Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 6–12 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 98–101: “Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế”


“Ngày 6–12 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 98–101: ‘Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 6–12 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 98–101,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Các Thánh Hữu chạy trốn khỏi đám đông khủng bố

C. C. A. Christensen (1831–1912), Saints Driven from Jackson County Missouri (Các Thánh Hữu Bị Đuổi Ra khỏi Hạt Jackson Missouri), khoảng năm 1878, tranh màu keo vẽ trên vải muxơlin, kích thước 77 ¼ × 113 inch. Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Trường Brigham Young University, quà của các cháu của C. C. A. Christensen, năm 1970

Ngày 6–12 tháng Chín

Giáo Lý và Giao Ước 98–101

“Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế”

Những loại thử thách hoặc nỗi khó khăn nào các học viên trong lớp của anh chị em gặp phải? Những lời khuyên bảo và an ủi nào trong Giáo Lý và Giao Ước 98 98–101 có thể giúp họ?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể mời các học viên trong lớp chia sẻ điều gì đó họ học được từ Giáo Lý và Giao Ước 98–101 mà đã giúp họ đối mặt với một khó khăn hoặc thử thách họ gặp phải.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3, 11–16, 23–30, 37; 101:2–5, 9–16

Những khó khăn của chúng ta có thể hiệp lại làm lợi ích cho chúng ta.

  • Sự ngược đãi hoặc chống đối mà chúng ta trải qua ngày nay có thể khác với những gì Các Thánh Hữu ở Missouri trải qua vào năm 1833, nhưng lời khuyên bảo của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 98 vẫn còn có hiệu lực. Để giúp các học viên trong lớp học hỏi từ lời khuyên bảo này, hãy cân nhắc viết các câu hỏi giống như sau lên trên bảng: Trong những phương diện nào Chúa muốn Các Thánh Hữu của Ngài hiểu được sự chống đối? Chúa muốn chúng ta ứng phó với sự ngược đãi như thế nào? Các học viên trong lớp có thể làm việc theo các nhóm nhỏ để tìm câu trả lời trong Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3, 11–16, 23–30 rồi sau đó thảo luận điều họ học được. Chúng ta tìm thấy các lẽ thật nào mà có thể giúp chúng ta trở thành các môn đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô? Những lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể đóng góp cho cuộc thảo luận này.

  • Trong lúc bị ngược đãi hoặc gặp khó khăn, sứ điệp này từ các tiết 98 và 101 có thể giúp đỡ: Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta sẵn lòng tin cậy Ngài. Để giúp các học viên trong lớp tìm thấy sứ điệp này, anh chị em có thể viết bản liệt kê các câu này lên trên bảng và mời các học viên chọn ra một vài câu để đọc: Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3, 11–12, 37; 101:2–5, 9–16. Yêu cầu họ chia sẻ điều họ tìm được mà khuyến khích họ tin cậy nơi Chúa. Các câu này dạy chúng ta điều gì về cách để đặt sự tin cậy của chúng ta nơi Chúa? (Xin xem thêm Linda S. Reeves, “Thỉnh Cầu Phước Lành của Các Giao Ước của Các Chị Em,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 118–120.)

Giáo Lý và Giao Ước 101:1–8, 43–62

Chúng ta sẽ được an toàn khi tuân theo lời khuyên bảo của Thượng Đế.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên trong lớp nhận thấy sự an toàn mà đến với chúng ta khi chúng ta “nghe theo tiếng nói của Chúa”? (câu 7). Có lẽ anh chị em có thể mời một vài học viên trong lớp đóng diễn truyện ngụ ngôn trong Giáo Lý và Giao Ước 101:43–62 trong khi một học viên khác đọc to đoạn đó. Sau đó anh chị em có thể thảo luận các câu hỏi như: Các yếu tố khác nhau của truyện ngụ ngôn này có thể tượng trưng cho điều gì? Điều gì khiến cho các tôi tớ đó đánh mất vườn nho? Chúng ta học được bài học gì từ những hành động của các tôi tớ này? Chúng ta học được gì về Chúa từ hành động của những người cao quý? Cũng có thể là điều hữu ích để so sánh các câu 1–8 với các câu 47–51 và thảo luận cách chúng ta có thể trở nên “trung thành và khôn ngoan” trong các nỗ lực của chúng ta để xây dựng Si Ôn trong cuộc sống cá nhân của chúng ta, trong nhà của chúng ta, và với tư cách là một Giáo Hội.

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Ky Tô

    Chi tiết từ bức tranh Christ and the Rich Young Ruler (Đấng Ky Tô và Người Trai Trẻ Giàu Có Quyền Quý), do Heinrich Hofmann họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cần có sự can đảm của Ky Tô Hữu để đưa má bên kia cho người khác vả.

Anh Cả Robert D. Hales đã dạy rằng:

“Một số người lầm tưởng rằng những phản ứng bằng cách giữ im lặng, hiền lành, tha thứ và chia sẻ chứng ngôn khiêm nhường là thụ động hoặc yếu đuối. Nhưng, việc ‘yêu kẻ thù nghịch [của chúng ta], chúc phước cho người nguyền rủa [chúng ta], đối xử tốt với người ghét [chúng ta], và cầu nguyện cho người lợi dụng [chúng ta], và kẻ bắt bớ [chúng ta]’ (Ma Thi Ơ 5:44) đòi hỏi đức tin, sức mạnh, và hơn hết là sự can đảm của Ky Tô hữu. …

“Khi chúng ta không trả đũa—khi chúng ta đưa má bên kia cho họ vả và kìm nén cảm nghĩ tức giận—thì chúng ta cũng đang noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta cho thấy tình yêu thương của Ngài, tức là quyền năng duy nhất mà có thể chinh phục kẻ nghịch thù và trả lời cho những người chỉ trích chúng ta mà không hề chỉ trích họ để đáp trả. Đó không phải là sự yếu đuối. Đó là sự can đảm của Ky Tô Hữu” (“Sự Can Đảm của Ky Tô Hữu: Cái Giá để Làm Môn Đồ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 72).

Tha thứ không phải là bỏ qua.

Anh Cả Kevin R. Duncan nói: “Thưa các anh chị em, xin đừng hiểu lầm. Tha thứ không phải là bỏ qua. Chúng ta không hợp lý hóa hành vi xấu hoặc cho phép người khác ngược đãi chúng ta những nỗi vất vả, đau đớn hoặc yếu kém của họ. Nhưng chúng ta có thể đạt được sự hiểu biết và bình an lớn lao hơn khi chúng ta nhìn với một quan điểm rộng hơn. … Sự tha thứ là một nguyên tắc vinh quang, chữa lành. Chúng ta không cần phải là một nạn nhân hai lần. Chúng ta có thể tha thứ” ( “Tác Dụng Chữa Lành của Sự Tha Thứ,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 35).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời những người đang gặp khó khăn cùng tham gia. Đôi khi các học viên đang gặp khó khăn chỉ cần được mời tham gia để cảm thấy được yêu thương. Hãy cân nhắc việc yêu cầu họ chấp nhận một chỉ định trong bài học tới, mời họ đến lớp học, hoặc chắc chắn rằng họ có phương tiện để đi đến nhà thờ. Đừng bỏ cuộc nếu ban đầu họ không đáp ứng với nỗ lực của anh chị em (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8–9).

In