“Ngày 22–28 tháng Sáu. An Ma 17–22: ‘Ta Sẽ Làm Cho Các Ngươi Trở Thành Những Công Cụ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
“Ngày 22–28 tháng Sáu. An Ma 17–22,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020
Ngày 22–28 tháng Sáu
An Ma 17–22
“Ta Sẽ Làm Cho Các Ngươi Trở Thành Những Công Cụ”
Trước khi anh chị em có thể giúp những người khác khám phá các lẽ thật trong thánh thư, anh chị em cần phải tự mình khám phá các lẽ thật này. Đọc thầm An Ma 17–22 và nghĩ về các thành viên trong lớp học của anh chị em.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Để cho các thành viên trong lớp học cơ hội để chia sẻ điều gì đó mà họ đã học được trong khi học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình, anh chị em có thể mời họ chọn một người được mô tả trong An Ma 17–22 và hoàn thành một câu như câu sau: “A Bích đã dạy tôi ” hay “La Mô Ni đã dạy tôi .”
Giảng Dạy Giáo Lý
Đức tin của chúng ta được củng cố khi chúng ta siêng năng tìm kiếm để biết lẽ thật.
-
Các thành viên trong lớp học có lẽ đã nghe nhiều lần về tầm quan trọng của những thói quen thực hành phúc âm đơn giản. An Ma 17:1–4 có thể giúp họ thấy ảnh hưởng mạnh mẽ mà những thói quen này có thể tạo ra trong cuộc sống của chúng ta. Anh chị em có thể yêu cầu một nửa lớp học tra cứu những câu này để tìm những việc mà các con trai của Mô Si A đã làm và nửa còn lại tra cứu những kết quả từ việc làm của họ. Những kết quả khi làm những điều này trong cuộc sống của chúng ta là gì?
-
Để có một cuộc thảo luận sâu hơn về một số thói quen mà đã củng cố các con trai của Mô Si A, anh chị em có thể viết lên bảng Tra Cứu Thánh Thư, Cầu Nguyện, và Nhịn Ăn. Sau đó các thành viên trong lớp học có thể tra cứu những câu thánh thư dạy về các phước lành đến từ việc học thánh thư, cầu nguyện và nhịn ăn (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư có thể giúp ích). Họ có thể viết lên bảng những điều họ tìm thấy và chia sẻ với nhau những ý kiến về cách cải thiện việc học thánh thư, cầu nguyện và nhịn ăn của mình theo một cách mà mang họ đến gần Thượng Đế hơn.
Tình yêu thương của chúng ta có thể giúp người khác chuẩn bị để tiếp nhận phúc âm.
-
Có nhiều cách để chia sẻ phúc âm, và tất cả những cách đó đều hiệu quả hơn khi có tình yêu thương làm động lực. Các thành viên trong lớp học có thể nhận ra các câu trong An Ma 17–18 mà cho thấy cách An Ma được thúc đẩy bởi tình yêu thương để chia sẻ phúc âm. Chúng ta học được những lẽ thật nào từ tấm gương của ông về việc chia sẻ phúc âm? Các thành viên trong lớp học có thể có khả năng để chia sẻ những kinh nghiệm mà tình yêu thương chân thành đã làm mềm lòng ai đó và làm cho người đó dễ tiếp thu sứ điệp phúc âm hơn. Lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp các thành viên trong lớp học hiểu tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những nỗ lực của chúng ta xuất phát từ tình yêu thương.
Việc giảng dạy hay học hỏi các lẽ thật phúc âm hiệu quả có thể dẫn đến sự thay đổi tấm lòng.
-
Từ khi Am Môn và A Rôn nhận được sự tin tưởng của Vua La Mô Ni và cha của ông, hai ông đã có khả năng giúp họ hiểu những lẽ thật phúc âm thiết yếu. Cũng có thể hữu ích nếu các thành viên trong lớp học lập một bản liệt kê những lẽ thật Am Môn đã giảng dạy cho La Mô Ni (xin xem An Ma 18:24–39) và so sánh với bản liệt kê những lẽ thật A Rôn đã giảng dạy cho cha của La Mô Ni (xin xem An Ma 22:1–16). Một nửa lớp học lập một bản liệt kê trong khi nửa kia lập bản liệt kê còn lại. Tại sao sự hiểu biết về những lẽ thật này đã dẫn La Mô Ni và cha của ông đến việc tin tưởng và tin cậy vào Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô?
-
Những lời tường thuật về việc Am Môn và A Rôn giảng dạy Vua La Mô Ni và cha của ông cung cấp một cơ hội tuyệt vời để thảo luận về việc giảng dạy và học hỏi phúc âm một cách hiệu quả. Những nguyên tắc giảng dạy nào mà các thành viên trong lớp học chú ý? (xin xem, ví dụ, An Ma 18:24–28 và An Ma 22:7–13). Những nguyên tắc học tập nào họ tìm thấy trong tấm gương của Vua La Mô Ni và cha của ông? (xin xem, ví dụ, An Ma 18:25–31; 22:17–18).
-
Để biết cách mà giáo lý phúc âm có thể ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta, các thành viên trong lớp học có thể tra cứu An Ma 18:40–41; 20:1–15; và An Ma 22:15–18, 25–27 để tìm ra cách mà Vua La Mô Ni và cha của ông đã cảm thấy và hành động theo sau khi họ hiểu các lẽ thật phúc âm và được cải đạo. Những lẽ thật này giúp chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để giúp bản thân mình và những người thân yêu hiểu và sống theo những lẽ thật này?
Chứng ngôn của chúng ta có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến những người khác.
-
Trong khi họ học tập cá nhân về An Ma 19–22, các thành viên trong lớp có thể đã suy nghĩ về ảnh hưởng sâu rộng mà chứng ngôn của một người có thể tạo ra trên người khác. Khuyến khích họ chia sẻ điều họ học được. Những lời tưởng thuật trong An Ma 19 –22 gợi ý điều gì về những nỗ lực cá nhân của chúng ta để chia sẻ phúc âm? Câu chuyện của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp nhấn mạnh điểm này.
-
Một số phép loại suy hay mà anh chị em có thể chia sẻ để minh họa điều có thể xảy ra khi chúng ta chia sẻ chứng ngôn của mình với những người khác là gì? Những ví dụ khả thi là một viên sỏi tạo ra những gợn sóng trong hồ hoặc men giúp bột nở ra. Sau khi ôn lại một số ví dụ về việc mọi người chia sẻ phúc âm trong An Ma 19–22, các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ cách mà họ đã được ảnh hưởng bởi chứng ngôn của người khác.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Anh chị em có thể hỏi các thành viên trong lớp học nếu họ đã từng thắc mắc làm thế nào để làm cho sự cải đạo của họ vững chắc và lâu dài. Trong An Ma 23–29, họ sẽ đọc về một nhóm người chấp nhận phúc âm và “không hề bỏ đạo” (An Ma 23:6).
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Chia sẻ phúc âm từ tình yêu thương.
Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã chia sẻ một bài học giá trị mà ông đã học được từ một kinh nghiệm khi ông còn trẻ:
“Tôi đã được chỉ định thăm viếng một tín hữu kém tích cực, một chuyên gia thành công nhiều tuổi hơn tôi. Nhìn lại những hành động của mình, tôi nhận ra rằng tôi có rất ít sự lo lắng đầy yêu thương cho người mà tôi thăm viếng. Tôi làm hết bổn phận, với mong muốn báo cáo 100 phần trăm về việc giảng dạy tại gia của mình. Một buổi tối, gần cuối tháng, tôi gọi điện để hỏi liệu người bạn đồng hành của tôi và tôi có thể đến thăm viếng anh ấy ngay bây giờ không. Câu trả lời nghiêm túc của anh ấy đã dạy tôi một bài học không thể quên được.
Anh ấy nói: “’Không, tôi không nghĩ là tôi muốn anh đến buổi tối này.’ ‘Tôi mệt. Tôi đã mặc đồ ngủ rồi. Tôi đang đọc sách, và tôi không sẵn lòng bị làm phiền để anh có thể báo cáo 100 phần trăm cho việc giảng dạy tại gia của anh tháng này.’ Câu trả lời đó vẫn làm tôi nhức nhối vì tôi biết anh ấy đã cảm nhận được động cơ ích kỷ của tôi.
“Tôi hy vọng không một người nào mà chúng ta tiếp cận với lời mời lắng nghe sứ điệp phúc âm phục hồi cảm thấy rằng chúng ta đang hành động vì bất kỳ lý do nào khác ngoài tình yêu thương đích thực cho họ và mong muốn vô vị kỷ để chia sẻ điều chúng ta biết là quý giá” (“Sharing the Gospel,” Ensign, tháng Mười Một năm 2001, trang 8).
Chúng ta thường không biết được ảnh hưởng của mình.
Câu chuyện của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley thuật lại một câu chuyện về một người truyền giáo đã báo cáo với vị chủ tịch phái bộ truyền giáo của mình khi kết thúc công việc phục vụ của mình. Người truyền giáo nói:
“Con đã không đạt được kết quả gì từ công việc của mình. Con đã lãng phí thời gian của mình và tiền bạc của cha con. Công việc truyền giáo của con thật phí thời gian … Con chỉ báp têm một người trong hai năm con ở đây. Đó là một cậu bé mười hai tuổi ở cuối Tennessee.”
Vị chủ tịch phái bộ truyền giáo đã quyết định dõi theo cậu bé mà người truyền giáo này đã báp têm. Cậu lớn lên, kết hôn và chuyển tới Idaho. Con cái của cậu đi truyền giáo, và các cháu của cậu cũng đi truyền giáo. Vị chủ tịch phái bộ truyền giáo đã đi đến Idaho và hỏi các tín hữu về công việc truyền giáo của những người trong gia đình đó. Sau đó ông nói: “Tôi phát hiện ra rằng, kết quả của phép báp têm của một cậu bé ở cuối Tennessee bởi một người truyền giáo nghĩ rằng mình đã thất bại là hơn 1.100 người đã gia nhập Giáo Hội” (Teachings of Gordon B. Hinckley [năm 1997], trang 360–361).