Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 8–14 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 129–132: “Khi Chúng Ta Nhận Được Bất Cứ Một Phước Lành Nào từ Thượng Đế, Thì Đó Là Vì Chúng Ta Tuân Theo”


“Ngày 8–14 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 129–132: ‘Khi Chúng Ta Nhận Được Bất Cứ Một Phước Lành Nào từ Thượng Đế, Thì Đó Là Vì Chúng Ta Tuân Theo,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (Năm 2020)

“Ngày 8–14 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 129–132,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Năm 2021

Joseph Smith đang giảng dạy ở Nauvoo

Joseph Smith in Nauvoo, 1840 (Joseph Smith ở Nauvoo, năm 1840) tranh do Theodore Gorka họa

Ngày 8–14 tháng Mười Một

Giáo Lý và Giao Ước 129–132

“Khi Chúng Ta Nhận Được Bất Cứ Một Phước Lành Nào từ Thượng Đế, Thì Đó Là Vì Chúng Ta Tuân Theo”

Mặc dù là điều quan trọng để có một kế hoạch giảng dạy, nhưng cũng là điều quan trọng để đáp ứng với Thánh Linh và nhu cầu của các học viên. Tìm hiểu từ học viên xem những nguyên tắc nào trong các tiết 129–132 có ý nghĩa đối với họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên có thể đã học được những điều từ việc học các tiết 129–132 mà liên quan đến nhiều đề tài phúc âm khác nhau. Để cho họ cơ hội chia sẻ điều họ học được, anh chị em có thể viết một vài đề tài này lên trên bảng, chẳng hạn như thiên sứ, sự tôn cao, sự vâng lời, thiên tính của Thượng Đế,hôn nhân vĩnh cửu (anh chị em cũng có thể viết đề tài khác lên trên bảng để giải thích thêm các đề tài khác). Học viên cũng có thể dành ra một vài phút để tìm kiếm một câu trong các tiết này mà liên quan tới một trong các đề tài và viết đoạn thánh thư tham khảo lên trên bảng. Sau đó anh chị em có thể đọc các câu này chung với cả lớp và nói về điều mà mỗi câu dạy về đề tài đó.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 130:2, 18–23; 131:1–4; 132:20–25

Cuộc sống này nhằm mục đích chuẩn bị chúng ta cho sự tôn cao.

  • Có nhiều điều mà chúng ta không biết về sự tôn cao hoặc cuộc sống trong vương quốc thượng thiên—hầu hết có thể vượt quá khả năng hiện tại của chúng ta để thấu hiểu. Nhưng Thượng Đế đã mặc khải một số manh mối quý báu, và nhiều trong số đó được tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 130–32. Các học viên có thể học một hoặc nhiều hơn các đoạn thánh thư tham khảo được liệt kê ở trên và chia sẻ bất cứ sự hiểu biết sâu sắc nào về sự tôn cao hoặc vương quốc thượng thiên. Việc biết được thông tin này về cuộc sống vĩnh cửu ban phước cho cuộc sống của chúng ta bây giờ như thế nào?

Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21; 132:5

Các phước lành có được từ sự vâng lời Thượng Đế.

  • Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21132:5 dạy cùng một nguyên tắc. Khuyến khích các học viên đọc cả hai đoạn và nói bằng lời riêng của họ nguyên tắc đó là gì. Nguyên tắc này đã được thể hiện trong cuộc sống của chúng ta như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng và sự an tâm nơi Đấng Ky Tô khi chúng ta vâng lời nhưng các phước lành chúng ta mong đợi không đến ngay lập tức? Để học thêm về chủ đề này, anh chị em có thể cùng nhau xem lại những sự hiểu biết sâu sắc từ sứ điệp của Anh Cả Dale G. Renlund “Được Phước Lành Nhiều” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 70–73).

Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4; 132:3–25

Cha Thiên Thượng làm cho gia đình có thể được vĩnh cửu.

  • Chúng ta có thể nói gì với một người bạn hỏi chúng ta là “Tại sao hôn nhân và gia đình là quan trọng trong giáo hội của bạn?” Các học viên có thể nghĩ về cách họ sẽ trả lời câu hỏi đó khi họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4; 132:3–25; hoặc những lời của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các lẽ thật này ảnh hưởng như thế nào đến lối sống của chúng ta?

    một người nam và người nữ ở bên ngoài Đền Thờ Accra Ghana

    Các mối quan hệ gia đình có thể được làm cho vĩnh cửu qua các giáo lễ đền thờ.

Giáo Lý và Giao Ước 132:1–2, 29–40

Tục đa hôn chỉ được Thượng Đế chấp nhận khi Ngài truyền lệnh cho điều đó.

  • Nếu các học viên có các câu hỏi về tục đa hôn, hãy giúp họ thấy rằng Joseph Smith và Các Thánh Hữu khác trong thời kỳ đầu cũng có thắc mắc. Khuyến khích họ tìm những thắc mắc mà Joseph đã hỏi Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 132:1 và lời giải đáp ông nhận được trong các câu 29–40 (xin xem thêm Gia Cốp 2:27, 30). Có lẽ các học viên có thể chia sẻ cách họ đã tìm lời giải đáp cho những thắc mắc về phúc âm và làm thế nào họ tiếp tục trung tín ngay cả khi một số thắc mắc của họ vẫn chưa được giải đáp.

hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Gia đình là “luật lệ của thiên thượng.”

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã dạy:

“Tôi biết ơn đã thuộc vào một Giáo Hội mà quý trọng hôn nhân và gia đình. Các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô được khắp thế giới biết đến vì đã có một số những cuộc hôn nhân và gia đình tốt nhất mà chúng ta có thể tìm thấy được. Tôi tin rằng một phần là do lẽ thật quý giá đã được phục hồi qua Joseph Smith rằng hôn nhân và gia đình đều có ý nghĩa vĩnh cửu. Gia đình không chỉ có nghĩa là sắp xếp cuộc sống được tiện lợi để làm cho mọi việc được suôn sẻ hơn ở trên thế gian này, và kết thúc khi chúng ta lên đến thiên đàng. Hôn nhân và gia đình là luật lệ của thiêng thượng. [Chúng] là biểu tượng của khuôn mẫu thượng thiên, một sự mô phỏng theo gia đình vĩnh cửu của Thượng Đế.

“Nhưng các mối quan hệ vững mạnh của hôn nhân và gia đình không phải xảy ra chỉ vì chúng ta là tín hữu của Giáo Hội. Các mối quan hệ này đòi hỏi nỗ lực liên tục, với chủ định. Giáo lý về gia đình vĩnh cửu cần phải soi dẫn chúng ta nhằm hiến dâng các nỗ lực tốt nhất của mình để gìn giữ và làm phong phú hóa hôn nhân và gia đình của mình” (“Lời Khen Ngợi Những Người Bảo Vệ Gìn Giữ,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 77).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tạo ra một môi trường an toàn. “Khuyến khích [các học viên] giúp các anh chị em thiết lập một môi trường cởi mở, yêu thương, và tôn trọng để mọi người cảm thấy an toàn chia sẻ những kinh nghiệm, câu hỏi và chứng ngôn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15).