Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 29 tháng Sáu–Ngày 5 tháng Bảy. An Ma 23–29: Họ “Không Bao Giờ Sa Ngã Nữa”


“Ngày 29 tháng Sáu–Ngày 5 tháng Bảy. An Ma 23–29: Họ ‘Không Bao Giờ Sa Ngã Nữa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 29 tháng Sáu–Ngày 5 tháng Bảy. An Ma 23–29,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Dân An Ti Nê Phi Lê Hi chôn giấu vũ khí của họ

Anti-Nephi-Lehies Bury Their Weapons of War (Dân An Ti Nê Phi Lê Hi Chôn Giấu Vũ Khí Chiến Tranh Của Họ), tranh do Jody Livingston họa

Ngày 29 tháng Sáu–Ngày 5 tháng Bảy

An Ma 23–29

Họ “Không Bao Giờ Sa Ngã Nữa”

Khi anh chị em đọc An Ma 23–29, hãy nhớ rằng để giúp những người khác học những lẽ thật trong các chương này, bản thân anh chị em cần có những kinh nghiệm đầy ý nghĩa với những lẽ thật đó.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp viết lên bảng những câu thánh thư nổi bật đối với họ khi họ học tập cá nhân hoặc chung với gia đình. Dùng ít phút để mời vài người thảo luận về một lẽ thật mà họ đã học được từ những câu thánh thư họ đã viết.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

An Ma 23–25; 27

Sự cải đạo của chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.

  • Là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả chúng ta luôn cố gắng làm cho sự cải đạo của mình sâu đậm hơn. Câu chuyện về dân An Ti Nê Phi Lê Hi có thể khích lệ những người mà anh chị em giảng dạy trong những nỗ lực của họ để làm điều này. Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc viết lên bảng một câu hỏi như sau: Được cải đạo có nghĩa là gì? hay Những sự thay đổi nào diễn ra trong cuộc sống của mọi người khi họ được cải đạo? Các thành viên trong lớp có thể tìm kiếm các câu trả lời trong những đoạn thánh thư này: An Ma 23:6–7, 17–18; 24:17–19; 25:15–16; và 27:26–30. Họ có thể chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc từ những câu thánh thư khác mà họ đã đọc trong An Ma 23–25 và 27. Các thành viên trong lớp cũng có thể tìm những câu trả lời có ích cho những câu hỏi này trong sứ điệp của Anh Cả David A. Bednar, “Được Cải Đạo theo Chúa” (Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 106–109; xin xem thêm “Các Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Sự cải đạo của dân An Ti Nê Phi Lê Hi đã tạo ra những thay đổi nào trong cuộc sống của họ? Tấm gương của họ soi dẫn chúng ta như thế nào để làm cho sự cải đạo của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài sâu sắc hơn?

  • Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn các thành viên trong lớp từ bỏ bất kỳ truyền thống sai lạc cùng chôn các khí giới phản nghịch của họ, như dân An Ti Nê Phi Lê Hi đã làm? Cân nhắc việc ôn lại An Ma 23:5–7 cùng nhau. Một số những truyền thống tốt lành mà phúc âm giúp chúng ta phát triển là gì? “Các khí giới phản nghịch” của dân La Man tượng trưng cho điều gì trong thời đại của chúng ta ngày nay? Làm thế nào chúng ta có thể “chôn [chúng] sâu xuống đất”? (An Ma 24:17). Mời các thành viên trong lớp suy ngẫm những truyền thống sai lạc hay các khí giới phản nghịch nào họ cần bỏ lại phía sau để họ có thể sống theo phúc âm một cách trọn vẹn hơn.

An Ma 24:7–16

Qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được tha thứ khi chúng ta hối cải.

  • Nếu anh chị em cảm thấy được thúc giục để có một cuộc thảo luận chung cả lớp về sự hối cải, câu chuyện của dân An Ti Lê Hi Nê Phi trong An Ma 24 là một ví dụ đầy soi dẫn để sử dụng. Anh chị em có thể chỉ định mỗi thành viên trong lớp đọc một câu thánh thư từ An Ma 24:7–16 và yêu cầu họ viết lên bảng điều họ học được từ câu thánh thư của mình về sự hối cải. Sau đó, họ có thể tra cứu những câu thánh thư sau đây để tìm kiếm thêm những sự hiểu biết sâu sắc về sự hối cải: Ê Sai 53:5–6; 2 Nê Phi 2:6–8; và Mô Si A 5:2.

An Ma 24:13–15; 2629

Phúc âm mang đến niềm vui.

  • Trong An Ma 23–29, cụm từ “sự vui mừng” xuất hiện 24 lần, làm cho những chương này thành một phần hay để biết được là sống theo phúc âm—và chia sẻ phúc âm—có thể mang đến niềm vui như thế nào. Anh chị em có thể chia các thành viên trong lớp thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm ôn lại những câu thánh thư sau, tìm kiếm lý do tại sao Am Môn, các con trai của Mô Si A và An Ma vui mừng: An Ma 24:13–15; 26:12–22; và 29:1–17. Các thành viên trong lớp có thể liệt kê lên trên bảng điều họ tìm được. Chúng ta học được điều gì từ các câu thánh thư này về cách mà phúc âm mang đến cho chúng ta sự vui mừng?

  • Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Khi điểm tập trung trong cuộc sống của chúng ta là vào kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế … và Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gì đang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. Niềm vui đến từ Ngài và vì Ngài. Ngài là nguồn gốc của tất cả mọi niềm vui” (“Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,”,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82). Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà đã giúp họ hiểu lẽ thật trong những lời của Chủ Tịch Nelson.

  • An Ma và Am Môn đã tìm thấy niềm vui lớn lao trong việc chia sẻ phúc âm. Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp tìm kiếm các câu thánh thư trong An Ma 26 và 29 mà có thể soi dẫn cho một người trẻ tuổi muốn phục vụ truyền giáo—hoặc soi dẫn cho bất kỳ ai muốn chia sẻ phúc âm với người khác. Cân nhắc việc dành ra một vài phút cho các thành viên trong lớp lập kế hoạch về điều họ có thể làm để chia sẻ phúc âm. Mời họ hành động theo kế hoạch của mình, và trong buổi học sau, anh chị em có thể khuyến khích họ nói về những nỗ lực của mình.

  • Khi An Ma giúp đỡ những người khác hối cải, ông được nhắc nhở về lòng nhân từ của Thượng Đế (xin xem An Ma 29:10–13). Anh chị em có thể cho các thành viên trong lớp một vài phút để nghiên cứu những câu thánh thư này và liệt kê xuống những điều An Ma đã nhớ. Điều gì nhắc nhở chúng ta về lòng nhân từ của Thượng Đế? Chúng ta đã thấy lòng nhân từ của Thượng Đế trong cuộc sống của mình như thế nào?

An Ma 26–27

Chúng ta có thể trở thành những công cụ trong tay Thượng Đế.

  • Để giúp các thành viên trong lớp khám phá “những công cụ trong tay Thượng Đế” có nghĩa là gì (An Ma 26:3), anh chị em có thể trưng bày nhiều loại công cụ hoặc dụng cụ khác nhau. Anh chị em cũng có thể mời các thành viên trong lớp mang đến một số công cụ mà họ sử dụng. Những công cụ này hữu ích như thế nào? Chúng ta giống những công cụ trong công việc của Thượng Đế như thế nào? Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp nhận ra những cách mà Am Môn và những người truyền giáo của ông là những công cụ trong tay của Thượng Đế (ví dụ, xin xem An Ma 26:1–5, 11–12). Những hiểu biết sâu sắc nào chúng ta nhận được từ Giáo Lý và Giao Ước 4 về việc trở thành những công cụ trong tay của Ngài? Các thành viên trong lớp cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi họ cảm thấy niềm vui đến từ việc trở thành công cụ trong tay của Thượng Đế.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Nhiều ý kiến sai lầm tương tự mà dẫn dắt con cái của Thượng Đế đi lạc lối ngày nay thì cũng phổ biến trong thời của An Ma. Nói với các thành viên trong lớp rằng trong An Ma 30–31, họ sẽ thấy cách mà An Ma và những người khác đáp lại những lời giảng dạy sai lầm này.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Được cải đạo theo Chúa.

Anh Cả David A. Bednar dạy:

“Tính chất thiết yếu của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản và thường xuyên về cá tính cơ bản nhất của chúng ta là điều có thể thực hiện được nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Sự cải đạo chân thật mang đến một sự thay đổi trong niềm tin, tấm lòng và cuộc sống của một người để chấp nhận và tuân theo ý muốn của Thượng Đế (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 3:19; 3 Nê Phi 9:20) và kể cả phải cam kết có ý thức để trở thành một môn đồ của Đấng Ky Tô.”

Sau khi trích dẫn An Ma 23:6–8, Anh Cả Bednar giải thích:

“Hai yếu tố quan trọng được mô tả trong những câu này: (1) sự hiểu biết lẽ thật, mà có thể được hiểu như là một chứng ngôn, và (2) được cải đạo theo Chúa, mà tôi hiểu là sự cải đạo theo Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Do đó, sự kết hợp mạnh mẽ của chứng ngôn lẫn sự cải đạo theo Chúa tạo ra ý chí vững chắc và kiên trì cùng mang đến sự bảo vệ thuộc linh.

“Họ không bao giờ bỏ đạo và dẹp bỏ ‘khí giới phản nghịch của họ—để họ không còn chống lại Thượng Đế nữa.’ Việc dẹp bỏ ‘các khí giới phản nghịch’ yêu quý của họ như tính ích kỷ, kiêu ngạo và bất tuân đòi hỏi nhiều hơn là chỉ tin và biết. Lòng tin chắc, tính khiêm nhường, sự hối cải, và tuân phục đi trước việc dẹp bỏ các khí giới phản nghịch của chúng ta. Các anh chị em và tôi vẫn còn có các khí giới phản nghịch không cho chúng ta trở nên được cải đạo theo Chúa không? Nếu có, thì chúng ta cần phải hối cải ngay bây giờ.

“Hãy lưu ý rằng dân La Man không được cải đạo theo những người truyền giáo đã giảng dạy cho họ hoặc theo các chương trình xuất sắc của Giáo Hội. Họ không được cải đạo theo những cá tính của các vị lãnh đạo của họ hoặc theo việc bảo tồn một di sản văn hóa hay những truyền thống của tổ phụ họ. Họ được cải đạo theo Chúa—theo Ngài là Đấng Cứu Rỗi cũng như theo thiên tính và giáo lý của Ngài—họ cũng không bao giờ bỏ đạo” (“Được Cải Đạo theo Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 107–109).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ các vị lãnh đạo của anh chị em. “Các vị lãnh đạo chức tư tế và tổ chức bổ trợ của anh chị em muốn giúp anh chị em thành công. Hãy xin lời khuyên của họ khi anh chị em cố gắng cải thiện với tư cách là một giảng viên và khi anh chị em suy ngẫm về những nhu cầu của những người anh chị em giảng dạy” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5).