Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 11–17 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65: “Lòng Các Con Cái Sẽ Trở Lại cùng Ông Cha Chúng”


“Ngày 11–17 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65: ‘Lòng Các Con Cái Sẽ Trở Lại cùng Ông Cha Chúng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 11–17 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith

He Called Me by Name (Ông Gọi Tên Tôi), tranh do Michael Malm họa

Ngày 11–17 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65

“Lòng Các Con Cái Sẽ Trở Lại cùng Ông Cha Chúng”

Trước khi anh chị em đọc các ý tưởng trong đề cương này, hãy học tập Giáo Lý và Giao Ước 2Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65, và ghi lại các ấn tượng thuộc linh của mình.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nhằm khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm mà họ có được khi học tập các đoạn thánh thư này, anh chị em có thể mời họ chia sẻ một câu mà đã làm cho họ suy ngẫm một cách sâu sắc hơn bình thường. Điều gì đã gây ấn tượng cho họ về câu đó?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65

Joseph Smith đã được Thượng Đế kêu gọi để làm công việc của Ngài.

  • Việc ôn lại câu chuyện trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65 sẽ có lợi ích cho lớp của anh chị em không? Anh chị em có thể mời một thành viên trong lớp tóm tắt câu chuyện đó, hoặc các thành viên trong lớp có thể kể cho nhau nghe câu chuyện đó theo từng cặp hoặc trong các nhóm nhỏ. Khuyến khích họ kể càng nhiều chi tiết mà họ có thể nhớ được càng tốt. Câu chuyện này củng cố chứng ngôn của chúng ta về sự kêu gọi thiêng liêng của Joseph Smith như thế nào? Chúng ta học được những bài học gì từ câu chuyện này về cách Thượng Đế làm công việc của Ngài?

  • Cân nhắc việc trưng bày những đồ vật hoặc hình ảnh có liên quan tới công việc mà Joseph Smith đã được kêu gọi để làm, chẳng hạn như một quyển Sách Mặc Môn hoặc hình ảnh của một ngôi đền thờ. Các thành viên trong lớp có thể tìm thấy các câu thánh thư trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:33–42 giảng dạy về các khía cạnh này của sứ mệnh của Vị Tiên Tri. Công việc của Thượng Đế dành cho Joseph Smith liên quan tới công việc Thượng Đế dành cho chúng ta như thế nào? Các vị tiên tri tại thế dạy chúng ta điều gì về công việc này?

Giáo Lý và Giao Ước 2

Ê Li đến để mang tấm lòng chúng ta trở về với tổ phụ của mình.

  • Việc thảo luận về Ê Li là ai và về quyền năng gắn bó mà ông đã phục hồi sẽ có lợi ích cho lớp của anh chị em không? Các thành viên trong lớp có thể đọc về Ê Li trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc ôn lại câu chuyện về cuộc đời ông (xin xem 1 Các Vua 17–18). Thông tin này bổ sung điều gì vào sự hiểu biết của chúng ta về Giáo Lý và Giao Ước 2? Anh chị em cũng có thể nói về ý nghĩa của việc gắn bó một điều gì đó. Việc sử dụng một số đồ vật có thể sẽ hữu ích, chẳng hạn như một lon thức ăn, một cái túi đựng thức ăn có khóa kéo, hoặc một con dấu phê chuẩn văn kiện. Làm thế nào các vật này có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của việc gắn bó gia đình với nhau? Làm thế nào quyền năng này giúp hoàn thành mục đích của sự sáng tạo thế gian? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 138:47–48 và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Nhằm giúp các thành viên trong lớp thấy lời tiên tri trong Giáo Lý và Giao Ước 2 đã được ứng nghiệm như thế nào, anh chị em có thể thảo luận Giáo Lý và Giao Ước 110:13–16.

  • Có lẽ, việc học hỏi về “những lời hứa đã được lập với những người cha” (Giáo Lý và Giao Ước 2:2) sẽ giúp những người mà anh chị em giảng dạy hiểu rõ hơn quyền năng chức tư tế mà Ê Li đã được gửi đến để phục hồi. Ai là “những người cha”? (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 27:9–10). Chúa đã hứa những điều gì với Áp Ra Ham, Y Sác, và Gia Cốp? (xin xem Sáng Thế Ký 17:1–8; 22:16–18; 26:1–5, 24; 28:11–15; Áp Ra Ham 2:8–11). Việc “gieo” những lời hứa này vào lòng chúng ta có nghĩa là gì? Việc làm điều này có thể giúp chúng ta hướng lòng quay trở lại với tổ tiên của mình như thế nào?

Hình Ảnh
Đền Thờ Palmyra New York

Đền Thờ Palmyra New York

  • Để soi dẫn các thành viên trong lớp hướng lòng của họ quay trở lại với tổ tiên của họ, anh chị em có thể mời một vài thành viên trong lớp hướng dẫn một cuộc thảo luận về đề tài này. Hãy cân nhắc việc mời người tư vấn về đền thờ và lịch sử gia đình đến tham gia. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách đọc Giáo Lý và Giao Ước 2:2–3 và mời những người hướng dẫn cuộc thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm khi lòng của họ đã quay trở lại hướng về tổ tiên của họ. Điều gì đã xảy ra trong cuộc sống của họ mà giúp họ muốn học hỏi về lịch sử gia đình họ? Họ có thể đưa ra những gợi ý gì để giúp các thành viên khác trong lớp tham gia vào công việc lịch sử gia đình và phục vụ trong đền thờ? Lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp soi dẫn các thành viên trong lớp. Anh chị em cũng có thể mời các thành viên tham khảo FamilySearch.org để có thêm ý tưởng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Mục đích của Sự Sáng Tạo.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

“Cuộc sống vĩnh cửu, có được nhờ Sự Chuộc Tội, là mục đích tối cao của Sự Sáng Tạo. Diễn đạt theo chiều hướng tiêu cực, nếu các gia đình không được làm lễ gắn bó trong các ngôi đền thờ thánh thì cả trái đất này sẽ hoàn toàn bị hoang tàn.

“Các mục đích của Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã, và Sự Chuộc Tội đều tập trung vào công việc thiêng liêng được thực hiện trong đền thờ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô” (“The Atonement,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, trang 35). Xin xem thêm Môi Se 1:39.

Mỗi người đều có thể làm một điều gì đó.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy: “Trong công việc cứu rỗi người chết, có nhiều điều cần phải được thực hiện. … Nỗ lực của chúng ta không phải để ép buộc mọi người phải làm mọi điều, nhưng để khuyến khích mọi người nên làm một điều gì đó” (“Family History: ‘In Wisdom and Order,’Ensign, tháng Sáu năm 1989, trang 6).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Mời các học viên đã không học tập thánh thư ở nhà tham gia vào cuộc thảo luận. Hãy chắc chắn rằng tất cả các thành viên trong lớp đều cảm thấy thoải mái khi tham gia và đóng góp vào cuộc thảo luận, thậm chí cả những người có thể đã không đọc ở nhà.

In