Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 13–19 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 102–105: “Sau Nhiều Nỗi Thống Khổ … Phước Lành Sẽ Đến”


“Ngày 13–19 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 102–105: ‘Sau Nhiều Nỗi Thống Khổ … Phước Lành Sẽ Đến,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (Năm 2020)

“Ngày 13–19 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 102–105,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
những người đàn ông với những chiếc xe bò/xe ngựa

C. C. A. Christensen (1831–1912), Zion’s Camp (Trại Si Ôn), khoảng năm 1878, tranh màu keo vẽ trên vải muxơlin, kích thước 78 × 114 inch. Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Trường Brigham Young University, quà của các cháu của C. C. A. Christensen, năm 1970

Ngày 13–19 tháng Chín

Giáo Lý và Giao Ước 102–105

“Sau Nhiều Nỗi Thống Khổ … Phước Lành Sẽ Đến.”

Khi anh chị em chuẩn bị dạy Giáo Lý và Giao Ước 102–105, hãy lắng nghe những thúc giục của Thánh Linh. Ngài có thể dẫn dắt anh chị em đến những nguyên tắc không được đề cập tới trong đại cương này mà sẽ ban phước cho những người anh chị em giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên trong lớp có thể viết xuống một hoặc hai câu từ Giáo Lý và Giao Ước 102–105 mà họ thấy có ý nghĩa cho riêng cá nhân. Sau đó họ có thể đổi các câu đó với một học viên khác trong lớp và thảo luận với nhau điều họ học được từ các câu này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 103105

Những khó khăn của chúng ta dạy chúng ta những bài học đáng giá và cho chúng ta kinh nghiệm.

  • Khi các học viên trong lớp học các tiết 103 và 105 trong tuần này, họ có thể tìm thấy các nguyên tắc mà có thể giúp chúng ta trong những lúc gặp khó khăn hoặc sự chống đối; cho họ chia sẻ điều họ tìm được. Hoặc anh chị em có thể mời họ tìm những nguyên tắc như vậy trong Giáo Lý và Giao Ước 103:5–7, 12, 36; 105:5–6, 9–12, 18–19 (xin xem thêm “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Các nguyên tắc này gợi ý điều gì về cách chúng ta có thể đáp ứng khi đối phó với nỗi khó khăn hoặc thất vọng? Các học viên trong lớp có thể sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm mà trong đó các phước lành đã đến “sau nhiều nỗi thống khổ” (Giáo Lý và Giao Ước 103:12).

  • Nếu anh chị em cảm thấy rằng một số bối cảnh lịch sử hoặc những câu chuyện riêng về Trại Si Ôn sẽ hữu ích, anh chị em có thể mời một học viên nào đó xem lại một trong các nguồn tài liệu sau đây trước khi lớp học bắt đầu và chia sẻ ngắn gọn điều họ học được: Các Thánh Hữu, 1:194–206; “The Acceptable Offering of Zion’s Camp” (Revelations in Context, 213–18); hoặc “Tiếng Nói của Sự Phục Hồi: Trại Si Ôn” (trong phần đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Nếu chúng ta có thể quay trở về quá khứ và trò chuyện với Trại Si Ôn, thì chúng ta có thể nói gì để khuyến khích họ? Họ có thể sẽ nói gì để khuyến khích chúng ta?

    Hình Ảnh
    dòng sông nhỏ

    Trại Si Ôn nằm dọc hai bờ Sông Little Fishing, đây là bức ảnh chụp.

Giáo Lý và Giao Ước 104:11–18

Mỗi chúng ta là “một quản gia về những phước lành trên thế gian.”

  • Để giúp các học viên trong lớp cá nhân hóa những điều giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 104:11–18, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng là họ đang giao phó một vật gì đó quý báu cho người khác chăm sóc. Họ sẽ nói gì với người đó? Họ sẽ kỳ vọng điều gì ở người đó? Sau đó các học viên trong lớp có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 104:11–18 để khám phá xem Chúa đã giao phó cho chúng ta điều gì để chăm sóc và điều gì Ngài kỳ vọng ở chúng ta. Các câu này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nghĩ về thế gian, các phước lành của chúng ta, hoặc mọi người xung quanh?

  • Để giúp các học viên trong lớp hiểu rõ hơn “cách thức mà … Chúa đã định ra để lo liệu cho các thánh hữu của [Ngài]” (Giáo Lý và Giao Ước 104:16), anh chị em có thể mời họ đọc. Giáo Lý và Giao Ước 104:11–18, và tìm kiếm điều gì chúng ta học được về cách thức Chúa chăm lo cho Các Thánh Hữu của Ngài? Là một phần của cuộc thảo luận, anh chị em cũng có thể chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Marion G. Romney: “Chúa … có thể chăm lo cho [người nghèo khó] mà không cần chúng ta giúp đỡ nếu đó là mục đích của Ngài để làm như vậy. … Nhưng chúng ta cần kinh nghiệm này; vì chỉ có qua việc học cách chăm lo lẫn nhau mà chúng ta mới phát triển trong lòng mình tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô và tính cách cần thiết để hội đủ điều kiện trở về nơi hiện diện của Ngài” (“Living Welfare Principles,” Ensign, tháng Mười Một năm 1981, trang 92). Cho các học viên trong lớp một vài phút để ghi lại ấn tượng của họ về cách họ có thể giúp chăm lo cho người khác theo cách của Chúa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Quyền năng thanh tẩy của những nỗi khó khăn.

Anh Cả Orson F. Whitney dạy: “Không có nỗi đau đớn nào mà chúng ta phải chịu đựng, không có thử thách nào mà chúng ta phải trải qua đều vô ích cả. Điều đó giúp vào việc giáo dục của chúng ta, sự phát triển của các đức tính như lòng kiên nhẫn, đức tin, sức chịu đựng và lòng khiêm nhường. Tất cả những gì chúng ta chịu đau khổ và tất cả những gì chúng ta chịu đựng, nhất là khi chúng ta chịu đựng điều đó một cách kiên nhẫn, thì đều xây đắp cá tính, thanh tẩy tâm hồn, mở rộng tâm hồn, và làm cho chúng ta dịu dàng và bác ái hơn, xứng đáng hơn để được gọi là con cái của Thượng Đế … và chính là qua nỗi buồn rầu và đau khổ, cực nhọc và khổ sở, mà chúng ta mới đạt được sự giáo dục là điều chúng ta đến đây để nhận được và sẽ làm cho chúng ta giống như Cha Mẹ ở trên trời của chúng ta” (trong Spencer W. Kimball, Faith Precedes the Miracle [Năm 1972], trang 98).

Anh Cả David A. Bednar nói: “Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của mỗi chúng ta, chúng ta sẽ được mời tiến đến Trại Si Ôn của riêng mình. Thời điểm của lời mời này sẽ khác nhau, và những trở ngại riêng mà chúng ta có thể gặp phải trên cuộc hành trình này sẽ khác nhau. Nhưng sự đáp ứng liên tục và kiên định của chúng ta cho sự kêu gọi chắc chắn sẽ xảy ra này cuối cùng sẽ trả lời cho câu hỏi ‘Ai ở bên phía Chúa?’” (“On the Lord’s Side: Lessons from Zion’s Camp,” Ensign, tháng Bảy năm 2017, trang 35).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy cùng nhau làm việc với các thành viên trong gia đình. “Vì mái gia đình là trung tâm của việc sống theo và học tập phúc âm, các nỗ lực của các anh chị em để củng cố một học viên sẽ hiệu quả nhất khi các anh chị em cùng nhau làm việc với … [những người trong gia đình]” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8–9).

In