Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19: “Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao”


“Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19: ‘Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
nông trại của Martin Harris

Martin Harris Farm (Nông Trại của Martin Harris), tranh do Al Rounds họa

Ngày 22–28 tháng Hai

Giáo Lý và Giao Ước 18–19

“Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao”

Chỉ qua Đức Thánh Linh mà tấm lòng của một người mới có thể thay đổi. Chủ Tịch Henry B. Eyring đã dạy: “Nếu anh chị em giảng dạy các nguyên tắc giáo lý thì Đức Thánh Linh sẽ đến” (“Discussion with Elder Richard G. Scott and Elder Henry B. Eyring” [buổi phát sóng chương trình huấn luyện qua hệ thống vệ tinh của Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội, ngày 11 tháng Tám năm 2003]).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ kinh nghiệm của họ về thánh thư, hãy cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:34–36. Sau đó, mời các thành viên trong lớp chia sẻ một câu thánh thư mà họ đã đọc tuần này mà trong đó họ đã nhận ra tiếng nói của Chúa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16; 19:15–20, 39–41

Chúa vui mừng khi chúng ta hối cải.

  • Nhiều người liên tưởng sự hối cải với những cảm giác tiêu cực. Làm thế nào những lời của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 18 và 19 có thể giúp các thành viên trong lớp thấy sự hối cải là một điều gì đó hân hoan? Anh chị em có thể viết lên trên bảng Sự hối cải là  và yêu cầu các thành viên trong lớp đề nghị những cách để hoàn thành câu này, dựa trên những điều họ đọc được từ tiết 18 và 19. (Hãy cân nhắc việc ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16; 19:15–20, 39–41 trong lớp.)

  • “Rao truyền sự hối cải” có nghĩa là gì? (Giáo Lý và Giao Ước 18:14). Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể xem xét câu hỏi này khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16. Tại sao đôi khi người ta chọn không hối cải? Làm thế nào chúng ta có thể soi dẫn những người mình yêu thương đến cùng Đấng Ky Tô và nhận được sự tha thứ? Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp tìm kiếm một điều gì đó trong Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16 hoặc 19:15–20 mà có thể hữu ích.

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16

“Dưới mắt của Thượng Đế thì giá trị của con người rất lớn lao.”

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp hiểu giá trị của mỗi người chúng ta dưới mắt của Thượng Đế? Có lẽ, họ có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16 và chia sẻ kinh nghiệm khi họ đã hiểu được giá trị của mình đối với Thượng Đế. Các câu này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nhìn bản thân mình? nhìn người khác? Làm thế nào Thượng Đế cho chúng ta thấy rằng chúng ta có giá trị lớn lao đối với Ngài?

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su đang bế một bé trai

    Worth of a Soul (Giá Trị của Con Người), tranh do Liz Lemon Swindle họa

Giáo Lý và Giao Ước 19:15–19

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ cho tất cả nhân loại.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp cảm thấy sự làm chứng của Đức Thánh Linh khi họ suy ngẫm lời mô tả của Đấng Cứu Rỗi về nỗi thống khổ chuộc tội của riêng Ngài? (Giáo Lý và Giao Ước 19:15–19). Có lẽ, anh chị em nên mời một người nào đó hát một bài thánh ca ưa thích về Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em cũng có thể trưng bày một tấm hình Đấng Cứu Rỗi và mời các thành viên trong lớp đọc các câu 15–19; sau đó, họ có thể viết xuống ý nghĩ và cảm nghĩ của họ. (Những lời của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể làm gia tăng lòng biết ơn của các thành viên trong lớp về nỗi thống khổ của Đấng Cứu Rỗi.) Việc viết lên trên bảng một câu như sau đây có thể giúp các thành viên trong lớp suy ngẫm: Tôi biết ơn về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì … Một vài thành viên trong lớp có thể sẵn lòng chia sẻ những gì họ viết và chia sẻ chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô.

Giáo Lý và Giao Ước 19:16–26, 34–41

Việc làm theo ý muốn của Thượng Đế thường đòi hỏi phải có sự hy sinh.

  • Khi các thành viên trong lớp đương đầu với những tình huống mà trong đó họ phải hy sinh cho phúc âm, điều đó có thể soi dẫn họ học hỏi về sự hy sinh của Martin Harris để Sách Mặc Môn có thể được xuất bản. Có lẽ, anh chị em có thể mời một người nào đó đến lớp sẵn sàng kể về quyết định của Martin sẽ thế chấp nông trại của ông để chi trả cho việc in ấn Sách Mặc Môn (xin xem Saints, 1:76–78). Những câu nào trong tiết 19 có thể đã giúp ông đưa ra quyết định của mình? Anh chị em có thể muốn mời các thành viên trong lớp chia sẻ việc Sách Mặc Môn đã ban phước cho họ như thế nào và lòng biết ơn của họ về sự hy sinh của Martin Harris và về những người khác đã hy sinh để sách có thể được xuất bản.

  • Có lẽ, một người nào đó trong lớp có thể chia sẻ một sự hy sinh của họ cho Chúa. Điều này có thể khiến cho các thành viên trong lớp nghĩ về sự sẵn lòng hy sinh của riêng họ. Hãy khuyến khích họ chia sẻ bất cứ điều gì họ tìm thấy từ Giáo Lý và Giao Ước 19 mà soi dẫn họ hy sinh để làm theo ý muốn của Thượng Đế (đặc biệt xin xem các câu 16–26, 34–41).

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cái giá của tình yêu thương của Thượng Đế.

Khi đề cập đến Giáo Lý và Giao Ước 19:18, Anh Cả D. Todd Christofferson đã nói: “Chúng ta hãy xem xét cái giá của tình yêu thương quý báu của Thượng Đế … Nỗi thống khổ của Ngài trong Vườn Ghết Xê Ma Nê và trên thập tự giá là cùng cực hơn bất cứ người trần thế nào có thể chịu đựng nổi. Tuy nhiên, vì tình yêu thương của Ngài đối với Đức Chúa Cha và dành cho chúng ta, Ngài đã chịu đựng, và do đó, Ngài có thể mang đến cho chúng ta sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu” (“Ở trong Sự Yêu Thương Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 50).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tạo ra một bầu không khí mà mời Thánh Linh đến. Có nhiều cách anh chị em có thể mời Thánh Linh đến lớp của mình. Nhạc dạo mở đầu có thể khuyến khích tinh thần nghiêm trang. Việc biểu lộ tình yêu thương và chứng ngôn có thể tạo ra một bầu không khí ấm áp, đầy thuộc linh. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15.)

In