Ngài.

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc vâng lời Chúa, chẳng hạn như “Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 46). Hãy thảo luận xem tại sao tốt nhất là Giô Na vâng lời lần đầu tiên. Giúp các em nghĩ về những điều mà Thượng Đế muốn chúng làm và sau đó đóng diễn cách mà chúng có thể nhanh chóng vâng lời.

Hình Ảnh
những người truyền giáo giảng dạy cho một người đàn ông

Cha Thiên Thượng muốn tất cả mọi người được nghe về phúc âm.

Giô Na 3

Phúc âm dành cho tất cả mọi người.

Dân chúng ở Ni Ni Ve đã hối cải khi Giô Na chia sẻ sứ điệp của Chúa với họ. Các em có những cơ hội nào để chia sẻ phúc âm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy đóng diễn với các em những phần trong Giô Na 3:3–8, chẳng hạn như việc đi bộ đến thành Ni Ni Ve, chia sẻ sứ điệp từ Chúa, và viết ra một sắc lệnh từ vua gửi đến cho dân chúng. Hãy cho thấy một bức hình của những người truyền giáo (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 109, 110). Những người truyền giáo làm gì? Giô Na là một người truyền giáo như thế nào? Giúp các em nghĩ về những cách để chúng có thể chia sẻ phúc âm với người khác, chẳng hạn như chia sẻ một tín điều hoặc chia sẻ chứng ngôn của chúng về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Hãy kể về một lần mà anh chị em đã chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Hoặc, trước buổi học một vài ngày, hãy mời một người nào đó đến thăm lớp học và kể cho các trẻ em nghe về một lần mà người đó chia sẻ phúc âm hoặc được người khác chia sẻ phúc âm. Khuyến khích người đó cho thấy hình ảnh, nếu có thể. Giúp các em nghĩ về những cách chúng có thể làm người truyền giáo ngay bây giờ.

Mi Chê 5:2

Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh ở Bết Lê Hem.

Mi Chê đã tiên tri rằng một “Đấng cai trị trong Y Sơ Ra Ên” trong tương lai sẽ giáng sinh ở Bết Lê Hem. Anh chị em có thể giúp các em biết rằng sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô đã làm ứng nghiệm lời tiên tri này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy trưng bày hình ảnh về những sự kiện liên quan đến sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 28, 29, 30, 31). Mời các em thảo luận về điều đang xảy ra trong mỗi bức hình. Đọc to Mi Chê 5:2, và mời các em đứng lên khi chúng nghe thấy từ “Bết Lê Hem.” Hãy làm chứng rằng sự giáng sinh của Chúa Giê Su quan trọng đến nỗi các vị tiên tri đã biết về điều đó trước khi Ngài giáng sinh.

  • Mời các em vẽ tranh về sự giáng sinh của Chúa Giê Su. Khi các em trình bày tranh vẽ của chúng, hãy yêu cầu chúng chia sẻ lý do tại sao chúng biết ơn Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giô Na 1:10–12; 2:1–4,9; 3:1–5

Sự hối cải bao gồm việc nhận ra tội lỗi của tôi và cầu xin sự tha thứ.

Tấm gương của Giô Na có thể giúp các em hướng về Chúa khi chúng phạm tội lỗi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giúp các em liệt kê lên trên bảng một số yếu tố cơ bản của sự hối cải (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hối Cải,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Hãy cùng nhau ôn lại câu chuyện về Giô Na, và mời các em chỉ ra bằng chứng rằng Giô Na đã hối cải (ví dụ, xin xem Giô Na 1:10–12; 2:1–4,9; 3:1–5). Làm thế nào chúng ta có thể cho Chúa thấy rằng chúng ta chân thành hối cải?

Giô Na 2:7–10; 3:10; 4:2; Mi Chê 7:18–19

Chúa thương xót tất cả những người tìm đến Ngài.

Khi các em hiểu rằng Chúa đầy lòng nhân từ và thương xót, chúng sẽ tìm đến Ngài khi chúng cần được thương xót.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em tìm định nghĩa của từ thương xót trong một cuốn từ điển hoặc trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Tại sao Giô Na cần được thương xót? Tại sao dân chúng ở Ni Ni Ve cần được thương xót? (xin xem Giô Na 1:1–3). Bảo các em hãy tưởng tượng rằng chúng có thể phỏng vấn Giô Na. Giô Na có thể đưa ra những bằng chứng nào để cho thấy rằng Chúa đầy lòng thương xót? (ví dụ, xin xem Giô Na 2:7–10; 3:10; 4:2). Chúa đã cho chúng ta thấy lòng thương xót của Ngài như thế nào?

  • Bảo các em hãy liệt kê lên trên bảng những điều mà chúng “vui thích”, chẳng hạn như những sở thích, các phước lành từ Chúa, và vân vân. Mời các em đọc Mi Chê 7:18–19 để khám phá ra một điều mà Chúa lấy làm vui thích. Những lẽ thật nào trong các câu này có thể giúp một người mà sợ hối cải?

  • Hãy giúp các em nghĩ về những ví dụ khi Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện lòng thương xót đối với người khác, chẳng hạn như Mác 2:3–12; Lu Ca 23:33–34; và Giăng 8:1–11. Cho thấy hình ảnh về những sự kiện này, nếu có thể. Hãy giúp các em nghĩ về những cơ hội của chúng để thể hiện lòng thương xót và nhân từ đối với người khác.

Mi Chê 6:8

Chúa muốn tôi làm sự công bình, ưa sự nhơn từ, và bước đi khiêm nhường trước mặt Ngài.

Mi Chê 6:8 đưa ra một khuôn mẫu để sống ngay chính. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em khám phá và sống theo những lời giảng dạy trong câu này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cùng nhau đọc Mi Chê 6:8, và giúp các em hiểu ý nghĩa của những cụm từ sau đây: “làm sự công bình”, “ưa sự nhơn từ”, và “bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời.” Mời các em vẽ tranh về bản thân chúng đang làm một việc gì đó có liên quan đến một trong các cụm từ này.

  • Hãy viết lên trên bảng: “Chúa đòi hỏi điều gì nơi ngươi?” Mời các em tìm câu trả lời trong Mi Chê 6:8. Việc tuân theo những lệnh truyền của Chúa giúp chúng ta làm tròn điều Chúa đòi hỏi nơi chúng ta trong câu này như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Trên một mảnh giấy cho mỗi em, hãy viết một cụm từ then chốt từ một trong những câu thánh thư mà cả lớp đã thảo luận. Mời các em thử học thuộc lòng cụm từ đó và xin một người trong gia đình chúng chia sẻ suy nghĩ của người ấy về cụm từ đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy chú ý đến trẻ em. Các trẻ em trong lớp học của anh chị em phản ứng với những sinh hoạt học tập như thế nào? Nếu các em có vẻ hiếu động, có lẽ là lúc để thử một loại sinh hoạt khác. Mặt khác, nếu anh chị em để ý thấy các em tập trung vào một sinh hoạt, đừng cảm thấy áp lực phải tiếp tục để giảng dạy cho hết bài học.

In