“Ngày 8–14 tháng Sáu. An Ma 8–12: Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Đến Để Cứu Chuộc Dân Ngài,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
“Ngày 8–14 tháng Sáu. An Ma 8–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020
Ngày 8–14 tháng Sáu
An Ma 8–12
Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Đến để Cứu Chuộc Dân Ngài
Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách học tập An Ma 8–12. Sau đó ôn lại đại cương này để có thêm ý kiến mà sẽ khuyến khích lớp học của anh chị em chia sẻ điều họ đã học được trong việc học tập của họ.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Cho các học viên một vài phút để suy ngẫm về việc học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình của mình trong tuần này. Việc học tập của họ đã ảnh hưởng đến những lựa chọn của họ trong tuần như thế nào? Mời một vài học viên chia sẻ những ý nghĩ của họ.
Giảng Dạy Giáo Lý
Những nỗ lực của chúng ta để chia sẻ phúc âm có thể đòi hỏi sự kiên trì và kiên nhẫn.
-
Nhiều người thấy khó để chia sẻ phúc âm—đặc biệt là khi họ cảm thấy bị từ chối, giống như An Ma. Tấm gương của An Ma có thể giúp họ tin cậy Thượng Đế và lấy can đảm để tiếp tục chia sẻ chứng ngôn của họ với người khác. Suy ngẫm những câu hỏi thảo luận sau: Chúng ta học được điều gì từ sứ điệp của vị thiên sứ gửi đến An Ma trong An Ma 8:15? Việc An Ma phản ứng với sứ điệp được tìm thấy trong An Ma 8:14–32, soi dẫn chúng ta để tiếp tục chia sẻ phúc âm khi chúng ta bị từ chối như thế nào? Lời khuyên nào chúng ta sẽ đưa ra cho một người đã cố gắng để chia sẻ phúc âm nhưng bị từ chối? Lời khuyên của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp cuộc thảo luận này.
-
Câu chuyện của An Ma và A Mu Léc cho thấy nỗ lực của các tín hữu quan trọng đối với công việc truyền giáo như thế nào. Các thành viên trong lớp học học được điều gì từ An Ma 8:19–30 về mối quan hệ giữa các tín hữu địa phương và những người truyền giáo toàn thời gian? (cũng xem An Ma 10:1–12).
Thượng Đế phán xét con cái của Ngài theo ánh sáng và sự hiểu biết mà họ có.
-
Có một lời cảnh báo nghiêm trọng trong những câu này với tất cả các tín hữu của Giáo Hội—một khi chúng ta nhận được ánh sáng và sự hiểu biết, chúng ta được kỳ vọng phải gìn giữ, nuôi dưỡng, sống theo và sử dụng ánh sáng và sự hiểu biết đó để ban phước cho người khác. Để giúp các thành viên trong lớp học tìm hiểu kỳ vọng này, anh chị em có thể yêu cầu họ đọc những lời giảng dạy của An Ma trong An Ma 9:18–30 và chia sẻ những sứ điệp họ tìm thấy về trách nhiệm mà họ có nhờ vào những điều họ biết. Tại sao có thể có sự đoán phạt lớn hơn khi chúng ta phạm tội chống lại sự sáng lớn hơn? Cho các học viên thời gian để suy ngẫm điều họ có thể làm để trở nên trung thành hơn với ánh sáng và sự hiểu biết mà họ đã nhận được. Các anh chị em có thể đề nghị họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 50:24 trong khi họ suy ngẫm.
Kế hoạch của Thượng Đế là kế hoạch cứu chuộc.
-
Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về giáo lý này bằng cách mời một thành viên trong lớp học vẽ một sơ đồ về kế hoạch cứu chuộc lên bảng. Sau đó anh chị em có thể chia An Ma 11–12 thành các đoạn cho các thành viên trong lớp và mời họ tìm kiếm những lẽ thật mà họ sẽ thêm vào sơ đồ. Ví dụ, kế hoạch của Thượng Đế cứu chuộc chúng ta khỏi điều gì? (xin xem An Ma 11:38–45). Việc biết những lẽ thật này về kế hoạch cứu chuộc ban phước cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
-
Để giúp các thành viên trong lớp học chia sẻ điều mà An Ma 11–12 dạy họ về kế hoạch cứu chuộc, anh chị em có thể viết những tiêu đề sau đây lên bảng Sự Sa Ngã, Đấng Cứu Chuộc, Sự Hối Cải, Cái Chết, Sự Phục Sinh, và Sự Phán Xét. Các thành viên trong lớp học có thể chọn một trong những chủ đề này và tra cứu An Ma 11–12 để tìm những lẽ thật mà họ học được về chủ đề đó. Mời các thành viên trong lớp học viết những lẽ thật mà họ tìm thấy, cùng với một câu thánh thư tham khảo, dưới tiêu đề thích hợp trên bảng. Cho cả lớp thảo luận việc biết những lẽ thật này ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và những quyết định chúng ta đưa ra như thế nào.
-
Các thành viên trong lớp học có thể được lợi ích từ cuộc thảo luận tập trung vào An Ma 12:31–32, khi An Ma dạy rằng sau Sự Sa Ngã, Thượng Đế ban cho A Đam và Ê Va các lệnh truyền—nhưng chỉ sau khi giảng dạy họ kế hoạch của Ngài. Việc biết về kế hoạch này ảnh hưởng đến cách nhìn hay cảm nghĩ của chúng ta về các lệnh truyền như thế nào? Anh chị em có thể nói về một số lệnh truyền cụ thể; ví dụ: việc biết về kế hoạch của Thượng Đế giúp chúng ta giữ ngày Sa Bát được thánh hay tuân theo luật trinh khiết như thế nào?
-
Một số thành viên trong lớp học có thể có những câu hỏi về An Ma 11:26–39, trong đó A Mu Léc đã nói rằng chỉ có một Thượng Đế. Những câu thánh thư sau đây giải thích việc các thành viên của Thiên Chủ Đoàn là “một Thượng Đế” trong khi vẫn là các Đấng riêng biệt như thế nào: Giăng 17:20–23; 2 Nê Phi 31:21; và 3 Nê Phi 19:29. Lời phát biểu này từ Anh Cả Jeffrey R. Holland cũng có thể giúp ích: “Chúng tôi tin là ba Đấng này hợp nhất trong mọi khía cạnh quan trọng và vĩnh cửu có thể tưởng tượng được, trừ phi tin rằng ba Đấng này là ba Vị gộp lại thành một” (“Đức Chúa Trời Có Một và Thật, cùng Giê Su Ky Tô, là Đấng Cha đã Sai Đến,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 40).
Nếu chúng ta không cứng lòng, chúng ta có thể được nhận thêm lời của Thượng Đế.
-
Một trong những sứ điệp mà An Ma và A Mu Léc đã dạy vài lần là trạng thái của tấm lòng của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến việc chúng ta có thể nhận được từ Chúa bao nhiêu lẽ thật. Để giúp các thành viên trong lớp học khám phá lẽ thật của nguyên tắc này, anh chị em có thể mời họ đọc An Ma 12:9–14 theo cặp hoặc nhóm nhỏ và thảo luận về việc cứng lòng. (Anh chị em cũng có thể mời họ đọc An Ma 8:9–11; 9:5, 30–31; và 10:6, 25.) Sự mềm lòng có nghĩa là gì? (xin xem Giê Rê Mi 24:7; An Ma 16:16; Hê La Man 3:35). Làm thế nào sự mềm lòng giúp chúng ta hiểu rõ lời của Thượng Đế hơn?
-
An Ma đã dạy rằng khi chúng ta cứng lòng, chúng ta nhận được “một phần nhỏ” lời của Thượng Đế (An Ma 12:10). Các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ các kinh nghiệm từ thánh thư mà minh họa cho nguyên tắc này. Làm thế nào Chúa làm mềm lòng chúng ta để chúng ta có thể tiếp tục học hỏi thêm từ Ngài? Chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân nào?
-
Để giúp các thành viên trong lớp học hiểu ý nghĩa của sự mềm lòng, anh chị em có thể chia sẻ một số ví dụ được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Để soi dẫn các thành viên trong lớp học đọc An Ma 13–16 tuần này, anh chị em có thể nói với họ rằng họ sẽ tìm ra cách thức mà những lời của An Ma được ứng nghiệm trong cuộc sống của Giê Rôm và người dân A Mô Ni Ha.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Hãy dũng cảm đứng lên.
Lời khuyên của Anh Cả Jeffrey R. Holland đưa ra lời khuyến khích sau đây cho những người bị ngược đãi vì chia sẻ hay bênh vực cho phúc âm:
“Nếu các anh chị em chưa thấy, thì một ngày nào đó các anh chị em sẽ thấy mình được kêu gọi để bảo vệ đức tin của mình hoặc thậm chí có lẽ còn chịu đựng một số ngược đãi cá nhân chỉ vì các anh chị em là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Những giây phút như vậy đòi hỏi các anh chị em phải có cả lòng dũng cảm lẫn lễ độ.
“… Các em có thể tự hỏi là có đáng bõ công hay không để dũng cảm bênh vực cho các giá trị đạo đức trong trường trung học hoặc đi truyền giáo khi những niềm tin trân quý nhất của các em bị chửi rủa hoặc để chống lại nhiều điều trong xã hội mà đôi khi chế giễu một cuộc sống tận tụy với tôn giáo. Nhưng rất đáng bõ công. …
“Thưa các bạn, nhất là các bạn trẻ của tôi, hãy can đảm lên. Tình yêu thương thanh khiết như Đấng Ky Tô tuôn chảy từ sự ngay chính chân thật có thể thay đổi thế giới. …
“Hãy mạnh dạn. Hãy sống theo phúc âm một cách trung tín cho dù những người xung quanh các anh chị em không hề sống theo phúc âm. Hãy bảo vệ niềm tin của các anh chị em với cử chỉ lễ độ và lòng trắc ẩn, nhưng phải bảo vệ niềm tin này” (“Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 6–9).
Họ đã mềm lòng.
Những bài nói chuyện trong đại hội trung ương sau đây đưa ra những ví dụ về những người đã được Chúa làm mềm lòng:
-
Câu chuyện của gia đình Hatfield trong sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Cái Giá của Quyền Năng Chức Tư Tế” (Liahona, tháng năm Năm 2016, trang 66–67).
-
Câu chuyện về Harold Gallacher trong sứ điệp của Chủ Tịch Thomas S. Monson “Sự Kêu Gọi Phục Vụ Thiêng Liêng” (Liahona, tháng Năm năm 2005, trang 55).
-
Câu chuyện về David trong sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Học Hỏi từ An Ma và A Mu Léc” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 73–74).