Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 18–24 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 3–5: “Công Việc Của Ta Vẫn Tiến Hành”


“Ngày 18–24 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 3–5: ‘Công Việc Của Ta Vẫn Tiến Hành,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 18–24 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 3–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
dân chúng làm việc trên đồng

Harvest Time in France (Mùa Gặt ở Nước Pháp), tranh do James Taylor Harwood họa

Ngày 18–24 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 3–5

“Công Việc Của Ta Vẫn Tiến Hành”

Việc học tập Giáo Lý và Giao Ước 3–5 trước khi xem các ý tưởng trong đề cương này sẽ giúp anh chị em nhận được sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh. Đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân Và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu lịch sử mà đã dẫn đến những điều mặc khải được ghi lại trong các tiết này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho các thành viên trong lớp một vài phút để ôn lại các câu thánh thư mà họ đã đọc ở nhà và tìm một đoạn mà họ thấy là có ý nghĩa. Sau đó mời họ chia sẻ điều họ học được với một người khác trong lớp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 3:1–15

Chúng ta cần phải tin cậy Thượng Đế thay vì sợ loài người.

  • Giống như Joseph Smith, chúng ta đều có những kinh nghiệm khi chúng ta cảm thấy bị người khác ép buộc phải làm điều gì đó mà mình biết là sai. Chúng ta học được những lẽ thật nào từ Giáo Lý và Giao Ước 3:1–15 mà có thể giúp chúng ta giữ vững lòng trung thành với Thượng Đế trong những tình huống như vậy?

  • Joseph Smith cần phải bị sửa phạt vì sợ loài người hơn sợ Thượng Đế, nhưng ông cũng cần phải được khích lệ. Mời các thành viên trong lớp tìm kiếm trong tiết 3 về cách Chúa đã sửa phạt lẫn khích lệ Joseph. Ví dụ, họ có thể liệt kê lên trên bảng những cụm từ trong các câu 1–15 có nói về những lời khiển trách của Chúa và các cụm từ khác có nói về những lời khích lệ của Ngài để ông hối cải và tiếp tục trung tín. Kinh nghiệm của Joseph dạy chúng ta điều gì về cách Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta khắc phục những lỗi lầm của mình?

Giáo Lý và Giao Ước 4

Chúa đòi hỏi chúng ta phải phục vụ Ngài với tất cả tấm lòng của mình.

  • Những đức tính mô tả các tôi tớ của Chúa được liệt kê trong Giáo Lý và Giao Ước 4:5–6 cũng là các đức tính của Chúa Giê Su Ky Tô. Để giúp các thành viên trong lớp hỏi thêm, anh chị em có thể mời họ chọn một trong các đức tính và tìm định nghĩa hoặc các đoạn thánh thư bổ sung mà giúp họ hiểu rõ hơn về đức tính đó (xin xem, ví dụ, lời phát biểu của Chị Elaine S. Dalton trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Anh chị em có thể mời một vài người chia sẻ những điều họ tìm thấy. Họ cũng có thể chia sẻ tại sao đức tính mà họ chọn là một điều kiện đòi hỏi để phục vụ trong vương quốc của Thượng Đế. Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các đức tính này nhiều hơn nữa? (xin xem câu 7).

  • Giáo Lý và Giao Ước 4 được viết cho Joseph Smith Sr., là người muốn biết làm thế nào ông có thể giúp đỡ công việc của Chúa. Tiết này cũng có thể giúp đỡ bất cứ ai trong chúng ta mà có ước muốn phục vụ Chúa. Đây là một cách để học tập tiết này: các thành viên trong lớp có thể làm việc theo nhóm nhỏ để viết lời mô tả công việc dành cho các tôi tớ của Thượng Đế, bằng cách sử dụng tiết 4 để làm hướng dẫn. Những điều kiện này khác biệt với những lời mô tả về các công việc khác như thế nào? Tại sao những đức tính này là thiết yếu trong việc thực thi công việc của Thượng Đế? Lời phát biểu của Anh Cả David A. Bednar trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp các thành viên trong lớp hiểu tầm quan trọng của việc phát triển những đức tính này.

Giáo Lý và Giao Ước 5

Sự làm chứng về lẽ thật đến với những người khiêm nhường và tin tưởng.

  • Nếu các bảng khắc bằng vàng được trưng bày cho thế gian thấy thì điều đó có thuyết phục mọi người rằng Sách Mặc Môn là chân chính không? Tại sao có và tại sao không? (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 5:7). Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể tra cứu tiết 5 để có những sự hiểu biết sâu sắc mà có thể giúp họ trả lời những người đòi hỏi bằng chứng rằng Sách Mặc Môn là chân chính. Chúa đã giảng dạy Joseph Smith và Martin Harris điều gì mà có thể giúp chúng ta nhận được sự làm chứng của riêng mình về các lẽ thật phúc âm?

    Hình Ảnh
    Martin Harris

    Martin Harris, tranh do Lewis A. Ramsey họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Đức hạnh có nghĩa là sức mạnh.

Chị Elaine S. Dalton đưa ra lời giải thích sau đây về đức hạnh: “Đức hạnh là một từ mà chúng ta không nghe thấy thường xuyên trong xã hội ngày nay, nhưng gốc La Tinh của từ virtus có nghĩa là sức mạnh. Những người nam và những người nữ đức hạnh có phẩm cách hòa nhã và sức mạnh nội tâm. Họ có sự tự tin vì họ xứng đáng để tiếp nhận và được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh” (“Sự Trở Lại với Đức Hạnh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 79).

Trở thành một người truyền giáo.

Anh Cả David A. Bednar nói: “Tiến trình để trở thành một người truyền giáo không đòi hỏi một thiếu niên phải mặc áo sơ mi trắng và thắt cà vạt [hoặc một thiếu nữ mặc váy đầm] đi học mỗi ngày, hoặc tuân theo những chỉ dẫn cho người truyền giáo về giờ đi ngủ và thức dậy. … Nhưng [anh chị em] có thể gia tăng ước muốn của mình để phục vụ Thượng Đế [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 4:3], và [anh chị em] có thể bắt đầu suy nghĩ như người truyền giáo suy nghĩ, đọc những điều mà người truyền giáo đọc, cầu nguyện như người truyền giáo cầu nguyện và cảm nhận như người truyền giáo cảm nhận. [Anh chị em] có thể tránh các ảnh hưởng của thế gian khiến cho Đức Thánh Linh phải rút lui, và [anh chị em] có thể đạt được sự tin tưởng trong việc nhận biết và đáp ứng theo sự thúc giục của Thánh Linh” (“Trở Thành một Người Truyền Giáo,” Liahona, tháng Mười Một năm 2005, trang 45–46).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đặt ra những câu hỏi mà khuyến khích sự thảo luận có ý nghĩa. Những câu hỏi không chỉ có một câu trả lời đúng mời gọi các học viên trả lời dựa trên những ý nghĩ, cảm nghĩ, và kinh nghiệm riêng. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi: “Làm thế nào anh/chị/em biết được khi nào Thượng Đế ngỏ lời với mình?” (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 33.)

In