Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 1–7 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 10–11: “Để Ngươi Có Thể Trở Thành Kẻ Chiến Thắng”


“Ngày 1–7 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 10–11: “Để Ngươi Có Thể Trở Thành Kẻ Chiến Thắng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 1–7 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 10–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Bản thảo Sách Mặc Môn

Bản sao của bản thảo Sách Mặc Môn gốc.

Ngày 1–7 tháng Hai

Giáo Lý và Giao Ước 10–11

“Để Ngươi Có Thể Trở Thành Kẻ Chiến Thắng”

Anh chị em đã có ấn tượng gì khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 10–11? Những ý nghĩ nào đã đến với anh chị em về nhu cầu của những người mà anh chị em giảng dạy?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để cho các thành viên trong lớp có cơ hội để nói về những gì họ học được trong khi học tập thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình, anh chị em có thể viết lên trên bảng Giáo Lý và Giao Ước 10Giáo Lý và Giao Ước 11. Một vài thành viên trong lớp có thể viết, dưới mỗi tiêu đề, số của câu mà trong đó họ tìm thấy một lẽ thật quan trọng. Hãy chọn ra một vài câu và mời các thành viên trong lớp chia sẻ những lẽ thật họ tìm thấy trong đó.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 10:1–33

Sa Tan tìm cách hủy diệt công việc của Thượng Đế.

  • Giáo Lý và Giao Ước 10 có thể giúp các thành viên trong lớp nhận ra và kháng cự lại các nỗ lực của Sa Tan để hủy diệt đức tin của họ. Để đưa ra một số bối cảnh lịch sử cho tiết này, anh chị em có thể mời một thành viên trong lớp chia sẻ câu chuyện Martin Harris đánh mất 116 trang của bản dịch Sách Mặc Môn (xin xem tiêu đề của tiết cho Giáo Lý và Giao Ước 3). Sau đó, các thành viên trong lớp có thể tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 10:1–33 để tìm kiếm kế hoạch của Sa Tan đối với các trang bị mất. Chúng ta học được điều gì từ các câu này về những cách thức hoạt động của Sa Tan và tại sao nó làm những điều này? (xin xem thêm câu 63). Nó đang hoạt động theo những cách thức tương tự trong thời kỳ chúng ta như thế nào? Chúa giúp chúng ta chinh phục Sa Tan trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Giáo Lý và Giao Ước 10:34–52

“Sự thông sáng của [Chúa] còn vĩ đại hơn sự xảo quyệt của quỹ dữ.”

  • Khi cảm thấy nản lòng vì tội lỗi của mình, chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng trong việc biết Chúa đã đền bù như thế nào cho tội lỗi mà Joseph Smith và Martin Harris đã phạm phải khi họ không vâng lời Chúa và đánh mất 116 trang của bản dịch Sách Mặc Môn. Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp tìm thấy hy vọng trong câu chuyện này. Ví dụ, anh chị em có thể mời họ chia sẻ một điều gì đó họ học được về Chúa từ Giáo Lý và Giao Ước 10:34–52 (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 3:1–3). Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ việc họ đã thấy “sự thông sáng của Chúa còn vĩ đại hơn sự xảo quyệt của quỹ dữ” như thế nào (Giáo Lý và Giao Ước 10:43). Làm thế nào sự hiểu biết này củng cố đức tin của chúng ta nơi Ngài?

    Mặc Môn tóm lược các bảng khắc bằng vàng

    Mormon Abridging the Plates (Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc), tranh do Tom Lovell họa

Giáo Lý và Giao Ước 11

Nếu chúng ta cầu xin Thượng Đế thì chúng ta sẽ nhận được.

  • Đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình mời chúng ta đọc Giáo Lý và Giao Ước 11 như thể nó được viết cho chúng ta. Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể sẵn lòng chia sẻ một điều gì đó từ tiết này mà đặc biệt liên quan tới họ. Họ dự định sẽ áp dụng những gì họ học được bằng cách nào?

  • Một cách để khuyến khích việc tham gia thảo luận Giáo Lý và Giao Ước 11 là mời các thành viên trong lớp tìm một nguyên tắc trong tiết rồi sau đó viết một câu hỏi về nguyên tắc đó. Những câu hỏi như vậy có thể gồm có “Việc hết lòng tận tụy với Đấng Ky Tô có nghĩa là gì?” (câu 19) hoặc “Chúng ta thu nhận lời của Thượng Đế bằng cách nào?” (câu 21). Các thành viên trong lớp có thể ghi câu hỏi của họ ở trên đầu của một tờ giấy và chuyền tờ giấy đó khắp phòng và ghi thêm vào ý nghĩ và câu trả lời khả thi cho các câu hỏi của nhau. (Việc chia lớp ra thành các nhóm nhỏ trước có thể hữu ích.) Sau đó, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ với cả lớp một số sự hiểu biết sâu sắc mà những người khác viết trả lời cho câu hỏi của họ.

Giáo Lý và Giao Ước 11:8–26

Thượng Đế sẽ ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài khi chúng ta tự chuẩn bị mình theo cách của Ngài.

  • Việc nói về cách để nhận ra sự mặc khải cá nhân qua Thánh Linh có lợi ích cho các thành viên trong lớp của anh chị em không? Nếu có thì anh chị em có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách mời họ tưởng tượng rằng họ được yêu cầu viết một số lẽ thật về cách để nhận được sự mặc khải cá nhân. Họ sẽ bao gồm vào điều gì từ Giáo Lý và Giao Ước 11:8–26? Ví dụ, họ sẽ viết gì về việc chuẩn bị để nhận được sự hướng dẫn cho cuộc sống của chúng ta và những sự đáp ứng cho các câu hỏi của chúng ta? Họ sẽ nói gì về cách để nhận ra những sự đáp ứng khi chúng đến? Mời các thành viên trong lớp suy ngẫm cách họ sẽ áp dụng những gì họ học được khi cố gắng tìm kiếm sự mặc khải cá nhân.

    Cũng trong sinh hoạt này, anh chị em có thể chia sẻ lời phát biểu này của Chị Julie B. Beck, cựu Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Trung Ương: “Khả năng để hội đủ điều kiện, tiếp nhận và hành động theo sự mặc khải cá nhân là một kỹ năng quan trọng nhất có thể đạt được trong cuộc sống này” (“Trong Những Ngày Đó, Dầu Những Đầy Tớ Trai và Đầy Tớ Gái, Ta Cũng Đổ Thần Ta Lên,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 11).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời những người đang gặp khó khăn cùng tham gia. Anh chị em có thể làm gì khi một thành viên trong lớp có vẻ như bị tách biệt khỏi những người khác trong lớp? Đôi khi người ấy chỉ cần được hòa mình cùng lớp. Hãy cân nhắc việc mời người ấy tham gia vào bài học kế tiếp. Nếu ban đầu người ấy không hưởng ứng các nỗ lực của anh chị em thì hãy tiếp tục bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8–9.)