Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: “Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta”


“Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: ‘Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Hài nhi Giê Su được bọc trong vải trắng đang nằm trên đống rơm

For unto Us a Child Is Born (Vì Có Một Con Trẻ được Sinh Ra cho Chúng Ta), tranh do Simon Dewey họa

Ngày 19–25 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

“Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta”

Các vị tiên tri trong thời Cựu Ước đã trông đợi sự ra đời của Đấng Mê Si với một niềm vui mừng lớn lao (xin xem Ê Sai 25:9). Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy trong mùa Lễ Giáng Sinh, hãy cân nhắc làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em tìm thấy niềm vui nơi sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em chia sẻ những điều chúng biết về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Khi các em đề cập đến một người hoặc đồ vật trong câu chuyện đó, hãy mời chúng vẽ điều đó lên trên bảng. Hỏi các em xem chúng thích điều gì về câu chuyện này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Kinh Cựu Ước dạy cho tôi về Chúa Giê Su.

Hãy giúp các em tập trung vào Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô như là lý do mà chúng ta ăn mừng Lễ Giáng Sinh. Anh chị em có thể làm điều này bằng cách sử dụng những câu thánh thư trong Kinh Cựu Ước mà làm chứng về Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy trưng bày một bức hình về cảnh Chúa giáng sinh (chẳng hạn như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 30, hoặc một trong những bức hình trong đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hãy đọc to Ê Sai 9:6 và cho mỗi em một lượt để chỉ vào hài nhi Giê Su khi chúng nghe cụm từ “một con trẻ được sinh ra cho chúng ta.” Hãy làm chứng rằng các vị tiên tri trong thời Cựu Ước đã biết trước rằng Chúa Giê Su sẽ giáng sinh.

  • Hãy mời mỗi em nói ra tên của em ấy, và chỉ ra rằng ngoài tên của mình, chúng ta còn có thể được gọi bằng những danh xưng khác, như anh, chị, em, hoặc bạn. Mời trẻ em nghĩ về những ví dụ khác. Đọc cho các em nghe Ê Sai 9:6, và nhấn mạnh các danh xưng đề cập đến Chúa Giê Su Ky Tô: “Đấng Lạ Lùng, Đấng Mưu Luận, Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời, Hoàng Tử Bình An.” Giúp các em hiểu các danh xưng này cho chúng ta biết điều gì về Chúa Giê Su.

  • Hãy đưa cho mỗi em một ngôi sao bằng giấy, và mời các em giơ cao những ngôi sao của chúng lên khi anh chị em đọc cụm từ sau đây từ Dân Số Ký 24:17: “một Ngôi Sao hiện ra từ Gia Cốp.” Mời các em chia sẻ xem Chúa Giê Su giống như một ngôi sao sáng tỏ cho toàn thể thế gian như thế nào. Cùng nhau hát một bài hát về ngôi sao xuất hiện khi Chúa Giê Su sinh ra đời, chẳng hạn như “Đêm Thanh Bình” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 53).

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Mùa Giáng Sinh là thời điểm để kỷ niệm không chỉ sự ra đời của Chúa Giê Su mà còn cả cuộc đời và sứ mệnh của Ngài với tư cách là Đấng Cứu Rỗi của thế gian. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em cảm nhận được niềm vui và lòng biết ơn về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em nghĩ về một điều gì đó mà chúng đang mong đợi. Hãy giải thích rằng những người trung tín trong thời Cựu Ước cũng đã mong đợi sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Đọc cho các em nghe Ê Sai 25:9, và bảo chúng lặp lại cụm từ: “Chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đồng vui về sự cứu rỗi của Ngài!” Chia sẻ với các em lý do tại sao anh chị em vui mừng rằng Đấng Ky Tô đã giáng sinh. Mời các em chia sẻ những cảm nghĩ của chúng về Đấng Cứu Rỗi.

  • Hãy cùng nhau hát một bài hát về sự giáng sinh của Chúa Giê Su, chẳng hạn như“Nơi Xa, Xa Lắm Trên Đất Giu Đê” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 52–53). Giúp các em khám phá các cụm từ trong những bài hát này mà dạy chúng ta về Đấng Cứu Rỗi và các phước lành chúng ta có được nhờ vào Ngài.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Kinh Cựu Ước dạy tôi về Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Mê Si đã được hứa.

Kinh Cựu Ước không chỉ là một bộ sưu tập các câu chuyện và bài viết thú vị; mục đích của sách ấy, cũng như tất cả thánh thư, là để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em học hỏi cách tìm kiếm Ngài trong Kinh Cựu Ước.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em liệt kê ra tất cả các danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng có thể tìm được trong Môi Se 7:53; Thi Thiên 23:1; Gióp 19:25; Ê Sai 7:14; 9:6; 12:2; A Mốt 4:13; và Xa Cha Ri 14:16. Hãy để các em làm việc theo từng cặp nếu chúng muốn. Mời chúng hãy chia sẻ lẫn nhau các bản liệt kê của chúng. Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ mỗi danh xưng này?

  • Cho các em thấy một vài đồ vật trang trí Giáng Sinh (hoặc hình ảnh của một số đồ vật đó), chẳng hạn như một ngôi sao, ngọn đèn, hoặc một món quà. Hỏi các em xem mỗi đồ vật này có thể nhắc chúng ta nhớ về Đấng Cứu Rỗi như thế nào. Hãy giải thích rằng thánh thư thường sử dụng biểu tượng để dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô. Mời các em tra cứu một trong những câu thánh thư sau đây để tìm một điều gì đó tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô: Sáng Thế Ký 22:8; Xuất Ê Díp Tô Ký 17:6; Thi Thiên 18:2; 27:1 (xin xem đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để có thêm ví dụ). Chúa Giê Su cũng giống như một con cừu, dòng nước, hòn đá, một thành trì, hoặc nguồn sáng như thế nào?

  • Khi kết thúc việc học hỏi về Kinh Cựu Ước trong năm nay, hãy mời các em chia sẻ những câu chuyện hoặc đoạn thánh thư yêu thích của chúng trong Kinh Cựu Ước. Những câu chuyện hoặc đoạn thánh thư này dạy chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô? Tại sao chúng ta biết ơn khi có được Kinh Cựu Ước?

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của tôi.

Khi chúng ta kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta cũng vui mừng về cuộc đời và sự hy sinh cứu chuộc của Ngài. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng những câu thánh thư trong Kinh Cựu Ước để giúp các em xây đắp đức tin của chúng nơi Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của mình?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cùng nhau đọc Ê Sai 7:14; sau đó mời các em chia sẻ điều chúng biết về sự ra đời của Đấng Ky Tô. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Đấng Cứu Rỗi, và mời các em cũng làm như vậy.

  • Để giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, hãy mời chúng đọc Ê Sai 25:8–9; 53:3–5; và Ô Sê 13:14. Các câu thánh thư này dạy chúng ta điều gì về cách mà Chúa cứu rỗi chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể “đồng vui vẻ về sự cứu rỗi của Ngài”? (Ê Sai 25:9).

  • Hãy cùng nhau hát một bài hát về tình thương yêu của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho chúng ta, chẳng hạn như “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22). Mời các em chia sẻ những cụm từ trong bài hát mà giúp chúng cảm nhận tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình chúng hoặc một người bạn về một điều gì đó mà chúng đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô từ Kinh Cựu Ước. Khuyến khích chúng hãy bắt đầu học Kinh Tân Ước trong tuần này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tạo ra một bầu không khí mà mời Thánh Linh đến. Có nhiều cách anh chị em có thể mời Thánh Linh đến lớp của mình. Âm nhạc có thể khuyến khích tinh thần nghiêm trang. Việc biểu lộ tình yêu thương và chứng ngôn có thể tạo ra một bầu không khí ấm áp, đầy thuộc linh. Hãy thành tâm xem xét điều anh chị em có thể làm nhằm tạo ra một bầu không khí thuộc linh trong lớp học của mình. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15.)

In