Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 25–31 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 6–9: “Đây Là Tinh Thần Mặc Khải”


“Ngày 25–31 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 6–9: “Đây Là Tinh Thần Mặc Khải,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 25–31 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 6–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

biên chép trên giấy

Ngày 25–31 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 6–9

“Đây Là Tinh Thần Mặc Khải”

Giáo Lý và Giao Ước 6–9 giảng dạy những nguyên tắc quan trọng về việc tiếp nhận sự mặc khải. Hãy áp dụng các nguyên tắc này bằng cách tìm kiếm sự mặc khải về cách thức để giúp các thành viên trong lớp học hỏi từ các tiết này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nhằm khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ kinh nghiệm của họ khi học tập Giáo Lý và Giao Ước 6–9, anh chị em có thể mời họ thảo luận bất cứ ấn tượng thuộc linh nào mà họ nhận được trong lúc học nếu thích hợp. Chúa có những sứ điệp nào dành cho họ?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 6; 8–9

Cha Thiên Thượng ngỏ lời cùng tôi qua “Thánh Linh của lẽ thật.”

  • Chúa có nhiều điều để giảng dạy chúng ta về sự mặc khải cá nhân trong các tiết này, và có lẽ anh chị em không thể dạy hết trong một buổi học. Có thể hữu ích nếu anh chị em chia lớp ra thành ba nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tra cứu tiết 6, 8, hoặc 9, tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi giống như những câu sau đây: Đức Thánh Linh ngỏ lời cùng chúng ta như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra sự mặc khải cá nhân? Làm thế nào chúng ta có thể tự chuẩn bị để nhận được sự mặc khải cá nhân? Sau đó, mỗi nhóm có thể cử một người để chia sẻ vắn tắt với cả lớp những điều mà nhóm đã khám phá ra. Anh chị em cũng có thể khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ kinh nghiệm riêng của họ với việc nhận ra sự mặc khải cá nhân. Ví dụ, có điều gì trong Giáo Lý và Giao Ước 6:22–24 mà nhắc nhở chúng ta về những kinh nghiệm chúng ta đã có không?

  • Việc nói về sự mặc khải cá nhân có thể làm nản lòng những người trong lớp mà đang cầu nguyện để có sự hướng dẫn nhưng không cảm thấy là họ nhận được bất cứ điều gì. Có thể hữu ích cho họ để biết rằng Oliver Cowdery đã vật lộn với những cảm giác tương tự khi ông không thể phiên dịch được dễ dàng như ông hy vọng. Có lẽ, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp tìm kiếm lời khuyên bảo của Chúa dành cho Oliver trong tiết 9. Sứ điệp nào trong tiết này có thể giúp đỡ một người đang cảm thấy rằng Chúa không đáp ứng lời cầu nguyện của họ? Lời phát biểu trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể hữu ích.

    Oliver Cowdery

    Oliver Cowdery, tranh do Lewis A. Ramsey họa

Giáo Lý và Giao Ước 6–7

“Nếu ngươi mong muốn điều đó ở nơi ta thì ngươi sẽ được như ý.”

  • Đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị ghi xuống những ví dụ của những từ như ước muốn trong các tiết 6–7. Có lẽ các thành viên trong lớp có thể chia sẻ điều họ học được từ sinh hoạt đó, hoặc anh chị em có thể cùng làm sinh hoạt đó với cả lớp. Những hành động thường ngày của chúng ta dạy chúng ta điều gì về ước muốn của mình? Làm thế nào Chúa có thể giúp chúng ta thay đổi ước muốn của mình?

Giáo Lý và Giao Ước 6:29–37

Nếu chúng ta hướng về Chúa thì Ngài có thể giúp chúng ta khắc phục nỗi nghi ngờ và sợ hãi.

  • Tại sao đôi khi chúng ta “sợ … làm điều tốt”? (câu 33). Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể đề nghị một số lý do khả thi, kèm theo những ý nghĩ từ Giáo Lý và Giao Ước 6:29–37 mà mang đến cho họ lòng can đảm để làm điều tốt.

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về cách Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta “chớ nghi ngờ, và chớ sợ hãi” (câu 36), anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp viết lên trên các mảnh giấy những điều mà người ta sợ hãi. (Anh Cả Ronald A. Rasband có đưa ra một số ví dụ trong sứ điệp của ông “Chớ Bối Rối” [Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 18].) Sau đó, anh chị em có thể đọc to một vài mảnh giấy này và thảo luận cách Đấng Cứu Rỗi và quyền năng chuộc tội của Ngài có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta sợ hãi. Giáo Lý và Giao Ước 6:29–37 có một số sự hiểu biết sâu sắc (xin xem thêm 1 Giăng 4:18). Việc “hướng về [Đấng Ky Tô] trong mọi ý nghĩ” có nghĩa là gì? (câu 36). Sự tập trung này vào Đấng Cứu Rỗi giúp đỡ chúng ta như thế nào khi chúng ta nghi ngờ hoặc sợ hãi?

hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Hiểu cách Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện.

“Trong cuộc sống của mình, tôi đã biết được rằng đôi khi tôi không được đáp ứng cho một lời cầu nguyện vì Chúa biết tôi chưa sẵn sàng. Khi Ngài đáp ứng, thì thường là ‘nơi này một ít, nơi kia một ít’ [2 Nê Phi 28:30] vì đó là tất cả những gì tôi có thể chịu đựng được hoặc tôi sẵn lòng làm” (Robert D. Hales, “Trông Đợi Chúa: Xin Ý Ngài Được Nên,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 73).

“Các anh chị em làm gì khi các anh chị em đã chuẩn bị kỹ, cầu nguyện khẩn thiết, chờ đợi một thời gian hợp lý cho sự đáp ứng mà vẫn không cảm nhận được ý nghĩ gì? Các anh chị em có thể bày tỏ sự cảm tạ khi điều đó xảy ra, vì đó là một bằng chứng về sự tin cậy nơi Ngài. Khi các anh chị em sống một cách xứng đáng và sự lựa chọn của các anh chị em phù hợp với những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi và các anh chị em cần phải hành động, thì hãy tiến hành với sự tin cậy. … Khi các anh chị em sống ngay chính và hành động với sự tin tưởng, thì Thượng Đế sẽ không để cho các anh chị em đi quá xa mà không ban cho một ấn tượng cảnh giác nếu các anh chị em đã chọn quyết định sai” (Richard G. Scott, “Sử Dụng Ân Tứ Cầu Nguyện Thiêng Liêng,” Liahona, tháng Năm năm 2007, trang 10).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của các học viên. Một số người trong lớp của anh chị em có thể cảm thấy không tin tưởng vào khả năng học hỏi phúc âm của mình. Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể trấn an họ rằng khi họ cố gắng tự mình học hỏi thì Đức Thánh Linh sẽ giảng dạy cho họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 29.)