Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê: “Ngài Lấy Sự Nhân Từ Làm Vui Thích”


“Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê: ‘Ngài Lấy Sự Nhân Từ Làm Vui Thích,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 21–27 tháng Mười Một. Giô Na; Mi Chê,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
người đàn ông đang bò trên bờ biển với con cá voi dưới đại dương đằng sau ông

Jonah on the Beach at Nineveh (Giô Na trên Bờ Biển Ni Ni Ve), tranh do Daniel A. Lewis họa

Ngày 21–27 tháng Mười Một

Giô Na; Mi Chê

“Ngài Lấy Sự Nhân Từ Làm Vui Thích”

Trong khi ghi lại những ấn tượng của anh chị em, hãy nghĩ về cách những nguyên tắc trong sách Giô Na và Mi Chê mà liên quan đến điều anh chị em đang học trong thánh thư.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Giô Na đang ở trên một con tàu hướng đến Ta Rê Si. Không có gì sai trái khi đi tàu đến Ta Rê Si, ngoại trừ việc nơi đó cách xa Ni Ni Ve, là nơi mà Giô Na cần phải đến để rao truyền sứ điệp của Thượng Đế. Vì thế khi con tàu gặp trận bão lớn, Giô Na biết rằng lý do là bởi sự bất tuân của ông. Trước sự nài nỉ của Giô Na, những người thủy thủ đi cùng đã ném ông xuống biển sâu để dừng cơn bão. Việc này dường như kết thúc mạng sống của Giô Na và giáo vụ của ông. Nhưng Chúa đã không từ bỏ Giô Na—cũng như Ngài không từ bỏ dân chúng trong thành Ni Ni Ve và cũng chẳng từ bỏ bất kỳ ai trong chúng ta. Như Mi Chê đã dạy, Chúa không vui khi xử phạt chúng ta, mà “Ngài lấy sự nhân từ làm vui thích.” Khi chúng ta tìm đến Ngài, “Ngài sẽ còn thương xót chúng [ta], giập sự gian ác chúng [ta] dưới chân Ngài; và ném hết thảy tội lỗi chúng [ta] xuống đáy biển” (Mi Chê 7:18–19).

Để có thông tin khái quát về các sách Giô Na và Mi Chê, xin xem “Giô Na” và “Mi Chê” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giô Na 1–4; Mi Chê 7:18–19

Chúa thương xót những ai biết tìm đến Ngài.

Ngoài những điều khác, sách Giô Na cho thấy Chúa giàu lòng thương xót biết bao khi chúng ta hối cải. Trong khi đọc Giô Na, anh chị em hãy tìm kiếm những ví dụ về lòng thương xót của Ngài. Hãy suy ngẫm xem anh chị em đã biết được lòng thương xót đó trong cuộc đời mình như thế nào. Anh chị em học được điều gì mà có thể giúp mình thêm thương xót người khác?

Việc chứng kiến lòng thương xót của Chúa thường khơi dậy các cảm nghĩ về tình yêu thương và lòng biết ơn. Tuy nhiên, Giô Na “rất không đẹp lòng” và “giận dữ” (Giô Na 4:1) khi Chúa tỏ lòng thương xót dân chúng thành Ni Ni Ve, là những kẻ thù của Y Sơ Ra Ên. Tại sao Giô Na đã cảm thấy như vậy? Anh chị em đã bao giờ có những cảm nghĩ tương tự không? Anh chị em cảm thấy Chúa đang cố gắng giúp Giô Na hiểu điều gì trong chương 4?

Hãy suy ngẫm những lời giảng dạy trong Mi Chê 7:18–19. Làm thế nào mà những lẽ thật này có thể giúp Giô Na thay đổi thái độ của ông về Chúa và dân chúng trong thành Ni Ni Ve?

Xin xem thêm Lu Ca 15:11–32.

Hình Ảnh
hai người nói chuyện bên sông

Chúng ta có thể chia sẻ phúc âm với con cái của Thượng Đế.

Giô Na 1; 3–4

Tất cả các con cái của Thượng Đế đều cần nghe phúc âm.

Ni Ni Ve là một phần thuộc đế quốc A Si Ry, một kẻ thù của Y Sơ Ra Ên nổi tiếng hung tàn và độc ác. Đối với Giô Na, việc dân chúng thành Ni Ni Ve sẵn sàng chấp nhận lời của Thượng Đế và hối cải dường như không thể là sự thật. Mặc dù vậy, như Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy: “Chúng ta đừng bao giờ tự mình phê phán người nào sẽ sẵn sàng và người nào không sẵn sàng. Chúa biết tấm lòng của tất cả con cái của Ngài, và nếu chúng ta cầu nguyện để xin được soi dẫn thì Ngài sẽ giúp chúng ta tìm thấy những người Ngài biết là ‘sẵn sàng để nghe giảng lời của Thượng Đế’ (An Ma 32:6)” (“Chia Sẻ Phúc Âm Phục Hồi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 58–59). Anh chị em học được điều gì từ Giô Na 3 mà giúp soi dẫn cho anh chị em chia sẻ phúc âm ngay cả với những người dường như không sẵn sàng thay đổi?

Có lẽ là điều hữu ích để so sánh thái độ của Giô Na (xin xem Giô Na 1; 3–4) với những cảm nghĩ của An Ma và các con trai của Mô Si A (xin xem Mô Si A 28:1–5; An Ma 17:23–25).

Xin xem thêm 3 Nê Phi 18:32.

Mi Chê 4:11–13; 5:8–15; 7:5–7

Chúa Giê Su Ky Tô đã trích dẫn những điều Mi Chê viết.

Nhiều người biết việc Đấng Cứu Rỗi trích dẫn Ê Sai và Thi Thiên. Nhưng anh chị em có biết rằng Ngài cũng trích dẫn lời của Mi Chê một vài lần không? Hãy xem xét các ví dụ sau đây, và suy ngẫm lý do tại sao những sứ điệp này có lẽ quan trọng đối với Đấng Cứu Rỗi. Tại sao chúng lại quan trọng đối với anh chị em?

Mi Chê 4:11–13 (xin xem 3 Nê Phi 20:18–20). Chúa so sánh sự quy tụ ngày sau với một vụ thu hoạch lúa mì (xin xem thêm An Ma 26:5–7; Giáo Lý và Giao Ước 11:3–4). Phép so sánh này gợi ý cho anh chị em điều gì về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên?

Mi Chê 5:8–15 (xin xem 3 Nê Phi 21:12–21). Những câu này gợi ý cho anh chị em điều gì về dân của Thượng Đế (“phần sót lại của Gia Cốp”) trong những ngày cuối cùng?

Mi Chê 7:5–7 (xin xem Ma Thi Ơ 10:35–36). Theo như những câu này, tại sao là điều quan trọng để “nhìn xem Đức Giê Hô Va” trước nhất? Tại sao lời khuyên dạy này quan trọng thời nay?

Mi Chê 6:1–8

“Điều mà Đức Giê Hô Va đòi ngươi?”

Mi Chê mời chúng ta tưởng tượng việc “chầu trước mặt Đức Giê Hô Va, và quì lạy trước mặt Đức Chúa Trời rất cao” sẽ như thế nào (Mi Chê 6:6). Các câu 6–8 gợi ý gì cho anh chị em về điều quan trọng với Chúa khi Ngài đánh giá cuộc đời anh chị em?

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 7:21–23; 25:31–40; Dale G. Renlund, “Làm Sự Công Bình, Ưa Sự Nhân Từ, và Bước Đi Một Cách Khiêm Nhường với Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 109–112.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giô Na 1–4.Con cái anh chị em có thể thích làm các động tác kể lại câu chuyện về Giô Na, như là giả bộ chạy trốn, làm tiếng động giống như một cơn bão biển, hoặc giả bộ bị một con cá lớn nuốt chửng (xin xem “Vị Tiên Tri Giô Na” trong Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Hãy hỏi mọi người trong gia đình điều họ học từ kinh nghiệm của Giô Na.

Giô Na 3.Giô Na đã học điều gì về việc chia sẻ phúc âm? Chúng ta biết ai sẽ được ban phước qua việc lắng nghe sứ điệp của phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô?

Mi Chê 4:1–5.Theo như những câu này, điều gì sẽ mang sự bình an và thịnh vượng đến cho dân của Chúa? Chúng ta có thể làm gì để làm ứng nghiệm lời tiên tri này trong nhà của mình?

Mi Chê 5:2.Anh chị em có thể trưng ra một bức hình Chúa Giê Su khi còn nhỏ cùng mẹ của Ngài (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 33) ở một phía căn phòng và một bức hình Các Nhà Thông Thái ở phía còn lại. Hãy cùng nhau đọc Mi Chê 5:2Ma Thi Ơ 2:1–6. Lời tiên tri của Mi Chê đã giúp Các Nhà Thông Thái tìm được Chúa Giê Su bằng cách nào? Mọi người trong gia đình có thể di chuyển bức hình Các Nhà Thông Thái đến cạnh bức hình Chúa Giê Su.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 46.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy tìm kiếm tình yêu thương của Thượng Đế. Trong khi anh chị em đọc thánh thư, hãy cân nhắc ghi lại những bằng chứng về tình yêu thương của Thượng Đế mà nổi bật với mình. Ví dụ, hãy tìm những cách mà Thượng Đế cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho con cái Ngài trong câu chuyện của Giô Na.

Hình Ảnh
người đàn ông bị ném từ trên thuyền xuống đại dương

Hình ảnh minh họa do Kevin Carden thực hiện

In