Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 8–14 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 23–26: “Củng Cố Giáo Hội”


“Ngày 8–14 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 23–26: ‘Củng Cố Giáo Hội,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 8–14 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 23–26,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Emma Smith

Ngày 8–14 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 23–26

“Củng Cố Giáo Hội”

Trước khi đọc đề cương này, hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 23–26 và suy ngẫm các nguyên tắc anh chị em cảm thấy sẽ củng cố các thành viên trong lớp. Sau đó, hãy cân nhắc xem những nguồn tài liệu nào sẽ giúp anh chị em giảng dạy, kể cả những nguồn tài liệu được đề nghị trong đề cương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chúng ta đã có kinh nghiệm với những phước lành nào khi “dành hết thì giờ [của mình] vào việc học hỏi … thánh thư”? (Giáo Lý và Giao Ước 26:1). Chúng ta đã cảm thấy Thánh Linh ở trong nhà mình như thế nào? Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ cách họ đã khắc phục những trở ngại hoặc những điều gây xao lãng để dành hết thời gian cho việc học thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 23–26

Chúng ta đều có thể củng cố Giáo Hội.

  • Anh chị em có thể muốn cùng với các thành viên trong lớp khám phá xem việc “khuyên nhủ giáo hội” có nghĩa là gì (Giáo Lý và Giao Ước 25:7). Có lẽ, một người nào đó có thể chia sẻ ý nghĩa trong từ điển của từ khuyên nhủ hoặc những ví dụ về sự khuyên nhủ mà họ đã thấy. Chúng ta có những cơ hội nào để khuyên nhủ lẫn nhau? Việc này củng cố Giáo Hội như thế nào? Chúng ta học được những điều gì nữa trong Giáo Lý và Giao Ước 23–26 mà có thể giúp chúng ta củng cố Giáo Hội? Anh chị em cũng có thể thảo luận cách các nguyên tắc này áp dụng cho việc củng cố mái gia đình của mình. Để áp dụng các nguyên tắc này cho các nỗ lực phục sự, anh chị em có thể ôn lại một vài phần trong sứ điệp của Chị Bonnie H. Cordon “Trở Thành một Người Chăn” (Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 74–76).

Giáo Lý và Giao Ước 24

Đấng Cứu Rỗi có thể nâng đỡ chúng ta “ra khỏi cảnh khó khăn [của chúng ta].”

  • Điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 24 được ban cho để “củng cố, khuyến khích và chỉ dạy” Joseph và Oliver trong thời gian thử thách (Giáo Lý và Giao Ước 24, tiêu đề của tiết; xin xem thêm Saints, 1:94–96). Anh chị em có thể mời cả lớp tìm kiếm trong tiết này những bằng chứng cho thấy Chúa biết về Joseph và tình cảnh của ông. Chúa đã giải quyết những nhu cầu của Joseph bằng cách nào? Ngài cũng làm tương tự như vậy cho chúng ta ngày nay như thế nào? Hãy cân nhắc việc yêu cầu các thành viên trong lớp chia sẻ kinh nghiệm của họ khi họ cảm thấy rằng Chúa biết về hoàn cảnh riêng của họ và nâng đỡ họ giữa những thử thách của họ.

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su chữa lành dân chúng

    He Healed Many of Diverse Diseases (Ngài Chữa Lành Nhiều Người Bệnh), tranh do J. Kirk Richards họa

Giáo Lý và Giao Ước 25

Emma Smith là “một phụ nữ chọn lọc.”

  • Để giúp các thành viên trong lớp tìm kiếm sự liên quan cá nhân trong điều mặc khải của Chúa dành cho Emma Smith, hãy cân nhắc sinh hoạt này: Yêu cầu một nửa lớp tìm kiếm trong tiết 25 những điều Chúa đã yêu cầu Emma làm, và yêu cầu nửa kia tìm kiếm những điều Ngài đã hứa sẽ làm. Mời hai nhóm liệt kê những điều họ tìm thấy và chia sẻ những điều đó với nhau. Một vài thành viên trong lớp có thể chia sẻ các nguyên tắc đặc biệt có ý nghĩa đối với họ.

  • Những từ và cụm từ nào trong tiết 25 hỗ trợ cho lời Chúa phán cùng Emma Smith: “Ngươi là một phụ nữ chọn lọc”? (câu 3). Các thành viên trong lớp cũng có thể thảo luận cách Emma đã sống theo các nguyên tắc trong điều mặc khải này. Những nguồn tài liệu hữu ích bao gồm cả “Tiếng Nói của Sự Phục Hồi” trong đề cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.

  • Theo như Giáo Lý và Giao Ước 25:11–12, Chúa cảm thấy như thế nào về âm nhạc thiêng liêng? Có lẽ, cả lớp có thể thảo luận những cách sử dụng thánh ca để mời Thánh Linh vào nhà họ.

Giáo Lý và Giao Ước 25:5, 14

Chúng ta cần tìm cách để có được “tinh thần nhu mì.”

  • Chúa khuyên bảo Emma “hãy tiếp tục trong tinh thần nhu mì” (Giáo Lý và Giao Ước 25:14; xem thêm câu 5). Để khám phá xem điều này có thể có ý nghĩa gì, anh chị em có thể viết Nhu mì lên trên bảng và mời các thành viên trong lớp viết cạnh tiêu đề này những điều mà nó khiến họ nghĩ tới. Sau đó, họ có thể tìm kiếm trong tiết 25 những từ và cụm từ mà họ cảm thấy liên quan đến tính nhu mì và sau đó chia sẻ những gì họ tìm được. Hãy cân nhắc việc chia sẻ lời phát biểu của Anh Cả David A. Bednar trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Tại sao việc trở nên nhu mì là quan trọng?

Giáo Lý và Giao Ước 25:10, 13

Chúng ta cần tìm kiếm những điều của một thế giới tốt đẹp hơn.

  • Nhằm giúp các thành viên trong lớp áp dụng lời khuyên bảo của Chúa để “dẹp bỏ những điều của thế gian, và tìm kiếm những điều của một thế giới tốt đẹp hơn” (Giáo Lý và Giao Ước 25:10), anh chị em có thể yêu cầu họ liệt kê những ví dụ về “những điều của thế gian” và những ví dụ về “những điều của một [thế giới] tốt đẹp hơn.” Chúng ta có thể chia sẻ với nhau lời khuyên nào để giúp chúng ta tập trung vào những sự việc vĩnh cửu? Lời khuyên bảo trong câu 13 có liên quan như thế nào với mục tiêu này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Nhu mì là sức mạnh.

Anh Cả David A. Bednar giải thích: “Đức tính nhu mì giống như Chúa Giê Su thường bị hiểu lầm trong thế giới hiện đại của chúng ta. Sự nhu mì là mạnh mẽ, chứ không phải là yếu đuối; chủ động, chứ không phải là bị động; can đảm, chứ không phải nhút nhát; tự chủ, chứ không phải là quá mức; khiêm nhường, chứ không phải là tự phụ; nhã nhặn, chứ không phải là thô lỗ. Một người nhu mì không dễ bị khiêu khích, không giả dối, hay không hống hách và nhanh chóng công nhận những thành tựu của những người khác” (“Nhu Mì và Khiêm Tốn trong Lòng,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 32).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Làm chứng về các phước lành được hứa. Khi anh chị em mời các thành viên trong lớp làm theo những gì họ đang học, hãy làm chứng về các phước lành Thượng Đế đã hứa (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,  trang 35).

In