Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 4–10 tháng Một. Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26: “Tôi Thấy một Luồng Ánh Sáng”


“Ngày 4–10 tháng Một. Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26: ‘Tôi Thấy một Luồng Ánh Sáng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 4–10 tháng Một. Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Khu Rừng Thiêng Liêng

Sacred Grove (Khu Rừng Thiêng Liêng), tranh do Greg K. Olsen họa

Ngày 4–10 tháng Một

Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26

“Tôi Thấy một Luồng Ánh Sáng”

Hãy nhớ rằng sự chuẩn bị quan trọng nhất của anh chị em sẽ là học tập thánh thư và sống theo những gì mình học được. Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung vào điều gì trong lớp.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các thành viên trong lớp nhận được những sự hiểu biết sâu sắc nào khi học tập Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26 trong tuần này? Có lẽ, anh chị em có thể trưng bày hình ảnh của Joseph Smith hoặc về Khải Tượng Thứ Nhất và mời các thành viên trong lớp viết lên trên bảng một số sự hiểu biết từ việc học tập của họ, kèm theo các câu mà đã mang lại cho họ những sự hiểu biết đó. Họ cũng có thể chia sẻ cách mà những chứng ngôn của họ về Joseph Smith và sứ mệnh của ông đã gia tăng như thế nào khi họ học về ông trong tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Joseph Smith—Lịch Sử 1:5–18

Nếu chúng ta cầu xin trong đức tin thì Thượng Đế sẽ đáp ứng cho chúng ta.

  • Các thành viên trong lớp của anh chị em có thể liên hệ đến ước muốn của Joseph để tìm kiếm lẽ thật trong một thế gian nơi có nhiều ý kiến đối lập được giảng dạy. Những điều mơ hồ trong thời kỳ của chúng ta giống với những điều ông đã gặp phải như thế nào? Để giúp các thành viên trong lớp thấy cách chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi của mình, anh chị em có thể mời họ liệt kê lên trên bảng những cách khác nhau mà người ta tìm kiếm lẽ thật. Sau đó, họ có thể ôn lại Joseph Smith—Lịch Sử 1:5–18 rồi thêm vào bản liệt kê đó điều Joseph Smith đã làm để tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của ông.

  • Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ cách họ đã noi theo tấm gương của Joseph Smith trong công cuộc tìm kiếm lẽ thật và Thượng Đế đã đáp ứng cho họ. Lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” gợi ý một số cách thức chúng ta có thể tìm kiếm lẽ thật từ Thượng Đế.

    Hình Ảnh
    người thiếu nữ cầu nguyện

    Sự cầu nguyện cho phép chúng ta giao tiếp với Thượng Đế.

Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20

Joseph Smith đã trông thấy Thượng Đế Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Khải Tượng Thứ Nhất tiết lộ một số lẽ thật về Thượng Đế mà trái ngược với những gì nhiều người trong thời Joseph tin tưởng. Các thành viên trong lớp có thể đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20 và nhận ra một số điều họ học được về Thượng Đế. Tại sao điều quan trọng là phải biết các lẽ thật này về Thượng Đế?

  • Nếu Joseph Smith đến thăm lớp chúng ta thì chúng ta sẽ hỏi ông điều gì về kinh nghiệm của ông? Có lẽ họ có thể suy ngẫm về cách mà họ sẽ hoàn thành một câu như câu này: “Vì Khải Tượng Thứ Nhất đã xảy ra nên tôi biết rằng …” Các phước lành nào đã đến với cuộc sống của chúng ta nhờ Khải Tượng Thứ Nhất?

  • Để đóng góp thêm vào tinh thần của cuộc thảo luận, các thành viên trong lớp có thể đọc hoặc hát bài “Lời Cầu Nguyện Đầu Tiên của Giô Sép Xi Mích” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 14). Bài thánh ca này giúp chúng ta hiểu và cảm thấy điều gì về Khải Tượng Thứ Nhất? Có lẽ, một vài thành viên trong lớp có thể chia sẻ cách họ đã tự mình biết được rằng Joseph đã thực sự trông thấy Thượng Đế Đức Chúa Cha và Chúa Giê Su Ky Tô trong Khu Rừng Thiêng Liêng. Hoặc, anh chị em có thể mời những người truyền giáo toàn thời gian (hoặc một người truyền giáo mới được giải nhiệm trở về) đến tham dự lớp và nói về Khải Tượng Thứ Nhất đã ảnh hưởng đến cuộc sống của những người mà họ giảng dạy như thế nào.

Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–26

Chúng ta có thể giữ vững lòng trung thành với những gì mình biết, ngay cả khi bị người khác chối bỏ.

  • Các thành viên trong lớp có thể nhận ra một số điều mà Joseph Smith đã trải qua khi ông bắt đầu kể cho người khác nghe về khải tượng của ông (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–26). Có lẽ, họ có thể chia sẻ những đoạn mà đã soi dẫn họ khi bị người khác thách thức niềm tin.

  • Nếu anh chị em biết có tín hữu nào trong tiểu giáo khu đã gặp phải sự chống đối vì là tín hữu của Giáo Hội, hãy cân nhắc việc mời những người này tới lớp sẵn sàng để chia sẻ cách họ giữ cho đức tin của họ luôn luôn vững mạnh. Chúng ta học được điều gì từ tấm gương của Joseph Smith trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–26?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Noi theo tấm gương của Joseph.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

“Tiên Tri Joseph Smith đã đưa ra một mẫu mực cho chúng ta noi theo để giải đáp các câu hỏi của mình. Khi được thu hút bởi lời hứa của Gia Cơ rằng nếu chúng ta kém khôn ngoan chúng ta có thể cầu vấn Thượng Đế [xin xem Gia Cơ 1:5], thiếu niên Joseph đã trực tiếp đem câu hỏi của mình đến Cha Thiên Thượng. Ông đã tìm kiếm sự mặc khải cá nhân, và công cuộc tìm kiếm của ông đã mở ra gian kỳ cuối cùng này.

“Theo cách tương tự, công cuộc tìm kiếm của các anh chị em sẽ mở ra điều gì cho các anh chị em? Anh chị em kém khôn ngoan trong việc gì? Điều gì mà anh chị em cảm thấy là một nhu cầu khẩn thiết cần phải biết hoặc hiểu? Hãy noi theo gương của Tiên Tri Joseph. Tìm một nơi yên tĩnh mà anh chị em có thể thường xuyên lui tới. Hạ mình khiêm nhường trước Thượng Đế. Trút lòng mình lên Cha Thiên Thượng. Tìm đến Ngài để có các câu trả lời và được an ủi” (“Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 95).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tìm kiếm sự soi dẫn của riêng mình. Đừng xem các đề cương này như là những sự hướng dẫn mà anh chị em phải tuân theo khi giảng dạy. Thay vì thế, hãy sử dụng chúng để khơi dậy những ý tưởng và thúc đẩy sự soi dẫn khi anh chị em suy ngẫm về giáo lý trong thánh thư và nhu cầu của những người mình giảng dạy.

In