Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: “Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta”


“Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: ‘Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
Hài nhi Giê Su được quấn trong tấm vải trắng và nằm trên rơm

Vì Có Một Con Trẻ được Sinh Ra cho Chúng Ta, tranh do Simon Dewey họa

Ngày 19–25 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

“Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta”

Trong mùa lễ Giáng Sinh này, hãy suy ngẫm cách mà Kinh Cựu Ước đã củng cố chứng ngôn của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô trong suốt năm qua.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Kinh Cựu Ước mang một tinh thần háo hức mong đợi. Về phương diện đó, nó có chút gì giống với mùa lễ Giáng Sinh. Bắt đầu với A Đam và Ê Va, các vị tộc trưởng, các vị tiên tri, các nhà thơ, và dân chúng trong Kinh Cựu Ước mong chờ những ngày tháng tốt đẹp hơn, tràn đầy hy vọng về sự đổi mới và giải thoát nhờ Đấng Mê Si. Và dân Y Sơ Ra Ên thường xuyên cần đến niềm hy vọng đó—cho dù họ ở trong cảnh tù đày tại Ai Cập hoặc Ba By Lôn hay bị giam cầm bởi chính tội lỗi hoặc sự phản nghịch của họ. Qua tất cả, các vị tiên tri nhắc nhở họ rằng một Đấng Mê Si, Đấng Giải Cứu, sẽ đến để “rao cho kẻ phu tù được tự do” (Ê Sai 61:1).

Niềm hy vọng đó bắt đầu trở thành hiện thực khi Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh ở Bết Lê Hem. Đấng Giải Cứu hùng mạnh của Y Sơ Ra Ên được sinh ra trong một chuồng gia súc và được đặt nằm trong một máng cỏ (xin xem Lu Ca 2:7). Nhưng Ngài không chỉ là Đấng Giải Cứu của dân Y Sơ Ra Ên xa xưa. Ngài đã đến để giải thoát cho anh chị em—để mang lấy những nỗi đau buồn, sầu khổ của anh chị em, để bị thương tích vì những điều bất chính của anh chị em, để mà với những lằn roi quất vào người Ngài mà anh chị em có thể được lành lặn (xin xem Ê Sai 53:4–5). Đây là lý do tại sao lễ Giáng Sinh lại vô cùng được mong chờ háo hức kể cả ngày nay. Đấng Mê Si đã đến hơn 2.000 năm về trước, và Ngài tiếp tục đi vào cuộc sống của chúng ta bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm Ngài.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Tôi vui mừng nơi Đấng Cứu Chuộc của tôi.

Lễ Giáng Sinh nổi tiếng là một mùa lễ vui vẻ nhờ có niềm vui mà Chúa Giê Su Ky Tô mang đến cho thế gian. Kể cả những người không thờ phượng Chúa Giê Su với tư cách là Vị Nam Tử của Thượng Đế vẫn thường có thể cảm nhận niềm vui của lễ Giáng Sinh. Hãy suy ngẫm về niềm vui mà anh chị em cảm thấy bởi vì Cha Thiên Thượng đã gửi Vị Nam Tử của Ngài.

Hàng thế kỷ trước khi Đấng Cứu Rỗi được sinh ra, các vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước cũng cảm thấy niềm vui khi họ nói về ngày Đấng Mê Si đến. Hãy đọc một vài đoạn sau đây, và nghĩ về lý do tại sao các đoạn này có lẽ quý giá với những ai trông chờ sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi: Thi Thiên 35:9; Ê Sai 25:8–9; 44:21–24; 51:11; Sô Phô Ni 3:14–20; Môi Se 5:5–11. Tại sao những đoạn thánh thư này lại quý giá đối với anh chị em?

Xin xem thêm Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 81–84.

Các biểu tượng có thể giúp tôi tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Nhiều truyền thống đi cùng với lễ Giáng Sinh có thể có những ý nghĩa tượng trưng mà hướng chúng ta về Đấng Ky Tô. Các món đồ trang trí hình ngôi sao tượng trưng cho ngôi sao sáng mà đã tỏa chiếu vào đêm Chúa Giê Su giáng sinh (xin xem Ma Thi Ơ 2:2). Những nhóm người hát các bài thánh ca Giáng Sinh có thể gợi nhắc chúng ta về các thiên sứ đã hiện đến với những người chăn chiên (xin xem Lu Ca 2:13–14). Trong khi học Kinh Cựu Ước năm nay, anh chị em có thể đã để ý đến nhiều biểu tượng về Đấng Cứu Rỗi. Một số biểu tượng được liệt kê bên dưới. Hãy cân nhắc tìm hiểu những biểu tượng này và ghi lại điều chúng dạy anh chị em về Ngài.

Anh chị em tìm thấy những biểu tượng, đoạn thánh thư, hoặc câu chuyện nào khác trong thánh thư mà làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô?

Xin xem thêm 2 Nê Phi 11:4; Mô Si A 3:14–15; Môi Se 6:63; “Biểu Hiệu hay Biểu Tượng về Đấng Ky Tô,” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Chúa Giê Su Ky Tô,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

“Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ Lùng.”

Chúa Giê Su Ky Tô được gọi bằng nhiều tên gọi và danh xưng khác nhau. Anh chị em tìm thấy những danh xưng nào trong các câu sau đây? Thi Thiên 23:1; 83:18; Ê Sai 7:14; 9:6; 12:2; 63:16; A Mốt 4:13; Xa Cha Ri 14:16; Môi Se 7:53. Anh chị em có thể nghĩ đến các danh xưng nào khác? Anh chị em thậm chí có thể thích liệt kê các danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô mà mình tìm thấy trong các bài thánh ca Giáng Sinh. Mỗi danh xưng này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nghĩ về Ngài?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Các truyền thống lễ Giáng Sinh có thể hướng về Chúa Giê Su Ky Tô.Các gia đình Y Sơ Ra Ên có những truyền thống, như là lễ Vượt Qua và các ngày lễ khác, với mục đích hướng tấm lòng và tâm trí họ về Chúa (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12). Gia đình anh chị em có những truyền thống nào vào dịp Giáng Sinh mà giúp anh chị em tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em biết các truyền thống nào từ lịch sử gia đình của mình? Anh chị em có thể cân nhắc thảo luận cùng gia đình một số truyền thống mà mình muốn bắt đầu. Một số ý tưởng có thể bao gồm phục vụ một người nào đó đang cần được giúp đỡ, mời một người bạn cùng xem buổi họp Giáng Sinh đặc biệt của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn (broadcasts.ChurchofJesusChrist.org), viết bài hát Giáng Sinh của riêng mình, hoặc tìm một cách sáng tạo để chia sẻ thông điệp về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô.

 “Hài Nhi Ky Tô: Câu Chuyện Giáng Sinh.”Làm thế nào anh chị em có thể giúp mọi người trong gia đình cảm thấy tôn kính và vui mừng về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô? Hãy cùng nhau đọc Ma Thi Ơ 1:18–25; 2:1–12; Lu Ca 1:26–38; 2:1–20. Mỗi người trong gia đình có thể chọn một nhân vật từ câu chuyện thánh thư và chia sẻ điều nhân vật đó cảm thấy về Đấng Cứu Rỗi. Mọi người cũng có thể chia sẻ những cảm nhận riêng của họ về Ngài.

Tìm Đấng Cứu Rỗi trong Kinh Cựu Ước.Trong khi anh chị em chuẩn bị học hỏi về cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô trong Kinh Tân Ước vào năm sau, thì hãy cân nhắc cùng gia đình mình xem lại điều mà mọi người đã học được về Ngài trong Kinh Cựu Ước năm nay. Anh chị em có thể xem lại các đại cương trong tài liệu này và bất kỳ ghi chú học tập cá nhân nào khác để giúp nhớ lại điều anh chị em đã học. Trẻ nhỏ có thể thấy hữu ích để xem lại Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước hoặc các hình ảnh trong tài liệu này. Những lời tiên tri hoặc câu chuyện nào nổi bật đối với chúng ta? Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Nơi Xa, Xa Lắm Trên Đất Giu Đê,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 52.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy lắng nghe mọi người trong gia đình anh chị em. “Lắng nghe là một hành động yêu thương. Việc này đòi hỏi chúng ta cần phải quan tâm đến cảm nghĩ của người khác nhiều hơn là điều kế tiếp trong kế hoạch hoặc đại cương của chúng ta. … Khi chú ý kỹ đến các thông điệp được nói ra và không nói ra của [mọi người trong gia đình], các anh chị em sẽ hiểu rõ hơn các nhu cầu, mối quan tâm, và ước muốn của họ. Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết cách để giảng dạy họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 34).

Hình Ảnh
Ma Ri và hài nhi Giê Su trong chuồng gia súc với Những Người Chăn Chiên

The Nativity (Sự Giáng Sinh), tranh do N. C. Wyeth họa

In