Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 15–21 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 133–134: “Hãy Chuẩn Bị Để Đợi Chàng Rể Đến”


“Ngày 15–21 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 133–134: ‘Hãy Chuẩn Bị Để Đợi Chàng Rể Đến,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 15–21 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 133–134,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

năm người nữ đồng trinh khôn

The Bridegroom Cometh (Chàng Rể Đến), tranh do Elizabeth Gibbons họa

Ngày 15–21 tháng Mười Một

Giáo Lý và Giao Ước 133–134

“Các Ngươi Hãy Chuẩn Bị Để Đợi Chàng Rể Đến”

Các lẽ thật nào trong Giáo Lý và Giao Ước 133–134 anh chị em cảm thấy sẽ giúp lớp học của anh chị em nhiều nhất? Thành tâm cân nhắc các nhu cầu của họ khi anh chị em học tuần này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể viết từ lắng nghe lên trên bảng và mời các học viên viết bên cạnh từ đó các câu từ Giáo Lý và Giao Ước 133–134 mà họ tin rằng chúng ta cần phải lắng nghe trong thời kỳ của chúng ta. Yêu cầu họ chia sẻ ý nghĩ của họ về các câu đó. (Giúp các học viên tập trung vào các nguyên tắc giáo lý thay vì những quan điểm chính trị.)

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 133:1–19; 37–39

Chúa muốn chúng ta chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Ngài.

  • Anh chị em sẽ giúp lớp học của mình như thế nào để hiểu tại sao là điều quan trọng để thánh hóa bản thân mình nhằm giúp người khác chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi? Anh chị em có thể mời các học viên xem lại Giáo Lý và Giao Ước 133:1–19, 37–39 và lập hai bản liệt kê: một bản liệt kê là về lời khuyên bảo của Chúa về cách để thánh hóa bản thân mình và bản liệt kê kia là về cách để chuẩn bị thế gian cho sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi. Theo nghĩa thiêng liêng, ý nghĩa của việc “ra … khỏi Ba Bi Lôn” (câu 5) và “chạy trốn đến Si Ôn” có nghĩa là gì? (câu 12). Để hiểu thêm ý nghĩa của sự thánh hóa, xin xem “Thánh Hóa” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Giáo Lý và Giao Ước 133:19–53

Người ngay chính sẽ vô cùng hân hoan về Ngày Tái Lâm.

  • Trong việc học thánh thư ở nhà, các học viên trong lớp của anh chị em có thể tìm thấy những đoạn có ý nghĩa trong tiết này mà khiến họ trông chờ Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Hãy mời họ chia sẻ các đoạn này. Anh chị em cũng có thể mời cả lớp tra cứu các câu 19–53 theo từng cặp, tìm kiếm những lý do để trông chờ Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi các học viên chia sẻ điều họ tìm được, hãy khuyến khích họ nói về cách Đấng Cứu Rỗi “cứu chuộc họ, và [đã chịu đựng cho] họ và mang họ đi” (câu 53). Đây có thể là một cơ hội tốt để cùng nhau hát một bài thánh ca về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta, như bài thánh ca “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi trang 38). Có “những bài ca về niềm vui vĩnh viễn” (câu 33) nào khác giúp chúng ta cảm thấy “tình yêu thương nhân từ của Chúa [chúng ta]” không? (câu 52).

Giáo Lý và Giao Ước 134

“Các chính phủ được Thượng Đế lập ra vì lợi ích của loài người.”

  • Để giúp các học viên học hỏi từ Giáo Lý và Giao Ước 134, anh chị em có thể để các câu hỏi như sau trong một cái hộp đựng hoặc ở trên bảng: Thượng Đế muốn các chính phủ mang đến lợi ích cho con cái của Ngài như thế nào? Chúng ta cần làm gì nếu luật pháp của thế gian mâu thuẫn với luật pháp của thiên thượng? Là công dân, chúng ta có những bổn phận và trách nhiệm gì? Mời các học viên chọn ra một câu hỏi và sử dụng tiết 134 để tạo ra một câu trả lời. Khuyến khích các học viên tránh nói về những vấn đề hoặc quan điểm cụ thể về chính trị.

  • Để được tự do “thờ phượng gì, bằng cách nào hay ở đâu tùy theo [chúng ta] chọn” (Những Tín Điều 1:11) là một đặc ân mà Chúa muốn tất cả mọi người đều có. Nếu anh chị em cảm thấy lớp học của mình sẽ có lợi ích khi nói về nguyên tắc tự do tôn giáo, thì hãy cân nhắc việc cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 134:4, 7, 9. Các câu này dạy chúng ta điều gì về vai trò của chính phủ trong việc bảo vệ sự tự do tôn giáo? Làm thế nào chúng ta có thể đẩy mạnh sự tự do tôn giáo cho người khác và cho bản thân mình? Các học viên có thể tìm thấy những sự hiểu biết sâu sắc để giúp trả lời câu hỏi này trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các nền tảng của sự tự do tôn giáo.

Anh Cả Robert D. Hales đã dạy rằng:

“Với tư cách là Các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta phải dựa vào và bảo vệ bốn nền tảng của sự tự do tôn giáo.

“Nền tảng đầu tiên là tự do tin tưởng. Không một ai phải bị cá nhân hay chính phủ chỉ trích, ngược đãi, hoặc tấn công vì điều mà người ấy tin về Thượng Đế. …

“Nền tảng thứ hai về sự tự do tôn giáo là quyền tự do chia sẻ đức tin và tín ngưỡng của mình với những người khác.… Là cha mẹ, những người truyền giáo toàn thời gian, và các tín hữu truyền giáo, chúng ta dựa trên quyền tự do tôn giáo để dạy giáo lý của Chúa trong gia đình mình và trên khắp thế giới.

“Nền tảng thứ ba của sự tự do tôn giáo là tự do thành lập một tổ chức tôn giáo, một nhà thờ để thờ phượng một cách hòa thuận với những người khác. Tín điều thứ mười một tuyên bố: ‘Chúng tôi xin đặc ân thờ phượng Đấng Thượng Đế Toàn Năng theo tiếng gọi lương tâm riêng của chúng tôi, và cũng xin dành cho tất cả mọi người có được cùng đặc ân này, để họ thờ phượng gì, bằng cách nào hay ở đâu tùy theo họ chọn.’ …

“Nền tảng thứ tư của sự tự do tôn giáo là quyền được tự do sống theo tôn giáo của mình—tự do sử dụng đức tin không những trong nhà và giáo đường mà còn ở những nơi công cộng nữa” (“Gìn Giữ Quyền Tự Quyết, Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 112).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giảng dạy “lý do tại sao.” “Nếu [các học viên] hiểu được kế hoạch vĩnh cửu của Cha Thiên Thượng là vì hạnh phúc của con cái của Ngài, thì những lý do cho các nguyên tắc phúc âm và các lệnh truyền trở nên rõ ràng hơn và có nhiều động lực để vâng lời hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20).