Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 1: “Hãy Nghe Đây, Hỡi Các Ngươi”


“Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 1: ‘Hãy Nghe Đây, Hỡi Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

gia đình đọc thánh thư

Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 1

“Hãy Nghe Đây, Hỡi Các Ngươi”

Khi anh chị em đọc Giáo Lý và Giao Ước 1, hãy nghĩ về những câu thánh thư anh chị em có thể tập trung vào trong lớp học và cách anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học hỏi từ các câu này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể bắt đầu việc học tập sách Giáo Lý và Giao Ước trong lớp của mình bằng cách hỏi các thành viên trong lớp xem họ cảm thấy như thế nào về việc học tập quyển thánh thư này trong năm nay. Đoạn nào trong tiết 1 giúp họ cảm thấy hứng thú để đọc sách Giáo Lý và Giao Ước? Có lẽ anh chị em có thể yêu cầu họ tìm kiếm trong tiết 1 một câu mà họ có thể chia sẻ nếu họ đang cố gắng thuyết phục một người nào đó đọc quyển sách thiêng liêng này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 1

Chúa mời gọi chúng ta “hãy tìm hiểu những giáo lệnh này.”

  • Trong khi anh chị em thảo luận “lời mở đầu” của Chúa cho sách Giáo Lý và Giao Ước (câu 6), việc mời một thành viên trong lớp giải thích “lời mở đầu” là gì và có mục đích gì trong một quyển sách. Sau đó, cả lớp có thể thảo luận cách tiết 1 thực hiện mục đích đó cho sách Giáo Lý và Giao Ước. Ví dụ, tiết 1 giới thiệu các chủ đề nào cho sách này? Sách có những mục đích gì? Chúng ta tìm thấy điều gì trong tiết này mà có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta đọc sách Giáo Lý và Giao Ước trong năm nay?

  • Đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình mời chúng ta cân nhắc cách chúng ta sẽ hành động theo lệnh truyền của Chúa để “tìm hiểu các giáo lệnh này” (câu 37). Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những điều họ hoạch định sẽ thực hiện trong năm nay để làm cho việc học tập sách Giáo Lý và Giao Ước của họ được có ý nghĩa. Họ sẽ tìm hiểu điều gì? Việc tìm hiểu khác biệt như thế nào với việc chỉ đọc thánh thư không thôi? Phương pháp học tập nào họ thấy là hữu ích nhất?

Giáo Lý và Giao Ước 1:1–6, 23–24, 37–39

Thượng Đế phán bảo qua các tôi tớ của Ngài, và những lời của Ngài sẽ được ứng nghiệm.

  • Nhiều người trong chúng ta có người thân trong gia đình, bạn bè, và người quen không chia sẻ cùng niềm tin với chúng ta về các vị tiên tri tại thế. Có lẽ, các học viên trong lớp có thể chia sẻ những lẽ thật họ tìm thấy trong tiết 1 mà họ có thể sử dụng để trả lời một ai đó thắc mắc về niềm tin của họ về các vị tiên tri. Anh chị em có thể đề nghị họ đặc biệt tìm kiếm trong các câu 1–6 và 37–39. Các câu này giảng dạy điều gì về Chúa và các vị tiên tri của Ngài?

  • Các thành viên trong lớp có thể thấy thích thú để biết được rằng một hội đồng được Joseph Smith kêu gọi đã thảo luận việc xuất bản những điều mặc khải của Vị Tiên Tri, và một số thành viên trong hội đồng đã phản đối ý kiến đó. Họ cảm thấy xấu hổ về khả năng viết văn yếu kém của Joseph, và họ lo lắng rằng việc xuất bản các điều mặc khải có thể gây rắc rối nhiều hơn cho Các Thánh Hữu. Tiết 1 đề cập đến những mối lo âu này như thế nào? (xin xem, ví dụ, các câu 6, 24, 38).

  • phiên họp đại hội trung ương

    Thượng Đế phán bảo chúng ta qua các tôi tớ của Ngài.

Giáo Lý và Giao Ước 1:12–30, 35–36

Chúa phục hồi phúc âm của Ngài để giúp chúng ta đối phó với các thử thách trong những ngày sau.

  • Các thành viên trong lớp có những suy nghĩ gì khi đọc phần mô tả về những ngày sau trong các câu 13–16? Điều gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay mà làm ứng nghiệm những lời mô tả đã được tiên tri này? Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ bất cứ điều gì họ tìm thấy trong tiết 1 mà đã giúp họ cảm thấy bình an và tin tưởng bất chấp những thử thách trong thời kỳ của chúng ta.

  • Nhằm giúp các thành viên trong lớp suy nghẫm về các phước lành chúng ta có được vì phúc âm đã được phục hồi, anh chị em có thể viết lên trên bảng: Các câu 17–23 giảng dạy điều gì về lý do tại sao Chúa phục hồi phúc âm của Ngài? Các thành viên trong lớp có thể tìm hiểu các câu này và chia sẻ cảm nghĩ của họ với nhau. Ví dụ, làm thế nào các lẽ thật đã được phục hồi qua Joseph Smith đã giúp chúng ta gia tăng đức tin của mình? (xin xem câu 21).

Giáo Lý và Giao Ước 1:19–28

Chúa sử dụng “những kẻ yếu kém và những kẻ tầm thường” để hoàn thành công việc của Ngài.

  • Một chủ đề quan trọng của Giáo Lý và Giao Ước 1 là vai trò của “những kẻ yếu kém và những kẻ tầm thường” trong công việc ngày sau vĩ đại của Chúa (câu 23). Mời các thành viên trong lớp tìm hiểu các câu 19–28 để học về cách các từ “yếu kém” và “tầm thường” áp dụng cho chúng ta với tư cách là các tôi tớ của Ngài. Khi họ chia sẻ điều họ tìm được, anh chị em có thể thảo luận những câu hỏi như những câu sau đây: Chúa muốn các tôi tớ của Ngài có được những phẩm chất nào? Chúa sẽ hoàn thành những điều gì qua các tôi tớ của Ngài trong những ngày sau? Những lời tiên tri trong các câu này đang được làm ứng nghiệm trên khắp thế gian và trong cuộc sống riêng của chúng ta như thế nào?

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp các học viên áp dụng thánh thư cho bản thân họ. Cùng các lẽ thật mà đã soi dẫn Các Thánh Hữu thời kỳ đầu có thể giúp chúng ta đối phó với những thử thách trong thời kỳ của mình. Khi anh chị em giảng dạy sách Giáo Lý và Giao Ước, hãy giúp các thành viên trong lớp liên kết giữa các sứ điệp của Chúa dành cho Joseph Smith với điều Chúa có thể phán bảo cho riêng cá nhân họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)