Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 1–7 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 20–22: “Sự Ra Đời của Giáo Hội của Đấng Ky Tô”


“Ngày 1–7 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 20–22: ‘Sự Ra Đời của Giáo Hội của Đấng Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 1–7 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 20–22,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
nhà của Peter Whitmer

Peter Whitmer Home (Nhà của Peter Whitmer), tranh do Al Rounds họa

Ngày 1–7 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 20–22

“Sự Ra Đời của Giáo Hội của Đấng Ky Tô”

Hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh của mình khi anh chị em học tập Giáo Lý và Giao Ước 20–22. Một số ấn tượng này có thể dẫn đến những ý tưởng mà sẽ giúp đỡ anh chị em khi anh chị em giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trong quá trình học tập ở nhà của mình, các thành viên trong lớp có thể nhận được sự hiểu biết sâu sắc về các phước lành của việc có được Giáo Hội chân chính trên thế gian. Hãy mời họ chia sẻ một đoạn từ các tiết này mà minh họa lý do tại sao họ biết ơn về việc Giáo Hội đã được phục hồi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 20–21

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục hồi.

  • Việc học tập những điểm tương đồng giữa Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô với Giáo Hội mà Đấng Ky Tô đã thiết lập thời xưa có thể hữu ích cho các thành viên trong lớp. Anh chị em có thể vẽ lên trên bảng một biểu đồ gồm có bốn cột với tiêu đề Giáo Lý, Giáo Lễ, Thẩm Quyền Chức Tư Tế,Các Vị Tiên Tri. Anh chị em có thể cung cấp các đoạn thánh thư tham khảo sau đây về Giáo Hội của Đấng Ky Tô trong thời xưa: Ma Thi Ơ 16:15–19; Giăng 7:16–17; Ê Phê Sô 2:19–22; 3 Nê Phi 11:23–26; Mô Rô Ni 4–5. Các thành viên trong lớp có thể nhận ra đoạn nào giảng dạy về Giáo Hội của Đấng Ky Tô và viết đoạn thánh thư tham khảo trong cột thích hợp ở trên bảng. (Một số đoạn thánh thư tham khảo có thể được viết vào nhiều cột.) Họ cũng làm tương tự như vậy cho các đoạn tham khảo sau đây nói về Giáo Hội phục hồi của Đấng Ky Tô: Giáo Lý và Giao Ước 20:17–25, 60, 72–79; 21:1–2. Anh chị em học được điều gì về Sự Phục Hồi của Giáo Hội của Đấng Ky Tô từ sự so sánh này?

Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 75–7922

Các giáo lễ thiêng liêng giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi.

  • Cho các thành viên trong lớp thời gian để học tập các điều kiện cần thiết cho phép báp têm được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 20:37, và yêu cầu họ suy ngẫm các câu hỏi như những câu hỏi này: Những điều kiện cần thiết này giúp chúng ta chuẩn bị như thế nào để được báp têm vào Giáo Hội của Chúa? Việc mang danh của Đấng Ky Tô có nghĩa là gì? (xin xem Mô Si A 5:5–12). Điều gì giúp anh chị em duy trì lòng “quyết tâm phục vụ [Chúa Giê Su Ky Tô] cho đến cùng”?

  • Tiết 22 giảng dạy cho chúng ta điều gì về phép báp têm? Hãy yêu cầu các thành viên trong lớp tưởng tượng rằng họ có một người bạn đã chịu phép báp têm vào một giáo hội khác. Họ có thể đọc tiết này để tìm kiếm lời khuyên bảo nhằm giúp bạn của họ hiểu tại sao phép báp têm vào Giáo Hội phục hồi của Đấng Cứu Rỗi là cần thiết. Các thành viên trong lớp có thể đóng diễn tình huống này với cả lớp hoặc theo từng cặp.

  • Đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:75–79 cùng với nhau và mời các thành viên trong lớp xem xét những điều mà các câu này giảng dạy về Đấng Cứu Rỗi và quyền năng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Những từ hoặc cụm từ nào là quan trọng khi chúng ta đọc các lời cầu nguyện Tiệc Thánh theo cách này? Tại sao việc dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần là điều quan trọng?

    Hình Ảnh
    một thầy trợ tế đang chuyền Tiệc Thánh

    Tiệc Thánh là một giáo lễ thiêng liêng.

Giáo Lý và Giao Ước 20:38–60

Sự phục vụ chức tư tế ban phước cho các tín hữu Giáo Hội và gia đình của họ.

  • Phần mô tả về các bổn phận của chức tư tế trong Giáo Lý và Giao Ước 20:38–60 có thể giúp các thành viên trong lớp của anh chị em mở mang sự hiểu biết của họ về sự phục vụ của chức tư tế. Có lẽ, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng rằng một người bạn hoặc một người trong gia đình mới vừa chịu phép báp têm đang chuẩn bị được sắc phong một chức phẩm chức tư tế. Họ sẽ sử dụng các câu này như thế nào để giúp người ấy hiểu các bổn phận của người đó? Họ sẽ chia sẻ những ví dụ nào để giúp người ấy hiểu cách việc làm tròn các bổn phận này có thể giúp người ấy trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn? Có lẽ họ, có thể đóng diễn cuộc trò chuyện này.

    Ngoài ra, làm thế nào họ có thể sử dụng các câu này để giúp một người chị em mới vừa chịu phép báp têm thấy được cách người ấy có thể tham gia vào công việc được mô tả ở đây? (Lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp ích.)

Giáo Lý và Giao Ước 21:4–7

Chúng ta được ban phước khi tiếp nhận lời của Chúa qua vị tiên tri của Ngài.

  • Giáo Lý và Giao Ước 21 chứa đựng những lời phát biểu hùng hồn về việc noi theo vị tiên tri của Chúa. Để giúp các thành viên trong lớp suy ngẫm và thảo luận về lời phát biểu này, hãy yêu cầu họ tìm kiếm trong các câu 4–7 một cụm từ họ muốn hiểu rõ hơn và viết cụm từ đó lên trên bảng. Hãy chọn một vài cụm từ và thảo luận chung với cả lớp xem các cụm từ này có thể có ý nghĩa gì. Các cụm từ này giảng dạy cho chúng ta điều gì về việc noi theo vị tiên tri của Chúa?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Tất cả chúng ta đều làm việc với quyền năng chức tư tế.

“Những người nam được sắc phong các chức phẩm trong chức tư tế, và cả người nam lẫn người nữ đều được mời gọi có được kinh nghiệm về quyền năng và các phước lành của chức tư tế trong cuộc sống của họ. …

“… [Những người phụ nữ] thuyết giảng và cầu nguyện trong các giáo đường, nắm giữ vô số chức vụ lãnh đạo và phục vụ, tham gia vào các hội đồng chức tư tế ở cấp địa phương và trung ương, và phục vụ chính thức trong công việc truyền giáo giảng đạo trên khắp địa cầu. Trong những cách thức này và những cách thức khác, phụ nữ thực thi thẩm quyền chức tư tế mặc dù họ không được sắc phong chức phẩm của chức tư tế. …

“… Trong những sự kêu gọi trong Giáo Hội, các giáo lễ đền thờ, mối quan hệ gia đình, và giáo vụ âm thầm của cá nhân, những người nam và người nữ Thánh Hữu Ngày Sau tiến bước với quyền năng và thẩm quyền của chức tư tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau của những người nam và những người nữ này trong việc hoàn thành công việc của Thượng Đế qua quyền năng của Ngài là trọng tâm của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô” (Gospel Topics, “Joseph Smith’s Teachings about Priesthood, Temple, Women,” topics.ChurchofJesusChrist.org).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Chúng ta cùng học tập với nhau. Là một giảng viên, anh chị em đang học tập cùng với những người khác trong lớp của mình. Hãy cho thấy sự sẵn lòng của anh chị em để học hỏi từ họ bằng cách lắng nghe những sự hiểu biết sâu sắc của họ.

In