Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai. Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni: “Các Đường Lối Ngài Giống Như Thuở Xưa”


“Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai. Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni: ‘Các Đường Lối Ngài Giống Như Thuở Xưa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai. Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Chúa Giê Su đang nhìn lên những ngôi sao

“Các đường lối Ngài giống như thuở xưa” (Ha Ba Cúc 3:6). In the Beginning Was the Word (Ban Đầu Có Ngôi Lời), tranh do Eva Timothy họa

Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai

Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni

“Các Đường Lối Ngài Giống Như Thuở Xưa”

Sự yêu mến thánh thư của anh chị em có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Hãy để các em thấy anh chị em biết ơn lời Thượng Đế như thế nào.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em thay phiên nhau đứng lên và giả vờ làm một vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước đang đứng “trên vọng canh” như Ha Ba Cúc (Ha Ba Cúc 2:1). Yêu cầu chúng nói cho các em khác biết một điều gì đó chúng đang học được về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ha Ba Cúc 2:3

Thượng Đế sẽ luôn làm tròn lời hứa của Ngài.

Tiên tri Ha Ba Cúc đã lo lắng vì ông đã nhìn thấy sự tà ác trong dân Giu Đa (xin xem Ha Ba Cúc 1:2–4). Chúa đã trấn an ông rằng những lời hứa của Ngài sẽ được làm tròn trong kỳ định của Ngài (xin xem Ha Ba Cúc 2:3).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy chia sẻ một số ví dụ về những điều mà chỉ tốt đẹp sau khi chúng ta chờ đợi—chẳng hạn như trái cây cần phải chín hoặc bột cần phải nướng. Điều gì xảy ra nếu chúng ta cố ăn trái cây hoặc bột trước khi nó sẵn sàng? Kể về tiên tri Ha Ba Cúc, là người đã muốn biết khi nào Chúa sẽ ngăn chặn sự tà ác mà ông nhìn thấy xung quanh mình. Đọc cho các em nghe câu trả lời của Chúa, trong Ha Ba Cúc 2:3. Hãy nhấn mạnh rằng Ha Ba Cúc cần phải chờ đợi những lời hứa của Chúa được làm tròn, giống như chúng ta đôi lúc cũng cần phải làm như vậy. Chia sẻ về một lần mà anh chị em đã phải chờ đợi một phước lành.

  • Hãy giúp các em nghĩ về những điều mà Thượng Đế đã hứa—ví dụ, rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ trở lại thế gian hoặc chúng ta sẽ sống với Thượng Đế một lần nữa. Với mỗi ví dụ, hãy mời các em lặp lại cụm từ “ngươi hãy đợi, bởi nó chắc sẽ đến.”

Ha Ba Cúc 2:14

Tôi có thể giúp làm tràn đầy thế gian với sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô.

Ha Ba Cúc đã tiên tri về ngày mà cả thế gian biết về Chúa Giê Su Ky Tô. Lời tiên tri này đang bắt đầu được làm tròn trong thời kỳ chúng ta. Hãy cân nhắc làm thế nào anh chị em có thể giúp các em góp phần vào sự ứng nghiệm của lời tiên tri này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy trưng bày một cái lọ rỗng, và đưa cho mỗi em một đồ vật nhỏ. Yêu cầu mỗi em chia sẻ một điều gì đó mà Chúa Giê Su đã làm hoặc giảng dạy và sau đó bỏ đồ vật của chúng vào trong lọ. Đọc to Ha Ba Cúc 2:14, và giải thích rằng giống như các em làm đầy cái lọ với sự hiểu biết về Chúa, chúng ta cũng có thể giúp cho khắp thế gian hiểu biết về Ngài.

  • Cho các em thấy một bản đồ thế giới (xin xem Các Bản Đồ Lịch Sử Giáo Hội, số 7, “Bản Đồ Thế Giới”). Hãy giúp các em tìm nơi chúng ở và nơi mà những người truyền giáo chúng biết đã phục vụ. Hãy làm chứng rằng Cha Thiên Thượng muốn tất cả mọi người trên khắp thế gian biết về Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào chúng ta có thể giúp giảng dạy người khác về Chúa Giê Su? Nói cho các em biết về những điều anh chị em thấy chúng làm mà dạy cho anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em nghĩ về những điều khác chúng có thể làm.

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc chia sẻ phúc âm, chẳng hạn như “Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 46). Chúng ta có thể kể cho người khác điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô? Để có thêm ý kiến, xin xem Những Tín Điều.

Sô Phô Ni 2:3

“Hãy tìm kiếm Đức Giê Hô Va.”

Sô Phô Ni đã dạy rằng chúng ta nên tìm kiếm Chúa trong những thời kỳ có nhiều sự tà ác, chẳng hạn như trong những ngày sau này. Hãy cân nhắc cách mà anh chị em sẽ khuyến khích các em tìm kiếm Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy trưng bày một bức hình Chúa Giê Su, và đọc cho các em nghe Sô Phô Ni 2:3. Mời các em khum hai tay thành hình chén và đặt quanh mắt chúng như một cặp kính và nhìn vào bức hình mỗi khi anh chị em đọc từ “tìm kiếm.” Hãy giải thích rằng tiên tri Sô Phô Ni muốn dân chúng tìm kiếm Chúa. Chúng ta tìm kiếm Chúa bằng cách nào? Chúng ta có thể tìm Ngài ở đâu?

  • Hãy sử dụng trang sinh hoạt của tuần này, hoặc nghĩ ra một trò chơi khác để khuyến khích các em tìm kiếm Chúa. Hãy phát hoặc cùng nhau hát một bài hát có liên quan đến đề tài này, chẳng hạn như “Ôi Chúa Đấng Tôi Cần Luôn” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 12). Hãy thảo luận xem bài hát đó giảng dạy điều gì về cách mà chúng ta có thể tìm kiếm Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của mình.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Na Hum 1:7

“Đức Giê Hô Va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn.”

Mỗi người chúng ta đều đối mặt với “những ngày hoạn nạn” của riêng mình. Làm cách nào anh chị em sẽ giúp các em tìm đến Chúa, “tin cậy nơi Ngài”, và tìm được sự an toàn về mặt thuộc linh trong những ngày hoạn nạn của chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy bức hình của một đồn lũy hoặc thành trì. Một số lý do mà người ta có thể cần một thành trì là gì? Mời các em đọc Na Hum 1:7 để biết điều gì mà tiên tri Na Hum nói giống như một đồn lũy hoặc thành trì cho chúng ta. Đấng Cứu Rỗi có thể bảo vệ chúng ta khỏi điều gì?

  • Mời các em vẽ tranh về bản thân chúng và gia đình chúng bên trong một đồn lũy hoặc thành trì. Khuyến khích các em viết xuống xung quanh đồn lũy những từ miêu tả một số ảnh hưởng tà ác trên thế gian. Mời các em viết xuống bên trong đồn lũy những từ miêu tả Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài phán bảo chúng ta làm điều gì để nhận được sức mạnh và sự bảo vệ của Ngài? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 35:24).

    thành trì bằng đá

    “Đức Giê Hô Va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn” (Na Hum 1:7).

Ha Ba Cúc 3:17–19

Tôi có thể có niềm vui nơi Chúa Giê Su Ky Tô, ngay cả khi mọi thứ không suôn sẻ.

Ha Ba Cúc miêu tả một số thử thách mà có thể xảy đến cho dân ông, kể cả việc cây cối hoặc cây nho không có trái. Sau đó ông nói rằng thậm chí nếu những điều này xảy ra, “dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê Hô Va.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc Ha Ba Cúc 3:17 và chỉ ra những thử thách được miêu tả trong câu này. Một người có thể cảm thấy như thế nào nếu những điều này xảy ra? Hãy giúp các em nghĩ về những thử thách mà có thể xảy đến với chúng. Sau đó hãy cùng nhau đọc các câu 18–19 để biết Ha Ba Cúc nói rằng ông sẽ cảm thấy như thế nào ngay cả nếu những điều này xảy đến cho ông.

  • Hãy giúp các em tìm ví dụ của những người khác trong thánh thư mà đã vui mừng trong Chúa ngay cả trong những lúc khó khăn. Chúng có thể tìm thấy những ví dụ trong Công Vụ Các Sứ Đồ 16:19–25; Mô Si A 24:10–15; và sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Biết Ơn Trong Mọi Hoàn Cảnh” (Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 70–77), đặc biệt là phần “Biết Ơn trong Mọi Hoàn Cảnh của Chúng Ta.” Tại sao những người này có thể vui mừng trong những lúc khó khăn? Làm thế nào chúng ta có thể noi theo các tấm gương của họ?

Sô Phô Ni 3:14–20

Những ai noi theo Chúa Giê Su Ky Tô sẽ tìm thấy bình an và niềm vui.

Sô Phô Ni 3:14–20 miêu tả về ngày vui mừng khi Chúa Giê Su Ky Tô, “vua của Y Sơ Ra Ên”, sẽ trị vì giữa dân Ngài và “vì cớ [chúng ta] Ngài sẽ ca hát mừng rỡ (các câu 15, 17).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Sô Phô Ni 3:14. Sau đó hãy mời mỗi em chọn một trong những câu thánh thư trong Sô Phô Ni 3:15–20 và nghiên cứu câu đó để tìm kiếm một điều mà có thể giúp chúng ta “hết lòng mừng rỡ và vui thích.” Yêu cầu các em chia sẻ những điều chúng tìm được.

  • Giúp các em tìm những bài thánh ca hoặc bài ca thiếu nhi mà giúp chúng “hết lòng mừng rỡ và vui thích (Sô Phô Ni 3:14). Hãy cùng nhau hát một vài bài hát, và khuyến khích các em nói về niềm vui của chúng nơi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Yêu cầu các em viết xuống một câu thánh thư tham khảo mà chúng muốn chia sẻ với gia đình chúng (hoặc viết xuống giùm cho các em).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp trẻ em nhận ra Thánh Linh. Hãy cố chú ý những khoảnh khắc khi các em có thể đang cảm nhận được sự ảnh hưởng của Thánh Linh. Khi điều này xảy ra, hãy giúp chúng hiểu rằng những cảm nhận này đến từ Đức Thánh Linh.