Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 15–21 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 27–28: “Tất Cả Mọi Sự Việc Đều Phải Được Làm Theo Thứ Tự”


“Ngày 15–21 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 27–28: ‘Tất Cả Mọi Sự Việc Đều Phải Được Làm Theo Thứ Tự,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 15–21 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 27–28,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Joseph Smith

Ngày 15–21 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 27–28

“Tất Cả Mọi Sự Việc Đều Phải Được Làm Theo Thứ Tự”

Mặc dù các sự kiện dẫn đến sự mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 27–28 đã xảy ra vào một thời điểm và địa điểm khác nhưng các nguyên tắc được giảng dạy trong các tiết này đều có liên quan đến ngày nay. Những nguyên tắc nào có thể ban phước cho các thành viên trong lớp của anh chị em trong những tình huống họ đang gặp phải?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho các thành viên trong lớp một vài phút để ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 27–28 và tìm một câu hoặc một cụm từ mà họ thấy là có ý nghĩa. Để cho mọi người đều có cơ hội chia sẻ, anh chị em có thể chia các thành viên trong lớp ra thành từng cặp để chia sẻ những điều họ tìm được.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 27:1–2

Chúng ta cần dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế.

  • Để khuyến khích một cuộc thảo luận về Giáo Lý và Giao Ước 27:1–2, hãy cân nhắc việc viết một câu hỏi như câu hỏi sau đây lên trên bảng: Đấng Cứu Rỗi giảng dạy cho chúng ta điều gì về mục đích của Tiệc Thánh? Các thành viên trong lớp có thể tìm kiếm những cụm từ trong các câu này mà giúp họ trả lời câu hỏi này. Họ có thể sẵn lòng chia sẻ những ấn tượng họ nhận được về cách để có được kinh nghiệm thiêng liêng hơn khi dự phần Tiệc Thánh.

    Các thành viên trong lớp có thể tìm thấy thêm những sự hiểu biết sâu sắc bằng cách đọc những điều Đấng Cứu Rỗi đã phán bảo khi thiết lập Tiệc Thánh (xin xem Lu Ca 22:19–20; 3 Nê Phi 18:1–11). Nếu Đấng Cứu Rỗi đang hiện diện trong buổi họp lễ Tiệc Thánh của chúng ta thì chúng ta có thể sẽ làm điều gì khác biệt?

    Hình Ảnh
    bánh và chén Tiệc Thánh

    Tiệc Thánh chứa đựng những biểu tượng về sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi.

Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18

Áo giáp của Thượng Đế sẽ giúp chúng ta chống lại sự tà ác.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp hiểu cách sử dụng áo giáp của Thượng Đế để chống lại sự tà ác trong thời kỳ của chúng ta? Hãy cân nhắc việc yêu cầu một người nào đó vẽ lên trên bảng hình áo giáp như đã được mô tả trong các câu 15–18. Sau đó, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ bất cứ sự hiểu biết sâu sắc nào họ khám phá ra trong khi học tập riêng cá nhân về các mảnh giáp. Hoặc, cả lớp có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18 và ghi tên của các mảnh giáp lên trên bảng và các bộ phận của cơ thể mà chúng bảo vệ. Việc khoác lên áo giáp của Thượng Đế có nghĩa là gì? Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể nói về cách Chúa bảo vệ chúng ta khỏi điều tà ác khi chúng ta khoác lên áo giáp của Thượng Đế.

  • Nếu giảng dạy cho giới trẻ, anh chị em có thể muốn liên kết Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18 với các tiêu chuẩn trong sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Ví dụ, các thành viên trong lớp có thể đọc các câu thánh thư và thảo luận lý do tại sao chúng ta cần áo giáp của Thượng Đế. Sau đó, các em có thể làm việc theo từng cặp và ôn lại một trong các tiêu chuẩn trong sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Chúng ta có thể học được gì từ các nguồn tài liệu này về các cuộc tấn công của Sa Tan chống lại chúng ta? Làm thế nào áo giáp của Thượng Đế có thể giúp chúng ta chống lại các cuộc tấn công này? Làm thế nào chúng ta có thể khoác lên áo giáp của Ngài?

Giáo Lý và Giao Ước 28

Vị tiên tri tại thế tiếp nhận điều mặc khải cho Giáo Hội của Chúa.

  • Để giúp các thành viên trong lớp học hỏi về vai trò của vị tiên tri, anh chị em có thể ôn lại kinh nghiệm mà đã dẫn Joseph Smith đến việc cầu nguyện và nhận được tiết 28 (xin xem tiêu đề của tiết), rồi anh chị em có thể đọc các câu 2–3, 6–7, 11–13. Bằng cách nào Sa Tan cố gắng thuyết phục chúng ta tuân theo những người không được Chúa chọn? Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ những kinh nghiệm mà đã củng cố chứng ngôn của họ rằng vị tiên tri tiếp nhận điều mặc khải cho Giáo Hội.

  • Một cách để cho các thành viên trong lớp ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 28 là tưởng tượng rằng họ biết một người nào đó mới vừa nhận được một chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội. Chúng ta có thể chia sẻ điều gì từ Giáo Lý và Giao Ước 28:1–6, 13–16 để giúp đỡ người đó trong chức vụ kêu gọi của người đó? Lời trích dẫn trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể thêm những sự hiểu biết sâu sắc vào cuộc thảo luận.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Lời khuyên bảo về sự mặc khải cá nhân.

Chủ Tịch Joseph F. Smith và các cố vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

“Khi các khải tượng, giấc mơ, ngôn ngữ, lời tiên tri, ấn tượng hoặc bất cứ ân tứ hoặc sự soi dẫn phi thường nào truyền đạt một điều gì đó không phù hợp với những điều mặc khải đã được chấp thuận của Giáo Hội hoặc trái với những quyết định của các vị thẩm quyền đã được thiết lập của Giáo Hội, Các Thánh Hữu Ngày Sau có thể biết được rằng điều đó không phải là của Thượng Đế, cho dù điều đó có thể dường như hợp lý biết bao đi nữa. … Trong các vấn đề thế tục cũng như thuộc linh, Các Thánh Hữu có thể nhận được sự hướng dẫn và mặc khải Thiêng Liêng của Thượng Đế tác động đến họ, nhưng điều này không truyền đạt thẩm quyền để cai quản người khác. …

“Lịch sử của Giáo Hội ghi lại nhiều điều mặc khải giả do những kẻ giả mạo hoặc cuồng tín tự nhận, là những kẻ tin vào sự biểu hiện mà họ đã tìm kiếm để dẫn dắt những người khác phải chấp nhận, trong mọi trường hợp, nỗi thất vọng, nỗi buồn phiền và thiên tai đều do những điều mặc khải giả này gây ra” (Joseph F. Smith, Anthon H. Lund, Charles W. Penrose, “A Warning Voice,” Improvement Era, tháng Chín năm 1913, trang 1148–1149).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập trung vào giáo lý chân chính. Chủ Tịch Boyd K. Packer đã dạy: “Giáo lý chân chính, nếu được hiểu thấu, sẽ thay đổi thái độ và hành vi” (“Do Not Fear,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 79). Trong khi giảng dạy, chúng ta cần tập trung vào những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô nếu chúng ta muốn giúp mang nhiều người đến với Ngài.

In